Thiền sư những nhà trí thức đầu tiên của thời độc lập

Một phần của tài liệu Nguyễn Phi Khanh và sự chuyển tiếp về mặt loại hình tác giả trong văn học Việt Nam thời vãn Trần sang Hồ (Trang 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1.1. Thiền sư những nhà trí thức đầu tiên của thời độc lập

Nhân vật chính trong triều đình thời đầu độc lập là các nhà sƣ. Điều này cũng dễ lý giải bởi đó là thời điểm Phật giáo đang trên đà phát triển, ảnh hƣởng của nó trùm khắp xã hội. Nhà chùa là trƣờng học, đồng thời là nơi tập trung mọi tinh hoa, tri thức của đất nƣớc. Tăng lữ chính là tầng lớp có học nhất trong xã hội. Thậm chí, nhà chùa cũng chính là trƣờng dạy kiến thức Nho giáo đầu

(1)

Đợt tấn công cuối cùng này của Chiêm Thành, Hồ Quý Ly đã thua trận chạy về Thăng Long. Quân Chiêm đã tiến vào vùng châu thổ sông Hồng. Trần Khát Chân đƣợc lệnh đi đánh. Tiểu thần của Chế Bồng Nga là Ba-lậu-kê bị trách phạt, sợ bị giết nên trốn sang hàng quân Trần. Nhờ Ba-lậu-kê chỉ thuyền cho quân Trần Khát Chân mà Chế Bồng Nga mới tử trận [79].

tiên ở thời tự chủ. Tuy với những tài liệu còn lại đến ngày nay, Phật giáo chƣa bao giờ đƣợc chính thức tuyên bố là quốc giáo, nhƣng trong thực tế, không nghi ngờ gì là nó đã đƣợc đối xử nhƣ một tôn giáo chính thức của quốc gia. Năm 971, Đinh Tiên Hoàng khi ban hành các cấp quan lại văn võ, đồng thời cũng quy định luôn các chức tăng đạo. Sử còn ghi lại: “Cho tăng thống Ngô Chân Lưu hiệu là Khuông Việt đại sư, cho Trương Ma Ni làm tăng lục đạo sĩ,

Đặng Huyền Quang làm Sùng chân uy nghi” [11, 155]. Các ông vua nhà Tiền

Lê cũng vẫn tiếp tục lệ đó. Nhiều vị sƣ trở thành cố vấn cho triều đình, giúp nhà vua trong các công việc đối nội, đối ngoại, định ra đƣờng hƣớng, sách lƣợc trị quốc. Chƣa bao giờ tầng lớp tăng sƣ có tinh thần nhập thế, tham gia tích cực vào công việc của quốc gia nhƣ trong buổi đầu dựng nƣớc này. Dĩ nhiên, cũng chƣa bao giờ họ đƣợc trọng dụng, có nhiều cơ hội để giúp nƣớc nhƣ thế. Tên hiệu Khuông Việt mà Đinh Tiên Hoàng ban cho Ngô Chân Lƣu có nghĩa là “giúp nƣớc Việt”. Ngô Chân Lƣu và trƣớc đó là Đỗ Pháp Thuận đều có thể đƣợc ghi nhận nhƣ những nhà ngoại giao đầu tiên. Điều đó chứng tỏ rằng, bấy giờ trong nƣớc chỉ những nhà sƣ mới đủ tri thức và tầm văn hoá để tiếp đón, đối đáp, thù tạc với các sứ thần phƣơng Bắc.

Nhƣng các nhà sƣ đã dùng những tri thức gì để giúp nhà vua? Khi Lê Đại Hành hỏi về vận nƣớc, Pháp Thuận đáp rằng:

“Quốc tộ như đằng lạc, Nam thiên lý thái bình. Vô vi cư điện các, Xứ xứ tức đao binh”

(Ngôi nƣớc nhƣ mây quấn Trời Nam mở thái bình Vô vi trên điện các Chốn chốn tắt đao binh)

[15, 204] “Vô vi” là thuật ngữ của cả tam giáo. Nhƣng ở đây nó lại ít liên quan đến

chữ “vô vi” của Phật giáo mà có lẽ phải hiểu theo cách Nho giáo, là “chữ của

Nho gia mượn của Đạo gia để biểu thị phương sách Đức trị” (98). Khổng Tử

nói rằng: “Vô vi nhi trị giả, kỳ Thuấn dã dư? Phù, hà vi tai? Cung kỷ, chính

Nam diện nhi dĩ hĩ” [22, 240] (Vô vi mà bình trị đƣợc, là Thuấn vậy chăng?

làm sao đây? Cung kính giữ vị trí trị dân của mình mà thôi).

Để có thể tham gia công việc triều chính, các nhà sƣ này đã không thể chỉ dùng giáo lý đạo Phật. Họ cần đến những kiến thức khác nữa. Nhƣng có những giới hạn mà dù đƣợc bổ sung bởi nhiều loại tri thức cụ thể thì nhà sƣ vẫn không thể vƣợt qua. Vì xét về nguyên tắc, nhà sƣ và nhà chính trị không thể cùng chung sống trong một con ngƣời.

Vạn Hạnh thiền sƣ là một nhân vật khá đặc biệt trong lịch sử. Dƣới thời Lê, ông đã là cố vấn của Lê Đại Hành. Nhƣng cũng chính ông ta lại là “đạo diễn” đã đứng sau tấn kịch cung đình trong cuộc chuyển giao quyền lực đời Tiền Lê- Lý. Nhiều ngƣời tin rằng Vạn Hạnh có thể là cha đẻ của Lý Công Uẩn. Thế nhƣng, dù không tính đến chuyện đó thì cách cƣ xử của vị đại sƣ này cũng thật kỳ lạ, khác xa với những gì ngƣời ta có thể hình dung về một nhà sƣ. Những việc liên quan đến biến cố, hay gọi thẳng ra là âm mƣu cung đình đƣa Lý Công Uẩn lên ngôi đã đƣợc chuẩn bị từ rất sớm với một kế hoạch hoàn hảo, từ màn sƣơng kỳ ảo xung quanh sự ra đời của Lý Công Uẩn đến việc gửi nhà sƣ Lý Khánh Văn nuôi, sự dạy dỗ chu đáo trong chùa, con đƣờng vào cung, ứng xử trƣớc cái chết của Lê Trung Tôn, cách nắm binh quyền và việc thu phục lòng ngƣời, những câu thơ, sấm về sự ra đời của nhà Lý… Đây là bài thơ Lý Nhân Tông viết về Vạn Hạnh:

“Vạn Hạnh dung tam tế, Chân phù cổ sấm thi.

Hương quan danh cổ pháp, Trụ tích trấn vương kỳ”

(Truy tán Vạn Hạnh thiền sư)

(Vạn Hạnh thông suốt đƣợc ba cõi

Lời ông nói quả là hợp với những câu thơ sấm cổ Quê hƣơng là làng Cổ Pháp

Chống gậy tầm xích trấn vững kinh kỳ)

[15, 432-433] Có ngƣời hiểu “tam tế” là trời, đất, ngƣời [15, 433], nhƣng cũng có ngƣời hiểu đó là tam giáo Nho, Phật, Đạo [95]. Nhƣng có thể thấy hành động của Vạn Hạnh có vẻ giống nhƣ cách làm quyền biến của các mƣu sĩ nhà nho, thậm chí còn thấp thoáng bóng dáng của một vị đạo sĩ hơn là một vị sƣ. Vạn Hạnh đối với triều Lý thực sự có vai trò ngƣời hộ mệnh.

Nhƣng rõ ràng các nhà sƣ vẫn chỉ có thể là giải pháp tình thế trong buổi đầu dựng nƣớc, đặc biệt là với những vƣơng triều tồn tại trong thời gian ngắn ngủi là Ngô, Đinh, Tiền Lê, kéo sang đầu nhà Lý. Sang thời Trần, mặc dù vẫn đƣợc các vị vua trọng vọng, nhƣng giới tăng sƣ đã hoàn toàn tách biệt hẳn với công việc triều đình. Những vị thiền sƣ có tiếng nhất thời này nhƣ Pháp Loa hay Huyền Quang cũng không thể giữ vai trò gì trong đời sống chính trị. Trong khi đó lại xảy ra một hiện tƣợng có vẻ trái ngƣợc là sự giao thoa giữa hai tầng lớp tăng lữ và quý tộc. Các ông vua và vƣơng hầu nhà Trần lại chính là những vị thiền sƣ thông tuệ nhất: Trần Thái Tông, Tuệ Trung thƣợng sĩ, Trần Nhân Tông... Phật giáo lúc này đã phát triển theo hƣớng triết học, sự phân công giữa nó và Nho giáo đã rất rõ rệt.

Cùng với sự sa sút của đạo Phật ở thế kỷ XIV, XV, thì cũng không còn xuất hiện những vị sƣ có tài đức, uy vọng nhƣ trƣớc nữa. Đến cuối đời nhà Trần, niềm tin của các ông vua vào Phật giáo và tăng sƣ cũng đã giảm đáng kể.

Không có những đụng độ quyết liệt hay những tranh giành ầm ĩ, một cách âm thầm và lặng lẽ, các nhà sƣ dần nhƣờng hẳn chỗ cho quý tộc, võ tƣớng và nho sĩ trên vũ đài chính trị nói riêng và trên những hoạt động bề nổi của xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu Nguyễn Phi Khanh và sự chuyển tiếp về mặt loại hình tác giả trong văn học Việt Nam thời vãn Trần sang Hồ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)