Quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa (Supply Chain Management)

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi thương mại điện tử (Trang 49)

- Ở Startsampling.com, bạn có thể kiếm các giải thưởng nhờ thử và phê bình các sản phẩm Địa chỉ này cho phép bạn yêu cầu các mẫu thử miễn phí từ công ty

5.3.3.Quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa (Supply Chain Management)

c. Đấu thầu điện tử(E-procurement)

5.3.3.Quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa (Supply Chain Management)

Chức năng của quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa (SCM) là lập kế hoạch, tổ chức , phối hợp tất cả các hoạt động trong chuỗi cung cấp hàng hóa.Việc tổ chức

hiệu quả các hoạt động của chuỗi cung cấp hàng hóa đem lại thành công lớn cho hầu hết doanh nghiệp thực hiện thương mại điện tử và sự thành công này cũng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của hệ thống thông tin.

Tác dụng của Quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa:

Mục đích của quản lý hệ thống cung cấp hàng hóa là giảm rủi ro trong quá trình cung cấp hàng hóa cho khách hàng,những rủi ro ảnh hưởng tới mức độ tồn kho, vòng đời sản phẩm, quá trình thực hiện và dịch vụ khách hàng.Tất cả những điều này đem lại đóng góp lớn lao về lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh.

Chuỗi cung cấp hàng hóa toàn cầu

Chuỗi cung cấp hàng hóa liên quan tới các nhà cung cấp hoặc khách hàng thuộc nước khác được coi là chuỗi cung cấp toàn cầu.Sự xuất hiện của thương mại điện tử giúp cho quá trình tìm kiếm nhà cung cấp ở các nước khác dễ dàng hơn rất nhiều (ví dụ bằng việc sử dụng đấu thầu điện tử). và việc tìm kiếm khách hàng ở nước khác cũng dễ dàng hơn với chi phí tìm kiếm ít hơn.

Chuỗi cung cấp toàn càu dài hơn và phức tạp hơn. Do đó thông tin trao đổi gữa các bên đôi khi phải thực hiện dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau và phụ thuộc vào từng quy định của mỗi quốc gia. Công nghệ thông tin là phương tiện tối ưu nhất hỗ trợ cho quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa toàn cầu.

Ví dụ như công ty Trade net của Singapore kêt nối người xuất khẩu ,người nhập khẩu, người vận chuyển, cơ quan chính phủ bằng EDI (truyền dữ liệu điện tử). Công nghệ thông tin hỗ trợ chuỗi cung cấp hàng hóa toàn cầu không chỉ thông qua hệ thống EDI, các phương tiện giao tiếp mà còn cung cấp các chuyên gia trực tuyến để kịp thời ứng phó với các khó khăn hoặc thay đổi về quy định. Công nghệ thông tin cũng đồng thời là phương tiện để giúp tìm ra các đối tác kinh doanh phù hợp.

Hộp 5.1. Kế hoạch nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp (ERP) và kế hoạch nguyên liệu (MRP)

Trước đây, rất nhiều hoạt động của chuỗi cung cấp hàng hóa được quản lý bằng tay không hiệu quả. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu sử dụng máy tính vào kinh doanh, máy tính đã ngay lập tức tập trung vào tự động hóa trong chuỗi cugn cấp hàng hóa. Chương trình phần mềm đầu tiên được ra đời trong những năm 1950 và đầu những năm 1960. Chúng hỗ trợ cho các phân khúc ngắn trong chuỗi cung cấp hàng hóa. Ví dụ các chương trình hỗ trợ quản lý tồn kho đến từng mục sản phẩm, lịch trình làm việc của phòng, bảng

lương, quá trình tính tiền, thanh toán. Mục đích chính của nó là cắt giảm chi phí, xúc tiến quá trình kinh doanh và giảm những sai lầm.Những ứng dụng này được thiết lập theo từng chức năng và độc lập với nhau. Nhưng sự độc lập này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Một sự nhận thức lớn nhất là việc phát hiện ra mối quan hệ giữa lịch trình sản xuất liên quan đến quản lý tồn kho và kế hoạch mua sắm. Đầu những năm 1960 thì mô hình kế hoạch nguyên vật liệu(MRP) được phát minh ra. Để sử dụng được mô hình này, thông tin cần phải được cập nhật liên tục, chính vì vậy nó cần sự hỗ trợ của máy tính. Chính điều này đã tạo ra sự ra đời của phần mêm kế hoạch nguyên vạt liệu trọn gói.

Phần mềm trọn gói MRP có tác dụng rất nhiều trường hợp giúp giảm lượng tồn kho và làm cho quản lý chuỗi cung cấp hàng hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên phần mềm chương trình này cũng không làm việc trong mọi tình huống. Một trong những lý do là quá trình lên lịch- quản lý tồn kho và kế hoạch mua hàng liên quan trực tiếp tới kê hoạch tài chính và kế hoạch nhân sự, nguồn lực và kế hoạch này rất khó kiểm soát. Và chính những hạn chế này đã giúp cho Phương pháp MRP mới ra đời: MRP II(kế hoạch nguyên liệu cho sản xuất).

Trong quá trình phát triển này, đã có rất nhiều sự sáp nhập của hệ thống thông tin. Và khái niệm kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp(ERP) ra đời, khái niệm này tập hợp tất cả các hoạt động giao dịch trong kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó thì ERP được mở rộng bao gồm cả nhà cung cấp nội bộ và khách hàng, sau đó thì mở rộng thêm để bao gồm cả nhà cung cấp bên ngoài và khách hàng. Khái niệm này gọi chung là ERP mở rộng.

Cùng với sự ra đời của máy tính ngày càng hiện đại và có nhiều tính năng hơn đã gây ra những thử thách như: làm thế nào để kiểm soát được tất cả các quá trình kinh doanh chính cùng với một kết cấu phần mềm trong một thời điểm tức thời. Giải pháp sáp nhập này được biết đến là kế hoạch nguồn lực cho doanh nghiệp (ERP), kế hoạch này giúp tăng hiệu quả và hoàn thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và tăng lợi nhuận. Ý tưởng ERP là sáp nhập tất cả các phòng ban chức năng trong một công ty vào một hệ thống máy tính và nó có thể phục vụ toàn bộ nhu cầu của doanh nghiệp chứ không chỉ tập trung vào nguồn lực và việclập kế hoạch.

Các công ty đi vào thi trường toàn cầu không chỉ đi tìm người mua hoặc nhà cung cấp mà họ cần thiết phải lập cả nhà máy sản xuất của họ. Lý do chủ yếu mà các doanh nghiệp quyết định đi vào môi trường toàn cầu đó là việc tìm kiếm dễ dàng nguyên vật liệu rẻ, sản phẩm giá rẻ và người lao động với chi phí thấp hơn;sự sẵn có của sản phẩm, nguyên vật liệu mà thị trường trong nước không có; sự hoạt động toàn cầu của hãng; công nghệ cao sẵn có từ nước khác; sự sẵn có của các sản phẩm chất lượng; mật độ cạnh trang cao trên toàn cầu dẫn đến việc kinh doanh cần phải cắt giảm chi phí sản xuất.

Trong quản lý chuỗi cung cấp doanh nghiệp thường gặp phải các vấn đề như rủi ro trong dự đoán nhu cầu của thương mại điện tử, điều này có thể do ảnh hưởng của một vài lĩnh vực như hành vi khách hàng, điều kiện kinh tế , cạnh tranh, giá cả, điều kiện thời tiết, phát triển kỹ thuật, độ tin cậy đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi thương mại điện tử (Trang 49)