Đầu tư cho thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi thương mại điện tử (Trang 101)

- Có một chiến lược kinh doanh và tiếp thị hiệu quả: bạn phải xác định đối tượng khách hàng của bạn là ai? Làm sao để họ biết tới website của bạn?

14.1.Đầu tư cho thương mại điện tử

BÀI 13: THẢO LUẬN VỀ BẢO MẬT, AN NINH TRÊN MẠNG BÀI 14: HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

14.1.Đầu tư cho thương mại điện tử

Sau bước tiến vượt bậc được ghi nhận trong năm 2006 so với năm 2005, tình hình đầu tư cho thương mại điện tử của doanh nghiệp năm 2007 đa đi vào ổn định.

Khoảng 50% doanh nghiệp được khảo sát dành dưới 5% tổng chi phí hoạt động thường niên cho các ứng dụng CNTT và TMĐT, trên 36% doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư từ 5% đến 15% và gần 14% doanh nghiệp có tỷ lệ này đạt trên 15%.

Hình 14.1 : Chuyển biến trong đầu tư CNTT và TMĐT của doanh nghiệp qua các năm

Nếu năm 2005 chỉ có khoảng 17,5% doanh nghiệp dành trên 5% tổng chi phí hoạt động để đầu tư cho thương mại điện tử, thì trong hai năm 2006 – 2007 số doanh nghiệp này đã chiếm 50% diện đối tượng điều tra. Như vậy, tỷ trọng đầu tư CNTT và TMĐT đang có xu hướng chuyển dịch về mức 5% - 15% là mức trung bình của khu vực.

Không chỉ tăng về tỷ trọng, cơ cấu đầu tư thương mại điện tử trong doanh nghiệp thời gian qua cũng có những bước cải thiện đáng kể. Đầu tư cho phần mềm và đào tạo ngày càng chiếm vị trí quan trọng, với tỷ lệ kết hợp đạt trên 40% tổng đầu tư CNTT và TMĐT của doanh nghiệp trong năm 2007. Nếu năm 2005 đầu tư cho phần cứng còn chiếm tỷ trọng lấn át (bình quân đạt xấp xỉ 77% giá trị đầu tư CNTT và TMĐT của một doanh nghiệp được điều tra) thì đến năm 2007, tỷ lệ này đã giảm xuống mức 55%.

Hình 14.2 : So sánh cơ cấu đầu tư CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp năm 2005 và 2007

Từ những con số thống kê trên, có thể rút ra ba nhận định. Thứ nhất, hạ tầng cho ứng dụng thương mại điện tử tại doanh nghiệp đa cơ bản được ổn định. Nếu năm 2004 và 2005 là giai đoạn đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị CNTT, thì giờ là lúc doanh nghiệp bắt tay vào khai thác các ứng dụng trên nền thiết bị phần cứng này. Thứ hai, tỷ trọng chi phí đào tạo tăng hơn gấp rưỡi trong vòng 2 năm cho thấy doanh nghiệp đa nhận thức rõ vai trò quyết định của yếu tố con người trong bài toán chung về hiệu quả đầu tư TMĐT. Đây là một bước tiến cả về tư duy quản lý cũng như cách tiếp cận của doanh nghiệp đối với vấn đề triển khai ứng dụng thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thứ ba, đầu tư cho phần mềm hầu như không thay đổi (chiếm khoảng 23% tổng giá trị đầu tư CNTT- TMĐT) cho thấy vai trò của phần mềm và giải pháp TMĐT chưa được chú trọng đúng mức, cũng có thể do chi phí phần mềm ở Việt Nam thấp tương đối so với chi phí thiết bị CNTT.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi thương mại điện tử (Trang 101)