Vài nét về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 41)

2.1.1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động:

Ngày 01/4/1963, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam chính thức thành lập theo quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành; đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Thực hiện mở rộng mạng lƣới hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thƣơng Hà Tĩnh đƣợc thành lập theo quyết định số 68/QĐ-NH5 do Ngân hàng nhà nƣớc cấp ngày 27/3/1993 (là thành viên thứ 17) với khởi đầu rất nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn con ngƣời. Ngày 02/6/2008, Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần, đổi tên thành Ngân hàng TMCP ngoại thƣơng Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại, bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Hà Tĩnh (Vietcombank Hà Tĩnh) bao gồm Chi nhánh và mạng lƣới 8 phòng giao dịch.

Hình 2.1: Cơ cấu Bộ máy tại Chi nhánh.

(Nguồn: Tập san “VCB Hà Tĩnh – 20 năm trưởng thành và phát triển”)

Hình 2.2: Mạng lưới Phòng Giao dịch.

(Nguồn: Tập san “VCB Hà Tĩnh – 20 năm trưởng thành và phát triển”)

Việc mở rộng mạng lƣới phòng giao dịch là một bƣớc đi trong chiến lƣợc phát triển dịch vụ NHBL của Vietcombank Hà Tĩnh, nó sẽ tạo điều kiện phát triển mạng lƣới khách hàng. Các phòng giao dịch đặt tại trung tâm các thị trấn, những nơi kinh tế tƣơng đối phát triển là đầu mối trong công tác huy động vốn và cho vay cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên từng địa bàn.

2.1.2. Một số thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh:

- Thuận lợi: Ban Giám đốc Phòng Khách hàng Doanh Nghiệp Phòng Khách hàng Thể nhân Phòng Quản lý nợ Phòng Kế toán thanh toán Phòng Kinh doanh dịch vụ Phòng Ngân Quỹ Phòng Hành chính nhân sự Phòng Kiểm tra nội bộ Tổ Tổng hợp Chi nhánh PGD Kỳ Anh PGD Vũng Áng PGD Tân Giang PGD Cẩm Xuyên PGD Phan Đình Phùng PGD Can Lộc PGD Đức Thọ PGD Hƣơng Sơn

Hà Tĩnh là vùng đất giàu tiềm năng kinh tế và truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc; với 137km bờ biển và nhiều cảng, hệ thống giao thông thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Việc triển khai hàng loạt dự án trọng điểm quốc gia nhƣ: dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Khu Liên hợp luyện thép và cảng nƣớc sâu Sơn Dƣơng, trung tâm nhiệt điện Vũng áng, khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo…tạo điều kiện thuận lợi đƣa kinh tế tỉnh nhà có bƣớc phát triển khá, tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2009-2013 đạt gần 10%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, đời sống nhân dân không ngừng đƣợc nâng lên.

Vietcombank Hà Tĩnh là một trong những ngân hàng đƣợc đánh giá là có công nghệ hiện đại, cơ sở vật chất đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trƣởng thành, Vietcombank Hà Tĩnh đã xây dựng đƣợc thƣơng hiệu riêng, xứng đáng là nơi gửi gắm niềm tin của khách hàng, góp phần vào sự phát triển của “ngôi nhà chung Vietcombank”. So sánh với các ngân hàng trên địa bàn, Vietcombank Hà Tĩnh có lợi thế lớn về nguồn nhân lực đƣợc đào tạo bài bản (trên 90% đạt trình độ đại học) với cơ cấu lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn. Điều này tạo thuận lợi lớn trong việc tiếp thu những quy trình, sản phẩm mới cũng nhƣ khả năng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng.

- Khó khăn:

Điểm xuất phát thấp, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, cộng với chịu ảnh hƣờng của suy thoái kinh tế toàn cầu…, Hà Tĩnh đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trên con đƣờng phát triển. Hơn nữa, vùng đất này có sự phân chia giữa hai miền: miền núi và đồng bằng, ở vùng miền núi phân bố dân cƣ rất phân tán, kinh tế kém phát triển (ngoại trừ một số thị trấn khá phát triển: Hƣơng Sơn, Tây Sơn, Hƣơng Khê) nên rất khó khăn trong việc phát triển mạng lƣới đến các địa bàn này.

Khi ngày càng nhiều ngân hàng xuất hiện, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn buộc các ngân hàng phải có chiến lƣợc đúng đắn mới có thể tồn tại và phát triển đƣợc.

Một đặc điểm chi phối lớn đến khả năng phát triển dịch vụ NHBL tại Vietcombank Hà Tĩnh là tâm lý thích sử dụng tiền mặt của phần lớn bộ phận dân cƣ. Việc tiếp cận với các công nghệ hiện đại hầu nhƣ mới phát triển ở địa bàn thành phố, còn ở các huyện hầu nhƣ chỉ dừng lại ở một bộ phận nhỏ.

Nguồn nhân lực trẻ là lợi thế nhƣng nhƣợc điểm của nó là thiếu kinh nghiệm trong xử lý công việc, hạn chế trong khâu ứng xử và vốn sống, nhiều lúc còn chƣa mạnh dạn trong việc đƣa ra ý tƣởng mới…

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại NHTMCP Ngoại thƣơng Hà Tĩnh Tĩnh

Để góp phần hoàn thành chiến lƣợc kinh doanh của NHTMCP ngoại thƣơng Việt Nam và định hƣớng phát triển chi nhánh Hà Tĩnh trở thành NHBL hàng đầu trên địa bàn, Vietcombank Hà Tĩnh đã đƣa đƣợc các sản phẩm dịch vụ NHBL đến với khách hàng khá thành công trong thời gian gần đây.

Chỉ xét riêng về nhóm sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân, hiện tại Vietcombank Hà Tĩnh đã triển khai 6 nhóm dịch vụ với các gói sản phẩm đa dạng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng:

Bảng 2.1: Sản phẩm dịch vụ dành cho cá nhân tại Vietcombank Hà Tĩnh

TT Nhóm sản phẩm dịch vụ

1

Tài khoản cá nhân

- Tiền gửi thanh toán

- Tiền giao dịch chứng khoán

- Thẻ ghi nợ nội địa (Vietcombank Connect24)

- Thẻ ghi nợ quốc tế (Vietcombank Mastercard, Vietcombank Connect 24 Visa) - Thẻ tín dụng quốc tế (Vietcombank American Express, Bông sen vàng…)

3 Huy động vốn - Tiết kiệm thƣờng - Tiết kiệm tự động 4 Chuyển và nhận tiền

- Chuyển tiền đi nƣớc ngoài - Nhận tiền từ nƣớc ngoài

- Chuyển tiền nhanh MoneyGram - Nhận tiền REM

- Chuyển tiền trong nƣớc

5

Cho vay cá nhân

- Cho vay cá nhân (vay thế chấp QSDD, sổ tiết kiệm…) - Cho vay cán bộ công nhân viên

- Cho vay cán bộ quản lý điều hành - Cho vay mua nhà dự án

- Cho vay mua ôtô

- Thấu chi tài khoản cá nhân

6

Ngân hàng điện tử

- Ngân hàng trực tuyến VCB - iB@nking

- Ngân hàng qua tin nhắn VCB - SMS B@nking - Ngân hàng 24x7 VCB – Phone B@nking

(Nguồn: Báo cáo tổng kết dịch vụ năm 2013 – Vietcombank Hà Tĩnh)

Đối với nhóm sản phẩm bán lẻ truyền thống, nét điển hình của Vietcombank Hà Tĩnh đƣợc thể hiện ở sự chú trọng tới việc gia tăng các tiện ích cho khách hàng và phân đoạn khách hàng nhằm thiết kế những sản phẩm phù hợp.

- Đối với mảng tiền gửi:

Công tác huy động vốn đƣợc xác định là mục tiêu hàng đầu có tính chiến lƣợc, quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Bằng nhiều biện pháp tích

cực, sáng tạo, năng động, nhiều hình thức huy động phong phú, phù hợp với cơ chế thị trƣờng, Chi nhánh đã thu hút đƣợc khối lƣợng vốn nhàn rỗi khá lớn trong dân cƣ để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế trên địa bàn. Các chƣơng trình huy động tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi có thƣởng hoặc cách tính lãi linh hoạt (lãi bậc thang, lãi định kỳ) đƣợc thiết kế cho phép khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu, tạo sức hấp dẫn với các sản phẩm truyền thống. NHTMCP ngoại thƣơng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cho phép khách hàng hàng có thể gửi tiền ở một nơi và thực hiện rút tiền ở bất kỳ điểm giao dịch nào thuộc hệ thống trên toàn quốc. Thời gian qua, mặc dù chịu ảnh hƣởng của các chính sách tiền tệ, cộng với sự cạnh tranh qua các kênh đầu tƣ hấp dẫn khác (vàng, bất động sản…) nhƣng Vietcombank Hà Tĩnh vẫn duy trì và tăng trƣởng về nguồn vốn huy động, đảm bảo tính thanh khoản và giữ vững niềm tin đối với khách hàng.

Có thể thấy đƣợc những thành công trong công tác huy động vốn của Vietcombank Hà Tĩnh qua số liệu tăng trƣởng nguồn vốn huy động trong những năm qua.

Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động qua các năm của Vietcombank Hà Tĩnh Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nguồn vốn huy động 1.735 2.265 2.822 3.288

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm - Vietcombank Hà Tĩnh)

Với thực trạng thị trƣờng huy động vốn cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trong thời gian vừa qua, hầu hết các ngân hàng đã đƣa ra nhiều hình thức huy động tiền gửi có khuyến mãi phong phú nhằm giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm thêm khách hàng mới. Lãi suất là một trong những yếu tố ảnh hƣởng

đến quyết định khách hàng, tuy nhiên, khi so sánh mặt bằng lãi suất huy động, Vietcombank Hà Tĩnh vẫn thấp hơn so với các ngân hàng ngoài khối NHTMCP nhà nƣớc nên yếu tố chất lƣợng dịch vụ chăm sóc khách hàng cần phải đƣợc phát huy. Điều này phụ thuộc lớn vào những kỹ năng mềm của các cán bộ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Thời gian qua, Chi nhánh đã thực hiện các chính sách chăm sóc thƣờng xuyên đối với những khách hàng có số dƣ tiền gửi lớn; tiếp cận khách hàng để tìm hiểu về vòng quay và nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi, đƣa ra những chính sách và kỳ hạn linh hoạt để thuyết phục khách hàng gửi tiền. Thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng phòng ban, từng cán bộ; đồng thời thƣờng xuyên giám sát, đôn đốc thực hiện một cách nghiêm túc.

- Đối với mảng thẻ:

Sau gần 15 năm kể từ ngày đƣa vào sử dụng hệ thống máy ATM và chiếc thẻ ghi nợ nội địa đầu tiên của Việt Nam mang thƣơng hiệu Vietcombank Connect 24 (năm 2002), hiện nay cơ cấu thẻ của NHTMCP ngoại thƣơng đã đầy đủ, hoạt động thanh toán và phát hành thẻ luôn đƣợc song song chú trọng với công tác chăm sóc khách hàng. Phát huy thế mạnh là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán 7 loại thẻ quốc tế là Visa, MasterCard, Amex, JCB, Diners Club, CUP, DiscoverCard và là ngân hàng độc quyền thanh toán thẻ Amex trong lãnh thổ Việt Nam;Vietcombank Hà Tĩnh đã đẩy mạnh triển khai mảng thẻ quốc tế trong thời gian vừa qua. Thực hiện chỉ thị 20 của Thủ tƣớng Chính phủ “V/v trả lƣơng qua tài khoản cho các đối tƣợng hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc”, đến nay đã có 93 đơn vị thực hiện trả lƣơng qua tài khoản tại chi nhánh. Có thể nói, thành công này đã góp phần đáng kể vào chiến lƣợc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt chung của đất nƣớc.

Bảng 2.3: Số lượng phát hành và doanh số thanh toán thẻ Đơn vị: cái Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 1. Số lƣợng thẻ phát hành Trong đó:

- Thẻ ghi nợ nội địa - Thẻ ghi nợ quốc tế - Thẻ tín dụng 11.662 11.364 173 125 13.154 12.460 322 372 16.393 15.445 481 467 2. Doanh số thanh toán thẻ (tỷ đồng) 9,99 17,53 23,6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm – Vietcombank Hà Tĩnh)

Bên cạnh đó, Vietcombank Hà Tĩnh tiến hành lắp đặt thêm các máy ATM tại các điểm trên địa bàn: năm 2013, đƣa vào sử dụng 03 máy đƣa số máy trên địa bàn lên 23 máy và 37 máy POS (máy cà thẻ tại các điểm mua sắm)…nhằm tạo điều kiện ngày càng tốt hơn về dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Ngoài việc sử dụng máy ATM của hệ thống Vietcombank, nhờ sự liên kết trong liên minh thẻ các ngân hàng đƣợc ứng dụng trong mấy năm trở lại đây, khách hàng có thể giao dịch rút tiền nhanh chóng ở rất nhiều địa điểm.

- Đối với mảng cho vay cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Để thực hiện chiến lƣợc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong hoạt động tín dụng, Vietcombank Hà Tĩnh đã hƣớng dần về đối tƣợng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công tác phân đoạn thị trƣờng đã và đang đƣợc xúc tiến mạnh mẽ đựa trên việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thị trƣờng một cách sâu sắc với mục tiêu tạo ra các sản phẩm đặc trƣng cho từng đối tƣợng khách hàng (tuỳ vào nơi công tác, vị trí, thu nhập, ngành nghề…). Từ những hoạt động cho vay cá nhân nhỏ lẻ ban đầu, trải qua thời gian, các sản phẩm tiền vay từng bƣớc đƣợc chuẩn hoá thành nhóm sản phẩm cho từng

phân đoạn khách hàng cụ thể nhƣ "Cho vay Cán bộ quản lý điều hành", "Cho vay cán bộ công nhân viên", "Cho vay mua nhà Dự án", "Cho vay mua ô tô", “Cho vay du học”, "Cho vay đối với hộ gia đình" v.v…Tỷ trọng dƣ nợ cho vay đối với cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hƣớng tăng lên trong các năm qua, đi liền với đó là việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Bảng 2.4: Tỷ trọng cho vay cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chỉ tiêu Năm

2011 2012 2013

1. Dƣ nợ cho vay cá nhân(tỷ đồng) 435 546 772,6

2. Tổng dƣ nợ (tỷ đồng) 2.252 2.333 2.771

3. Tỷ trọng trong tổng dƣ nợ (%) 19,3 23,4 27,9

4. Nợ xấu/Tổng dƣ nợ (%) 3,89 1,03 3,46

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ - Vietcombank Hà Tĩnh)

Đối với mảng tín dụng, quy trình thẩm định và hồ sơ vay của Vietcombank Hà Tĩnh rất chặt chẽ, điều này đảm bảo tính an toàn trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong những lĩnh vực trọng điểm của tỉnh nhà: xây dựng, thƣơng mại, thuỷ hải sản…, do nắm bắt đƣợc xu hƣớng phát triển cũng nhƣ sát sao trong việc theo dõi các nguồn tiền về, việc thu hồi vốn đƣợc Vietcombank Hà Tĩnh thực hiện một cách nhanh chóng, tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp. Bên cạnh đó, thời gian qua Vietcombank Hà Tĩnh đã thực hiện tốt các chủ trƣơng của nhà nƣớc về hỗ trợ doanh nghiệp qua các gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, trung dài hạn. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn, đi vào ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Việc thẩm định mục đích các khoản vay hỗ trợ lãi suất phù hợp với quy định của nhà nƣớc, qua quá trình thanh kiểm tra không có tình trạng doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích để nhằm trục lợi.

Từ tháng 10/2010, Vietcombank Hà Tĩnh đƣa vào triển khai sản phẩm bảo an tín dụng dành cho khách hàng cá nhân. Theo đó, cá nhân vay vốn tại ngân hàng đƣợc cán bộ khách hàng tƣ vấn bán bảo hiểm cho khoản vay, bên bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm trả nợ cho khách hàng trong trƣờng hợp khách hàng gặp sự kiện bảo hiểm. Việc hợp tác với Công ty bảo hiểm nhân thọ Vietcombank – Cardif trong việc kết hợp giữa nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng với nhóm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (bancassurance) mang lại lợi ích cho cả hai bên, phù hợp với xu thế của thế giới.

- Đối với mảng chuyển tiền:

Bằng việc thiết lập quan hệ đại lý với hơn 1500 ngân hàng trên thế giới và ký hợp đồng với tổ chức chuyển tiền nhanh quốc tế MoneyGram, Vietcombank Hà Tĩnh luôn trong danh sách dẫn đầu địa bàn về doanh số kiều hối trong hàng chục năm qua. Với lợi thế an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm thiểu chi phí, mảng chuyển tiền tại Vietcombank Hà Tĩnh đã bƣớc đầu đáp ứng mục tiêu đặt ra, chi trả kiều hối năm 2013 đạt 32,73 triệu USD.

- Đối với mảng ngân hàng điện tử:

Cùng với dịch vụ thẻ, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến nhƣ internet banking (VCB-iBanking), SMS banking và thanh toán hoá đơn tự động (billing payment) đã và đang đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích, góp phần củng cố hình ảnh một Vietcombank năng động trong ứng dụng công nghệ hiện đại. Từ năm 2001, khách hàng đã có thể sử dụng dịch vụ VCB-iBanking với chức năng truy vấn thông tin tài khoản và hiện nay, bằng việc hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ, Vietcombank gia tăng tiện ích cho khách hàng với các giao dịch chuyển khoản, thanh toán các hoá đơn dịch vụ…Chính việc gia tăng tiện ích đã giúp số lƣợng khách hàng sử dụng VCB-iBanking của Vietcombank tăng rất đáng kể. Dịch vụ VCB – SMS Banking cũng nhận đƣợc sự đón nhận rất tích cực từ phía khách hàng, việc triển khai dịch vụ nhắn tin

chủ động khi có sự thay đổi số dƣ tài khoản tạo thuận lợi rất lớn cho khách

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)