- Có một chiến lược kinh doanh và tiếp thị hiệu quả: bạn phải xác định đối tượng khách hàng của bạn là ai? Làm sao để họ biết tới website của bạn?
BÀI 10: THẢO LUẬN VẤN ĐỀ THANH TOÁN QUA MẠNG
Thảo luận về vấn đề thanh toán qua mạng
Từ năm 2005 trở về trước, các website thương mại điện tử Việt Nam chủ yếu chỉ cung cấp thông tin sản phẩm và dịch vụ. Các giao dịch B2C và C2C tự phát triển theo nhu cầu của thị trường một cách nhỏ lẻ do thiếu sự bảo hộ về pháp luật. Lúc đó, cơ sở hạ tầng cho thanh toán điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử chưa được xây dựng. Đến năm 2006, khung pháp lý về thương mại điện tử cơ bản đa hình thành, thanh toán điện tử bắt đầu được nhắc đến, một số ngân hàng tiên phong triển khai thanh toán điện tử nhưng vẫn có tính chất đơn lẻ, manh mún với dịch vụ thanh toán hoá đơn qua ATM, dịch vụ ngân hàng trực tuyến chỉ dừnglại ở tiện ích cung cấp thông tin.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2007, thanh toán điện tử đa có bước phát triển mạnh với một số đặc điểm chính sau:
- Mở rộng đối tượng triển khai và ứng dụng thanh toán trực tuyến: Tháng 2/2007, Công ty Hàng không Cổ phần Pacifi c Airlines và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) cùng triển khai dịch vụ bán vé máy bay qua mạng Internet, áp dụng giải pháp thanh toán điện tử qua thẻ tín dụng. Th áng 4/2007, mạng thanh toán điện tử Công ty Mạng thanh toán Vina (PayNet) ra mắt, cung cấp các giao dịch thanh toán hoá đơn điện nước, Internet, điện thoại, bảo hiểm, v.v... qua máy ATM, điểm chấp nhận thẻ (POS) và ePOS. Dịch vụ Fast-Vietpay của Ngân hàng Kỹ Thương và thẻ đa năng Ngân hàng Đông Á cho phép chủ thẻ thanh toán tiền mua hàng trực tuyến tại một số website. Tháng 10/2007, Công ty Giải pháp thanh toán Việt Nam chính thức cung cấp dịch vụ thanh toán VnTopUp qua điện thoại di động. - Kết nối sâu rộng của các liên minh thẻ: 27 ngân hàng liên kết tạo nên mạng thanh toánSmartlink cùng với việc kết nối thành công của 4 ngân hàng lớn trong Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) đa giúp thị trường thẻ phát triển mạnh và mang lại nhiều tiện ích hơn cho người tiêu dùng. Hai mạng thanh toán này chiếm khoảng 90% thị phần thẻ cả nước đa ký cam kết hợp tác và đang nỗ lực cho ra mắt loại thẻ thanh toán có thể thực hiện mọi giao dịch cần đến thanh toán điện tử.
- Đa dạng hoá các loại hình thanh toán điện tử: các kênh thanh toán điện tử phổ biến bao gồm thanh toán thẻ qua hệ thống ATM/POS, thanh toán trực tuyến qua Internet và thanh
10.1. Yêu cầu của TMĐT đối với hệ thống thanh toán
Luật Giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực từ ngày 01/3/2006, cùng với các nghị định hướng dẫn dưới Luật đa tạo hành lang pháp lý cơ bản để thương mại điện tử đi vào cuộc sống. Trong đó, các nghị định hướng dẫn về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và hoạt động tài chính đa góp phần định hình một hướng phát triển mới cho các lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2005 và 2006, hệ thống thanh toán điện tử yếu kém luôn được doanh nghiệp đánh giá là trở ngại lớn thứ hai đối với phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Các doanh nghiệp tỏ ra khá lúng túng khi muốn triển khai một quy trình ứng dụng thương mại điện tử trọn vẹn trong bối cảnh hệ thống thanh toán điện tử cònyếu. Đồng thời, người tiêu dùng cũng chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về các dịch vụ thanh toán điện tử. Điều này ảnh
hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian qua.
Thực tiễn cho thấy thanh toán điện tử là một điều kiện cần của thương mại điện tử. Th ương mại điện tử khó có thể phát huy được hết ưu điểm của mình khi chưa có hệ thống thanh toán điện tử với năng lực đủ mạnh. Tốc độ phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong những năm qua đang đặt ra nhu cầu về một hệ thống thanh toán điện tử hiện đại để hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng tận dụng tối đa lợi ích của phương thức kinh doanh mới này.
Hơn thế nữa, thanh toán điện tử không chỉ là nhân tố thúc đẩy thương mại điện tử mà còn đóng một vai trò quan trọng trong công tác hiện đại hoá hệ thống thanh toán, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ trong ngành ngân hàng, tài chính tại Việt Nam. Năm 2007 là năm thứ hai trong lộ trình thực hiện Dự án “Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán” của Ngân hàng Nhà nước và cũng là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Do vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại càng trở nên cấp bách để các ngân hàng Việt Nam có thể đứng vững trước những thử thách của quá trình hội nhập.
10. 2. Thực trạng của hoạt động thanh toán