nước Việt Nam.
- Chính phủ và địa phƣơng cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp thu hút đầu tƣ, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế: thực hiện các chính sách ƣu đãi đầu tƣ, xúc tiến mời gọi đầu tƣ, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, bình đẵng đối xử đối với các thành phần kinh tế, xúc tiến thƣơng mại, hỗ trợ xuất khẩu, ổn định chính trị xã hội, mở rộng hợp tác với các nƣớc, tham gia thị trƣờng khu vực và quốc tế...
- Thực hiện các giải pháp ổn định chính sách kinh tế, giảm thiểu rủi ro về môi trƣờng kinh doanh cho doanh nghiệp tƣ nhân, hộ kinh doanh cá thể: Ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách lãi suất, tiền tệ, thuế quan; giảm thấp lạm phát; cân bằng ngân sách, cán cân xuất nhập khẩu; chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, bảo vệ bản quyền; cải cách thủ tục hành chính một cách có hiệu quả.
Đáp ứng kịp thời các nhu cầu đăng ký công nhận tài sản của công dân và doanh nghiệp: cấp phép, đăng ký, lập hồ sơ hoàn công, cấp giấy chứng nhận sở hữu; tạo điều kiện thuận lợi và hành lang pháp lý đầy đủ cho các thị trƣờng đất đai, bất động sản, chuyển nhƣợng doanh nghiệp, giấy tờ có giá, sản phẩm trí tuệ... giúp cho việc luân chuyển vốn của các nhà đầu tƣ trở nên dễ dàng hơn.
- Đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống pháp luật tạo hành lang pháp lý ổn định, đồng bộ, có hiệu lực và minh bạch. Phát triển một thị trƣờng kinh tế bình đẳng cho tất cả thể nhân, pháp nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Tiếp tục hoàn thiện 2 bộ luật về ngân hàng đáp ứng đƣợc các yêu cầu hội nhập, theo hƣớng các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đƣợc phép kinh doanh những gì mà pháp luật
80
không cấm. Khẩn trƣơng nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh những nghiệp vụ tài chính mới đã đƣợc quy định trong các hiệp định thƣơng mại quốc tế song phƣơng, đa phƣơng.
Chính phủ cần có giải pháp đảm bảo thực thi các cam kết với các tổ chức tài chính quốc tế nhƣ WB, IMF, ADB theo các Hiệp định tín dụng đã ký kết, trong đó có việc tăng cƣờng năng lực tài chính cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn các nội dung, cam kết trong lĩnh vực ngân hàng tài chính về các Hiệp định quốc tế. Tổ chức rà soát các văn bản pháp luật cũng nhƣ các cơ chế, chính sách liên quan đến việc thực thi các cam kết quốc tế trong lĩnh vực thƣơng mại, ngân hàng.
Chính phủ nên tăng thêm quyền chủ động cho các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc về tiền lƣơng, thƣởng và thuê mƣớn lao động. Chính sách thù lao cho ngƣời lao động ảnh hƣởng có tính quyết định đối với chất lƣợng đội ngũ cán bộ. Tiền lƣơng phản ánh đúng hiệu quả công việc của ngƣời lao động sẽ có tác dụng khuyến khích nhân viên ngân hàng nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả công tác; nâng cao trình độ nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm với công việc.
Đối mới hoạt động của hệ thống NH Nhà nƣớc. Nên tách ngân hàng trung ƣơng ra khỏi chính phủ, trở thành đầu mối thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Đổi mới hoạt động thanh tra ngân hàng Nhà nƣớc, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy theo chuẩn mực quốc tế. Phát triển đội ngũ thanh tra đủ về số lƣợng, trình độ và đạo đức nghề nghiệp để giám sát rủi ro.
Điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trƣờng, sử dụng rộng rãi các công cụ nghiệp vụ thị trƣờng mở, chiết khấu, hoán đổi ngoại tệ, thấu chi, nghiệp vụ tiền gửi, nghiệp vụ tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc... để điều hành tiền tệ và lãi suất.