Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển dịch vụ NHBL tại các

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 32)

NHTM

- Tính bền vững của nguồn thu

Khi cung cấp các dịch vụ NHBL thì việc có các nguồn thu ngắn hạn sẽ lớn hơn rất nhiều, cả về lãi suất và chi phí cung cấp dịch vụ. Điều này tạo ra tính ổn định cho nguồn thu của các NHTM. Kinh tế ngày càng phát triển, mức sống ngƣời dân ngày càng cao; ngân hàng nào có tỷ trọng thu từ dịch vụ cũng nhƣ các nguồn thu từ sản phẩm khác dành cho cá nhân cao càng chứng tỏ khả năng phát triển dịch vụ NHBL. Doanh số và lợi nhuận là chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh giá sự phát triển dịch vụ NHBL, doanh số hoạt động càng lớn tức là lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ NHBL ngày càng cao, thị phần bán lẻ càng nhiều; lợi nhuận càng lớn chứng tỏ hiệu quả của việc phát triển dịch vụ NHBL càng cao.

- Hiệu quả của công tác huy động vốn và tín dụng

Mấy năm trở lại đây, các cơn “sốt lãi suất huy động” liên tiếp diễn ra, cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng, áp lực về tính thanh khoản cũng nhƣ để giữ chân khách hàng khiến không ngân hàng nào có thể đứng ngoài cuộc. Trong cuộc đua đó, ngân hàng nào có chiến lƣợc và hƣớng đi đúng đắn sẽ giành đƣợc thắng lợi. Thực hiện tốt công tác huy động vốn giúp ngân hàng đảm bảo tính thanh khoản, tạo niềm tin cho khách hàng. Bên cạnh đó, cần phải duy trì các chỉ tiêu đảm bảo an toàn, tỷ lệ nợ xấu…

Chỉ tiêu Dƣ nợ/Vốn huy động: phản ánh ngân hàng cho vay đƣợc bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chƣa. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì

ngân hàng chƣa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chƣa tốt. Ngƣợc lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chƣa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.

- Sự gia tăng số lượng khách hàng và thị phần:

Chỉ tiêu thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Trong nền kinh tế thị trƣờng thì “khách hàng là thƣợng đế” vì chính khách hàng mang lại lợi nhuận và sự thành công cho doanh nghiệp, hay nói cách khác hơn thì chính khách hàng trả lƣơng cho ngƣời lao động. Lĩnh vực ngân hàng cũng không ngoại lệ, một ngân hàng càng hoạt động tốt bao nhiêu thì càng thu hút đƣợc nhiều khách hàng bấy nhiêu. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay thì mỗi ngân hàng đều không ngừng nâng cao vị thế của mình tạo ra một hình ảnh tốt để mở rộng thị phần.

- Ứng dụng tiến bộ công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng:

Dịch vụ NHBL chỉ đƣợc thực hiện nhờ công nghệ thông tin, đây là tiền đề quan trọng để lƣu giữ và xử lý cơ sở dữ liệu tập trung, cho phép thực hiện các giao dịch trực tuyến (tra cứu số dƣ, chuyển tiền, thanh toán hoá đơn…). Nhờ khả năng trao đổi thông tin tức thời, công nghệ thông tin góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản trị ngân hàng, tạo điều kiện thực hiện mô hình xử lý tập trung các giao dịch, tiết giảm đáng kể chi phí giao dịch. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại sẽ cho phép khai thác dữ liệu một cách nhất quán, nhanh chóng, chính xác.

- Khả năng tạo ra sản phẩm, dịch vụ:

Trong lĩnh vực ngân hàng, khả năng sao chép, bắt chƣớc sản phẩm dịch vụ khá cao, khó phân biệt đƣợc ƣu thế riêng nên càng cần thiết không ngừng đổi mới, sáng tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng. Để làm đƣợc điều này gắn liền với sự phát triển của công nghệ

thông tin ngân hàng và khả năng tìm tòi, cho ra đời những bộ sản phẩm mới. Phát triển NHBL cần đa dịch vụ, tuy nhiên ở Việt Nam, dịch vụ NHBL còn quá nghèo so với thế giới; điều này liên quan đến khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng.

Chỉ tiêu số lƣợng dịch vụ thể hiện tính đa dạng, phong phú của dịch vụ mà một NHTM mang đến cho khách hàng. Một ngân hàng có số lƣợng dịch vụ càng nhiều thì càng có khả năng đáp ứng đƣợc tất cả các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Tuy nhiên, sự đa dạng hóa cần phải đƣợc thực hiện trong tƣơng quan so với nguồn lực hiện có của ngân hàng; nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức.

- Khả năng tiếp cận với nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Điều này thể hiện ở mạng lƣới hoạt động, tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận từ dịch vụ NHBL của các NHTM; tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động, dƣ nợ cho vay cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ…Khi ngày càng nhiểu ngân hàng mọc lên, cạnh tranh về thị phần ngày càng khốc liệt, để có thể mở rộng thị phần, các ngân hàng buộc phải xâm nhập khai thác những phân khúc khách hàng mới. Hiện nay, cạnh tranh giữa các NHTM gay gắt nhất lại các đô thị loại 1 và loại 2, nơi tập trung khách hàng có tiềm năng tài chính lớn và mật độ khách hàng tăng mạnh.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)