Các kênh phân phối dịch vụ NHBL:

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 26)

Trong quá trình hoạt động của ngân hàng thƣơng mại nói chung, kênh phân phối đóng vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố làm nên thành công trong cuộc chạy đua cạnh tranh ngày càng gay gắt về cung cấp các sản phẩm dịch cụ cho khách hàng. Vậy kênh phân phối là gì? Đó là phần gắn kết ngân hàng với thị trƣờng, kênh phân phối là một cấu phần tất yếu phải có trong quá trình sống của ngân hàng, đó là phạm trù mô tả cách thức ngân hàng tiếp cận với thị trƣờng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tới khách hàng. Hiện nay, các ngân hàng dều lựa chọn cách tiếp cận với khách hàng thông qua các kênh phân phối phù hợp với những lợi thế sắn có của riêng mình bao gồm:

- Hệ thống các chi nhánh:

Hệ thống chi nhánh là kênh phân phối truyền thống của hầu hết các ngân hàng thể hiện ở số lƣợng các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc đƣợc phân bổ theo địa lý lãnh thổ, nhằm đƣa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ xuống

tận tay ngƣời tiêu dùng, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, phục vụ tốt hơn cho việc lƣu thông tiền tệ. Đối với hoạt động của hệ thống Vietcombank, kênh phân phối này ngày càng chứng tỏ vai trò hữu hiẹu trong việc gắn kết ngân hàng với khách hàng.

- Internet banking:

Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, internet banking ra đời là một tất yếu nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong thời đại “kỹ thuật số” nhƣ hiện nay. Vietcombank đã sử dụng wedside nhƣ một kênh phân phối sản phẩm cho ngân hàng. Đây là kênh phân phối mang lại hiệu quả cao trong giao dịch với khách hàng ở hiện tại và cả tƣơng lai về không gian, thời gian và mức phí bởi khách hàng có thể thực hiện các dịch vụ ngân hàng 24h/ngày và 7ngày/tuần tại bất cứ nơi đâu có kết nối internet. Qua internet, khách hàng sẽ đƣợc cung cấp thông tin về các dịch vụ ngân hàng, tình hình tài chính, các thủ tục hƣớng dẫn giao dịch với ngân hàng, hệ thống mạng lƣới chi nhánh, máy ATM trên toàn quốc, tiện ích nhất là khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch chuyển tiền, gửi tiết kiệm, thanh toán hóa đơn…

- Phone banking:

Phone banking là kênh phân phối cung cấp các dịch vụ ngân hàng tới khách hàng thông qua điện thoại. Khi khách hàng kết nối tới ngân hàng, thông qua việc sử dụng cấu trúc thƣ mục voice, khách hàng có thể lựa chọn các dịch vụ ngân hàng theo mong muốn của mình.

Việc sử dụng phone banking có thể đem lại cho khách hàng các tiện ích nhƣ: nhắn tin số dƣ tài khoản, nhận thông tin về các khoản tín dụng, các kỳ hạn gửi tiền, nhận các bản fax về sao kê tài khoản, chuyển tiền giữa các tài khoản,…

ATM là kênh giao dịch rất quan trọng của một ngân hàng hiện đại, có ý nghĩa làm bƣớc đệm để ngân hàng quảng bá thƣơng hiệu và gắn liền với sự phát triển với các kênh giao dịch khác, với ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhƣ: internet banking, mobile banking,…ATM với lợi thế về thời gain phục vụ 24h/ ngày và 7ngày/tuần cùng với khả năng đáp ứng nhiều dịch vụ tiện ích sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng mới.

Đối với POS, đây là điểm bán hàng chấp nhận thanh toán bằng tiền điện tử đƣợc phát hành bởi các tổ chức phát hành, thƣờng là các ngân hàng. Đứng dƣới góc độ ngân hàng mà nhìn nhận lại thì POS giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong giao dịch, tạo nét văn minh trong chi trả, tạo nguồn thu hút khách hàng cho cả ngân hàng lẫn các điểm POS.

- Fax:

Fax là phƣơng tiện thông dụng đƣợc áp dụng trong hệ thống ngân hàng bán lẻ để khách hàng liên hệ với ngân hàng yêu cầu phục vụ cho giao dịch thông dụng. Do tính bảo mật không cao nên hình thức này chỉ áp dụng cho các giao dịch vấn tin. Vì vậy, các giao dịch liên quan đến vấn đề tài chính của khách hàng nhƣ: chuyển tiền, thanh toán hóa đơn,….không đƣợc chấp nhận kênh giao dịch này.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)