Ngôn ngữ văn học

Một phần của tài liệu Nguyễn Phi Khanh và sự chuyển tiếp về mặt loại hình tác giả trong văn học Việt Nam thời vãn Trần sang Hồ (Trang 129)

7. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Ngôn ngữ văn học

Về mặt ngôn ngữ văn học, toàn bộ số tác phẩm còn lại của Nguyễn Phi Khanh đều đƣợc sáng tác bằng chữ Hán. Đã không có một sự thay đổi nào về phƣơng diện này ở tác giả Nguyễn Phi Khanh. Với diện mạo tƣ liệu thiếu thốn và phiến diện hiện còn thì có thể thấy đây là tình trạng chung của văn học thế

kỷ XIV, một thế kỷ văn học mà theo Trần Ngọc Vƣơng là “hầu như tẻ nhạt”

[106 152]. Chúng ta không biết đƣợc Nguyễn Phi Khanh có sáng tác bằng chữ Nôm hay không, chỉ biết rằng, đến Nguyễn Trãi, thơ Nôm đã đạt đến đỉnh cao với “Quốc âm thi tập”. Đó là một trong nhiều căn cứ để tin rằng văn học chữ Nôm đã xuất hiện, thậm chí là đã đạt đến trình độ nhất định từ đời Trần.

Mặt khác, cũng không có gì ngạc nhiên nếu văn học nhà nho thế kỷ XIV chƣa đạt đƣợc thành tựu đáng kể nào trong việc đổi mới ngôn ngữ văn học, bởi vì sự hình thành của văn chƣơng nhà nho hoàn toàn không phải là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của văn học chữ Nôm. Văn chƣơng nhà nho chính thống tự hài lòng trong khuôn khổ chữ Hán. Sau này, tác giả của loại hình văn học chữ Nôm vẫn là nhà nho, nhƣng bản thân họ cũng không bao giờ coi đó là thứ văn chƣơng chính thống. Theo Phạm Thế Ngũ, những điều kiện phát sinh của văn Nôm gồm có: ý thức về độc lập quốc gia của sĩ phu, sự trƣởng thành của

tiếng Việt, ảnh hƣởng của ca kịch [67]. Bùi Duy Tân thì cho rằng: “Văn học

Nôm chỉ có thể ra đời khi đã có chữ Nôm, có tầng lớp trí thức thông hiểu chữ Nôm, có ngôn ngữ văn học tiếng Việt tương đối thành thục, được rèn giũa từ lâu trong văn học dân gian, và nhất là có yêu cầu của xã hội về những tác

phẩm văn học dùng tiếng mẹ đẻ” [86, 32]. Cho nên, có thể thấy rằng, trƣờng

hợp Nguyễn Phi Khanh không nằm ngoài tình hình cũng nhƣ quy luật chung của ngôn ngữ văn học thế kỷ XIV.

Văn chƣơng Nguyễn Phi Khanh đã sử dụng một thứ ngôn ngữ mang màu sắc Nho giáo, gắn liền với chế độ giáo dục- khoa cử của nhà nho. Các điển tích điển cố đƣợc sử dụng với mật độ dầy đặc trong các bài thơ, phú theo đúng đòi hỏi về mặt thẩm mỹ của văn chƣơng nhà nho. Nó xuất phát từ đòi hỏi trình độ uyên bác, nắm vững sách vở của nhà nho. Lê Quý Đôn cho rằng: “Bản chất của văn chương vốn từ học vấn mà ra; học vấn uyên bác thì viết văn mới hay.”

[18, 100]. Nó phong phú, phức tạp hơn hẳn lối hành văn trong sáng, giản dị của các tác giả quý tộc- võ tƣớng nhà Trần. Nhƣng nó cũng không còn quá khó hiểu với giáo lý nhà Phật nhƣ của các tác giả nhà sƣ. Trong văn thơ Nguyễn Phi Khanh đã vắng bóng hẳn những ngôn từ liên quan đến Phật giáo.

Về ngôn ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Phi Khanh, vì có nhiều vấn đề thuộc chuyên môn hẹp mà do điều kiện không cho phép, chủ yếu về phƣơng diện thời gian, chúng tôi chƣa thể đi sâu nghiên cứu, nên ở luận văn này, chúng tôi chỉ đƣa ra những nhận xét ban đầu. Chúng tôi rất mong có thể trở lại vấn đề này trong một tƣơng lai gần.

* * *

Ở tác phẩm của Nguyễn Phi Khanh đã định hình những đặc trƣng của văn chƣơng Nho giáo. Tuy chịu ảnh hƣởng ít nhiều của “hào khí Đông A”, nhƣng nhìn chung tính chất Nho giáo ở sáng tác Nguyễn Phi Khanh còn tƣơng đối đơn giản và thuần nhất. Đó là đặc thù của văn chƣơng nhà nho giai đoạn đầu, khi sự phức tạp của những mô hình đã bắt rễ sâu trong lòng xã hội vẫn chƣa xuất hiện, khi sự phân hoá của tầng lớp nho sĩ còn chƣa bắt đầu, khi vinh quang cũng nhƣ thất bại của nhà nho còn chƣa bị đẩy đến chỗ cực đoan. Điều

đó thể hiện ở quan niệm sáng tác, cảm hứng chủ đạo, hình tƣợng trung tâm, thể loại và ngôn ngữ văn học…

Nguyễn Phi Khanh đã thể hiện, chủ yếu là qua chính thực tiễn sáng tác, những quan niệm thẩm mỹ của Nho giáo. Đó là quan niệm về một thứ văn chƣơng chức năng, “văn dĩ tải đạo” truyền thống của nhà nho. Nguyễn Phi Khanh đã dùng thơ văn để truyền tải những nội dung đạo lý Nho gia.

Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Nguyễn Phi Khanh khá phong phú nhƣng không nằm ngoài khuôn khổ Nho giáo. Đó là những cảm hứng xuất phát từ chính hoàn cảnh cá nhân cũng nhƣ vị thế của giai cấp mà ông thuộc về. Các cảm hứng chủ đạo quan trọng nhất là: khát vọng “trí quân trạch dân”, xã hội lý tƣởng, tâm sự u uất, tình cảnh ẩn dật… Những cảm hứng này đã cho thấy nhiều mặt trong con ngƣời Nguyễn Phi Khanh, nhƣng vẫn là một khối thống nhất trong một nhà nho luôn ƣu ái với đời dù gặp nhiều chuyện không nhƣ ý.

Trong số các hình tƣợng trung tâm của thơ văn Nguyễn Phi Khanh, nổi bật lên hình tƣợng nhà nho hành đạo đang tự khẳng định. Hình tƣợng này mang bóng dáng của chính tác giả và thế hệ nhà nho cùng thời. Hình tƣợng Trần Nguyên Đán, nhà quý tộc bị Nho giáo hoá, cũng xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm Nguyễn Phi Khanh, nhƣng hoàn toàn ở tƣ cách nhà nho chứ không phải nhà quý tộc. Điều này cho thấy một cách nhìn thế giới của nhà nho, luôn mang tính chủ quan và áp đặt. Hình tƣợng vị thánh quân cũng bắt đầu xuất hiện tuy còn rất mờ nhạt. Nó thuộc về mộng tƣởng nhiều hơn là thực tế, tƣơng ứng với thực trạng của những nguyên mẫu ngoài cuộc đời.

Chúng tôi chƣa có nhiều điều kiện để khảo sát những yếu tố hình thức, mà chỉ bƣớc đầu đƣa ra vài nhận xét về thể loại và ngôn ngữ văn học trong sáng tác của Nguyễn Phi Khanh. Về thể loại, Nguyễn Phi Khanh chủ yếu sáng tác thơ Đƣờng luật. Ngoài ra ông còn để lại một bài phú. Đây là những thể loại nằm trong hệ thống khoa cử của Nho học. Chính vì thế, hiện tƣợng này hoàn toàn dễ hiểu đối với sáng tác của nhà nho ở thời kỳ Nho giáo đang lên. Về ngôn ngữ, Nguyễn Phi Khanh vẫn hoàn toàn sáng tác bằng chữ Hán, cũng là thứ chữ dùng trong khoa cử. Sáng tác của Nguyễn Phi Khanh nói chung đã lên đến mức độ điêu luyện.

Có thể thấy tính chất giao thời của hiện tƣợng Nguyễn Phi Khanh khá rõ qua thơ văn của ông. Đến Nguyễn Phi Khanh, đã có thể nói đến sự định hình của loại hình văn chƣơng nhà nho. Nguyễn Phi Khanh đã là một nhịp cầu dang dở cho nhiều truyền thống trong văn chƣơng nhà nho ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

1. Sau chiến thắng của Ngô Quyền, Việt Nam bắt tay vào xây dựng đất nƣớc và củng cố nền độc lập dân tộc. Những ông vua đầu tiên đã chọn Phật giáo làm chỗ dựa cho vƣơng triều. Điều này chủ yếu xuất phát từ lý do đạo Phật đang là tôn giáo chính, có sức ảnh hƣởng to lớn trong xã hội hơn là vì những ngƣời đứng đầu đất nƣớc có ý thức về quyền tự chủ và độc lập của quốc gia đối với Trung Quốc. Thế nhƣng, Phật giáo từ trong bản chất đã không thích hợp để đảm đƣơng vai trò quản lý xã hội. Chình vì thế, từ rất sớm, các nhà nƣớc phong kiến đã phải sử dụng kiến thức Nho giáo để cai trị đất nƣớc. Nho giáo đã trở thành một đòi hỏi khách quan, ảnh hƣởng của nó ngày càng gia tăng trong xã hội, tuy chậm chạp nhƣng đã là một xu thế không thể cƣỡng lại đƣợc. Đến nửa cuối thế kỷ XIV, sau vài trăm năm đạt đƣợc những thành tựu đáng tự hào trong sự nghiệp kiến thiết đất nƣớc và đánh giặc ngoại xâm, nƣớc Đại Việt lại phải đối mặt với những thách thức vô cùng to lớn. Trong xã hội, quá trình tƣ hữu hoá ruộng đất diễn ra ngày một mạnh mẽ tỉ lệ nghịch với khả năng kiểm soát tình hình của nhà nƣớc trung ƣơng. Triều đình suy yếu đến mức đã ngấp nghé trên bờ của sự diệt vong. Trong khi đó, nguy cơ giặc ngoại xâm đang thƣờng trực. Đến lúc này, vai trò lịch sử của Phật giáo đã hết, nó cần phải nhƣờng chỗ cho Nho giáo trên cƣơng vị hệ tƣ tƣởng chính thống. Đòi hỏi xã hội phải đƣợc cải cách toàn diện theo xu thế Nho giáo hoá đã không thể trì hoãn. Một cuộc đổi thay triều đại diễn ra, âm mƣu cƣớp ngôi nhà Trần của Hồ Quý Ly đã trở thành hiện thực. Nhƣng những nỗ lực ráo riết đƣa xã hội lại gần với Nho giáo của Hồ Quy Ly lại thất bại. Nhà Hồ không tồn tại đƣợc bao lâu mà nhanh chóng để đất nƣớc rơi vào tay quân xâm lƣợc phƣơng Bắc. Xã hội

Việt Nam thực sự chƣa đƣợc chuẩn bị đầy đủ cho sự tiếp nhận Nho giáo theo kiểu một “cú sốc” nhƣ Hồ Quý Ly đã làm.

Nhƣng thất bại của nhà Hồ đã không phải là sự kết thúc của Nho giáo ở Việt Nam. Nhà Minh dùng chính sách ép buộc đẩy xã hội Việt Nam tiến nhanh hơn theo hƣớng Nho giáo hoá, dĩ nhiên là để phục vụ cho mục đích đồng hoá của Minh Thành Tổ. Mặc dù vậy, thật đáng ngạc nhiên là lúc này, ngƣời Việt Nam lại sử dụng chính Nho giáo làm vũ khí lợi hại để đƣa cuộc đấu tranh giải phóng đất nƣớc đến thành công. Và chính điều đó đã là một bàn đạp đƣa Nho giáo đến gần với địa vị độc tôn hơn. Nguyễn Trãi là kiến trúc sƣ vĩ đại của sự kết hợp đó, nhƣng bản thân Nguyễn Trãi cũng chƣa phải là ngƣời đƣợc hƣởng những “trái ngọt” mà ông đã có công gieo trồng. Nguyễn Trãi cũng nhƣ Nho giáo chƣa tìm đƣợc vị trí chắc chắn trong những năm đầu triều Lê. Nhà nho thời Lê Thánh Tông mới là thế hệ đƣợc thừa hƣởng trọn vẹn thành quả của cả quá trình gian khổ mà Nho giáo ở Việt Nam đã phải trải qua. Có thể coi việc chuyển từ Phật giáo sang Nho giáo là một trong vài bƣớc ngoặt quan trọng nhất của lịch sử đất nƣớc. Nó đã khiến Việt Nam hoàn toàn bƣớc cùng một con đƣờng với các nƣớc trong vùng ảnh hƣởng của Trung Quốc.

2. Quá trình Nho giáo hoá đó đã khiến trong xã hội Việt Nam xuất hiện một tầng lớp nho sĩ. Đến thế kỷ XIV, tầng lớp này đã thực sự đông đảo, và dần có vai trò đáng kể trong triều đình, tuy vậy tính chất Nho giáo ở tầng lớp này vẫn chƣa tiêu biểu. Chƣa đạt đƣợc địa vị cao trong xã hội, nhƣng vì thế mà nhà nho cũng chƣa phải nếm trải sự vỡ mộng của lý tƣởng trƣớc thực tế, sự bất lực của lý thuyết trƣớc những điều trớ trêu của hiện thực. Họ là thế hệ nhà nho của thời lãng mạn và bồng bột, có niềm tin không gì lay chuyển vào khả năng bản thân, có khát vọng lớn lao đƣợc đem tài năng và tri thức ra thực thi hoài bão “trí quân trạch dân”. Đây chính là đặc trƣng lớn nhất của loại hình nhà nho thế kỷ XIV, chỉ có đƣợc ở buổi ban đầu này, sẽ không lặp lại khi Nho giáo đã đạt đƣợc địa vị độc tôn, nhà nho đã có đƣợc vị trí tôn quý nhất bên cạnh ngai vàng.

Khi ấy, đáng buồn thay, hiện thực lại trở nên nghiệt ngã hơn bao giờ hết đối với họ.

Cũng vẫn ở thế kỷ XIV, khi cuộc đấu tranh giành địa vị với quý tộc còn chƣa ngã ngũ thì trên lĩnh vực văn chƣơng, loại hình tác giả nhà nho đã gần nhƣ chiếm lĩnh văn đàn, thay thế cho nhà sƣ và võ tƣớng- quý tộc. Họ chính là chủ thể sáng tạo của loại hình văn chƣơng Nho giáo đang hình thành trong nền văn học dân tộc. Nhà nho và văn chƣơng Nho giáo sẽ trở thành loại hình tác giả và văn học chủ lƣu gần nhƣ duy nhất ở Việt Nam cho đến hết thời quân chủ. Đặc điểm bản chất của nhà nho đã quy định khả năng văn chƣơng của họ. Cuộc đời rèn luyện khoa cử khiến họ trở thành những văn nhân, thi nhân “chuyên nghiệp”. Dĩ nhiên, bản thân Nho giáo không chủ đích giúp cho nhà nho trở thành nghệ sĩ, nhƣng nó đã cung cấp cho họ những phƣơng tiện và cơ hội để đạt đến điều đó. Về mặt lý thuyết, mọi nhà nho đều có khả năng làm văn, viết thơ. Thế nhƣng, cũng về mặt lý thuyết và hơn thế là trên thực tế, không phải tất cả bọn họ đều là nghệ sĩ, càng không phải tất cả những thứ họ viết ra đều có thể gọi là văn chƣơng nghệ thuật. Sau này, khi đã trải qua thời kỳ hoàng kim dƣới triều Lê Thánh Tông, trong quá trình phát triển, chịu sự quy định của hiện thực khách quan, quy luật vận động tự thân của văn học cũng nhƣ các luồng tƣ tƣởng khác, nhà nho và văn chƣơng Nho giáo sẽ ngày càng phức tạp và có sự phân hoá thành nhiều loại hình khác nhau, tại đó tất yếu nảy sinh một bộ phận vận động theo hƣớng xa dần với dòng chính thống. Bộ phận này dần trở thành chủ lƣu trong nền văn học dân tộc vào thế kỷ nửa cuối thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX, dù rằng nó sẽ không bao giờ có đƣợc sự thừa nhận của Nho giáo chính thống. Khi ấy, Nho giáo Việt Nam vẫn đang ở trên đỉnh cao quyền lực.

3. Nguyễn Phi Khanh là một nhà nho tiêu biểu của nửa cuối thể kỷ XIV. Ở ông đã hội tụ những điểm mâu thuẫn mấu chốt của thời đại. Xuất thân là một nhà nho, là thân phụ của đại danh nho Nguyễn Trãi nhƣng Nguyễn Phi Khanh cũng lại là con rể của Trần Nguyên Đán, một nhà đại quý tộc họ Trần. Sinh ra

trong thời Nho giáo đang lên, Nguyễn Phi Khanh mang trong mình khát vọng lớn lao đƣợc hành đạo giúp đời. Nhƣng trớ trêu thay, mối liên hệ với hoàng tộc lại khiến ông trở thành kẻ bị bỏ rơi, triều đình không dùng cho dù ông đỗ đạt cao. Thất vọng và buồn chán, Nguyễn Phi Khanh sống 26 năm trong nỗi uất ức không nói ra đƣợc đó. Nhƣng sự bất công ấy không làm ông bỏ quên hoài bão tu tề trị bình của nhà nho, cũng không làm ông mất đi niềm tin vào khả năng của bản thân cũng nhƣ của học thuyết Nho gia. Khi Hồ Quý Ly cƣớp ngôi nhà Trần, Nguyễn Phi Khanh lập tức ra làm quan cho nhà Hồ. Con trai ông là Nguyễn Trãi cũng đỗ đại khoa và làm quan ngay từ năm đầu tiên của triều đại mới. Nguyễn Phi Khanh đã thực sự có đƣợc cơ hội để không uổng phí một đời đèn sách, đỗ đạt. Nhƣng những cố gắng của ông cũng nhanh chóng tiêu tan cùng sự sụp đổ của nhà Hồ, ông đã kết thúc cuộc đời nhiều bi kịch trong bi kịch chung của cả dân tộc. Nguyễn Phi Khanh tiêu biểu cho loại hình nhà nho giai đoạn mới lên không chỉ ở khía cạnh lãng mạn bồng bột mà cả ở những trở ngại nó gặp phải. Ở ông có khát vọng không gì vùi dập đƣợc, nhƣng cũng có bi kịch của cái mới chƣa đƣợc chấp nhận. Bi kịch này của nhà nho đến lƣợt Nguyễn Trãi, con trai ông, vẫn phải hứng chịu. Số phận quy định họ phải là những kẻ tuẫn tiết cho con đƣờng tiến đến địa vị độc tôn của Nho giáo. Thế nhƣng, họ đã tin rằng tƣơng lai sẽ thuộc về nhà nho, và thực tế là niềm tin đó đã trở thành sự thực.

4. Thơ văn Nguyễn Phi Khanh đã định hình những đặc trƣng cơ bản nhất của văn chƣơng nhà nho. Nhƣng ở đó vẫn mang những nét khu biệt đƣợc quy định bởi thời đại. Chúng tôi muốn nói đến hồi vọng của hào khí Đông A cũng nhƣ văn chƣơng nhà Trần vẫn còn ảnh hƣởng đến tác phẩm của Nguyễn Phi Khanh. Đặc biệt, tính chất chƣa tiêu biểu của lớp nho sĩ thời đại này cùng chất lãng mạn và những bi kịch mà họ phải gánh chịu đã trở thành giọng điệu riêng

Một phần của tài liệu Nguyễn Phi Khanh và sự chuyển tiếp về mặt loại hình tác giả trong văn học Việt Nam thời vãn Trần sang Hồ (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)