Từ nay đến năm 2020, dự báo kinh tế thế giới vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, thƣơng mại toàn cầu có sự phục hồi nhƣng chậm, tăng trƣởng kinh tế đƣợc dự báo sẽ không cao hơn nhiều so với năm 2013. Là một nền kinh tế có độ mở lớn. đã hội nhập sâu rộng với thế giới nên chắc chắn tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ chịu tác động không nhỏ từ những biến động của kinh tế thế giới. Mặc dù năm 2013 đƣợc đánh giá là năm bản lề để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 - 2015, nhƣng Chính phủ vẫn chủ trƣơng tăng cƣờng ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trƣởng kinh tế cao hơn năm 2012. Vì vậy, trong những năm tiếp theo, khả năng kinh tế Việt Nam sẽ trở lại với đà tăng trƣởng tốt, tốc độ tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc, nhƣng sẽ khó có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế.
Trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, tại Quyết định số 254/QĐ- TTg ngày 01/03/2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011- 2015. Theo đó, mục tiêu trọng tâm là lành mạnh hóa tình hình tài chính và củng cố lại năng lực hoạt động của các TCTD, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD, nâng cao trật tự, kỷ cƣơng và nguyên tắc thị trƣờng trong hoạt động ngân hàng. Xu hƣớng sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD hoặc tăng cƣờng hợp tác chiến lƣợc với các đối tác trong và ngoài nƣớc để tận dùng nguồn lực tài chính, năng lực
quản trị điều hành sẽ diễn ra mạnh mẽ trong năm 2012, năm 2013 và tiếp tục trong các năm tiếp theo. Trong bối cảnh đó, các NHTM sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách, nhƣng cũng có không ít cơ hội tiềm ẩn.
Cơ hội:
- Quá trình cơ cấu lại hệ thống NHTM trong những năm tới sẽ là cơ hội phát triển tốt cho những ngân hàng lớn đang có hoạt động ổn định, lành mạnh, có năng lực tài chính, năng lực quản trị tốt. Thông qua việc mua bán, sáp nhập với những TCTD có quy mô nhỏ hơn, có năng lực tài chính hạn chế, các ngân hàng lớn có khả năng tăng trƣởng nhanh về quy mô hoạt động, chiếm lĩnh thị trƣờng. Bên cạnh đó, các ngân hàng tốt cũng có nhiều thuận lợi trong việc thu hút, phát triển tập KH của mình. Thực tế cho thấy, trong thời gian vừa qua xuất hiện xu hƣớng các doanh nghiệp tốt rời bỏ những ngân hàng nhỏ, yếu kém để chủ động tìm kiếm, thiết lập quan hệ với các ngân hàng có năng lực tài chính, hoạt động an toàn, chuyên nghiệp và bài bản.
- Mảng KHCN là phân đoạn thị trƣờng có tiềm năng phát triển mạnh nhất. Tỷ lệ thu nhập từ DVBL hiện nay chiếm bình quân 6-12% trong tổng doanh thu của các ngân hàng (tỷ lệ này ở các nƣớc phát triển chiếm khoảng 50%). Với dự báo tốc độ tăng trƣởng của phân khúc thị trƣờng này sẽ ở mức khoảng 30-40%/năm trong những năm tới đây, rõ ràng đây là khu vực đầy tiềm năng để các ngân hàng có thể tập trung khai thác.
- Mảng KH doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là phân khúc KH đầy tiềm năng, bởi lẽ số lƣợng các doanh nghiệp đã tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua (hiện có khoảng trên 600.000 DNNVV đang hoạt động), và hiện nay cũng chƣa có một ngân hàng nào thống lĩnh mảng thị trƣờng này.
- Hoạt động thâm nhập thị trƣờng ngân hàng còn thấp ở Việt Nam, thậm
chí khi so sánh với các nuớc có thu nhập đầu ngƣời tƣơng tự. Học hỏi từ các thị trƣờng khác cho thấy tiềm năng đáng kể để tăng trƣởng trong tƣơng lai.
- Quá trình hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam tận dụng vốn, công nghệ, nguồn nhân lực từ các nhà đầu tƣ là các định chế tài chính hàng đầu trên thế giới. Đồng thời, mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác trong kinh doanh với các đối tác nƣớc ngoài, từ đó nâng cao vị thế và uy tín, hình ảnh của các ngân hàng trong nƣớc trên trƣờng quốc tế.
Thách thức:
- Ƣu tiên của Chính phủ trong thời gian tới vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô, trên cơ sở điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ và linh hoạt. Trong những năm tới. dự báo NHNN vẫn sẽ kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trƣởng tín dụng của nền kinh tế, và điều này có ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả hoạt động của các NHTM, khi mà nguồn thu từ lãi tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu từ hoạt động của ngân hàng.
- Thị trƣờng ngân hàng Việt Nam có tính cạnh tranh rất cao. Hiện tại có tất cả 94 NHTM đang hoạt động, cụ thể: 1 NHNN, 43 ngân hàng TMCP, 5 ngân hàng liên doanh và 45 ngân hàng nƣớc ngoài (40 chi nhánh và 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài). Trong đó, các ngân hàng có uy tín trên thế giới nhƣ HSBC, ANZ, Citibank… với kinh nghiệm lâu năm cùng tiềm lực tài chính, năng lực quản trị điều hành và công nghệ thực sự tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các ngân hàng trong nƣớc.
- Cũng do tác động của quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải chịu tác động rất lớn từ những biến động của thị trƣờng tài chính thế giới. Ví dụ nhƣ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã gây ra những ảnh hƣởng rất lớn tới hoạt động của hệ thống NHTM tại Việt Nam, số lƣợng các ngân hàng đại lý và ngân hàng có quan hệ tài khoản với các giảm xuống. Khủng hoảng tài chính thế giới cũng kéo theo kim ngạch xuất nhập khẩu của các nƣớc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng giảm mạnh, tác động trực tiếp tới các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng.
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và những ứng dụng của công nghệ cao trong hoạt động ngân hàng cũng đem lại không ít rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là mảng thanh toán và kinh doanh thẻ,