hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích”.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
5/ HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS kể tên một số truyện cổ tích mà mình biết, yêu cầu HS nêu nhận xét của mình về truyện có tranh và không có tranh minh họa.
- GV cho HS xem tranh minh họa truyện cổ tích và yêu cầu HS thảo luận, nêu nhận xét về: Nội dung, hình vẽ, bố cục, màu sắc trong tranh minh họa.
- GV cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận và tóm tắt lại đặc điểm chính của tranh minh họa.
- HS kể tên một số truyện cổ tích mà mình biết, nêu nhận xét của mình về truyện có tranh và không có tranh minh họa.
- HS thảo luận, nêu nhận xét về: Nội dung, hình vẽ, bố cục, màu sắc trong tranh minh họa.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
I/. Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Tranh minh họa làm cho người đọc hình dung đầy đủ hơn về nội dung, tính cách nhân vật, không gian, thời gian, trang phục… của câu truyện. Hình ảnh, màu sắc, đường nét trong tranh minh họa thường mang cách điệu, tượng trưng cao và giàu chất trang trí. 6/ HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh minh họa. + Hướng dẫn HS tìm hiểu kỹ nội dung.
- GV cho HS xem tranh và phân tích để HS thấy được muốn hấp dẫn người xem cần phải chú ý đến nét đặc trưng và những sự kiện nổi bật của câu truyện để chọn lựa hình ảnh minh họa có lôgích, liên tục tiếp diễn, phù hợp nội dung khiến người xem hiểu rõ hơn về nội dung của truyện.
+ Hướng dẫn HS sắp xếp hình mảng chính phụ.
- GV cho HS nhắc lại kiến thức vẽ tranh đề tài. Qua đó gợi mở cho HS thấy được cách vẽ tranh minh họa cũng cần thực hiện phân mảng chính, phụ để điều
- Quan sát GV hướng dẫn tìm hiểu nội dung để chọn lựa hình ảnh minh họa có lôgích, liên tục tiếp diễn, phù hợp nội dung của truyện. - HS nhắc lại kiến thức vẽ tranh đề tài. II/. Cách vẽ tranh minh họa. 1/. Tìm hiểu kỹ nội dung. 2/. Sắp xếp hình mảng chính phụ.
chỉnh độ to nhỏ của hình tượng làm cho bố cục thêm chặt chẽ và sinh động.
- GV cho HS quan sát tranh và nêu nhận xét về cách xếp mảng ở tranh minh họa.
- GV tóm tắt lại đặc điểm về hình mảng ở tranh minh họa, nhắc lại một số quy tắc bố cục cơ bản và những điều cần tránh khi bố cục tranh.
+ Hướng dẫn HS vẽ hình tượng.
- GV yêu cầu HS xem tranh và nêu nhận xét hình tượng trên tranh ảnh mẫu về: Đặc trưng hình ảnh của tranh minh họa, sự phù hợp giữa hình ảnh và nội dung.
- GV góp ý cho nhận xét của HS và nhắc nhở khi vẽ hình tượng cần theo sát nội dung, thể hiện được tính trang trí và cách điệu của hình ảnh. Chú ý đến tình cảm của mình đối với các hình ảnh trong tranh, tránh vẽ theo tranh mẫu.
+ Hướng dẫn HS vẽ màu.
- GV cho HS nêu nhận xét của mình về màu sắc trong tranh mẫu.
- GV góp ý và nhấn mạnh đến việc dùng màu theo cảm tính của người vẽ, tránh lệ thuộc vào màu sắc của tự nhiên, tuân thủ nguyên tắc trang trí về màu sắc trong tranh minh họa.
- HS quan sát tranh và nêu nhận xét về cách xếp mảng ở tranh minh họa. - Quan sát GV hướng dẫn bố cục tranh.
- HS nêu nhận xét hình tượng trên tranh ảnh mẫu.
- Theo dõi GV phân tích cách vẽ hình tượng. - HS nêu nhận xét của mình về màu sắc trong tranh mẫu. 3/. Vẽ hình tượng. 4/ Vẽ màu.
27 HOẠT ĐỘNG 3:Hướng dẫn HS làm bài tập. Hướng dẫn HS làm bài tập. - Nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp. - GV quan sát và hướng dẫn thêm về cách bố cục và cách diễn tả hình tượng. - HS làm bài tập. III/. Bài tập. - Vẽ từ 2 đến 3 tranh minh họa cho một truyện cổ tích mà em thích. 3/ HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá kết quả học tập. - GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.
- HS nêu nhận xét và xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình.
4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo (1/).
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập.
Ngày soạn: Ngày dạy: