Ảnh hưởng Phật giáo, Lão Trang

Một phần của tài liệu Nguyễn Phi Khanh và sự chuyển tiếp về mặt loại hình tác giả trong văn học Việt Nam thời vãn Trần sang Hồ (Trang 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.3. Ảnh hưởng Phật giáo, Lão Trang

Mức độ ảnh hƣởng của Phật giáo và Lão- Trang trong văn học thời kỳ này là không phải bàn cãi. Nó có nguồn gốc từ trong sự không thuần nhất của tác giả- nhà nho- giai đoạn đó cũng nhƣ sự ảnh hƣởng của di sản văn chƣơng mà họ trực tiếp thừa hƣởng dù muốn hay không. Sự ảnh hƣởng của Phật- Lão diễn ra trên nhiều phƣơng diện: đề tài, tƣ tƣởng, thi pháp, hệ thống hình ảnh, từ ngữ, điển cố…

Nguyễn Công Lý trong chuyên khảo “Văn học Phật giáo thời Lý- Trần diện mạo và đặc điểm” đã thống kê trong bộ phận văn học Phật giáo thời Lý- Trần, loại hình tác giả nho sĩ- quan lại là 19 trên tổng số 73 tác giả (của cả ba loại hình thiền sƣ, vua chúa quý tộc và nho sĩ quan lại), chiếm tỉ lệ 26%. Trong đó, đặc biệt ở đời Trần, số tác giả thuộc loại hình này là 13 ngƣời, chiếm tới 57% so với 3 ngƣời, tƣơng đƣơng với 13% của loại hình tác giả thiền sƣ. Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy rằng ảnh hƣởng của Phật giáo trong bộ phận văn chƣơng nhà nho thời Trần là rất rõ nét. Cũng cần lƣu ý rằng văn chƣơng nhà nho và văn chƣơng Nho giáo không phải lúc nào cũng trùng khít.

Không khó gì để dẫn chứng ra những bài thơ đầy ý vị thiền của các nhà nho thời Lý- Trần. Thử lấy tác phẩm của Chu Văn An, vị danh nho số một của thời này ra làm ví dụ. Chúng ta chỉ lƣu giữ đƣợc vỏn vẹn 12 bài thơ của Chu Văn An. Trong số đó, chỉ tính riêng những bài có nhắc đến Phật giáo một cách rõ ràng đã là hai bài: “Đề Dương công thuỷ hoa đình”“Thôn Nam sơn tiểu khệ”. Những bài thơ đó không chỉ mƣợn Phật giáo làm đề tài mà còn lấy

cảm hứng từ những triết lý vi diệu của Phật giáo. Đây là bài “Thôn Nam sơn

tiểu khệ”:

“Nhàn thân nam bắc phiến vân khinh, Bán chẩm thanh phong thế ngoại tình. Phật giới thanh u, trần giới viễn, Đình tiền phún huyết nhất oanh minh”

Thân nhàn nhƣ đám mây nhẹ bay khắp nam bắc Gió mát thổi bên gối, tâm tình để ngoài cuộc đời. Cõi Phật thanh u, cõi trần xa vời,

Trƣớc sân, hoa đỏ nhƣ máu, một chiếc oanh kêu)

Ngoài ra, trong nhiều bài thơ khác cũng không khó khăn để nhận thấy phảng phất tinh thần Phật giáo.

Các tác giả khác: Trƣơng Hán Siêu, Nguyễn Sƣởng, Phạm Mại, Phạm Ngộ, Phạm Sƣ Mạnh, Lê Quát… đều ảnh hƣởng Phật giáo khá sâu sắc. Những yếu tố Phật giáo ở nhà nho sẽ ngày càng ít đi cùng với sự gia tăng của yếu tố Nho giáo. Đến các tác giả cuối thế kỷ XIV nhƣ Nguyễn Phi Khanh, sự ảnh hƣởng của Phật giáo trên bề nổi gần nhƣ không còn.

Một phần của tài liệu Nguyễn Phi Khanh và sự chuyển tiếp về mặt loại hình tác giả trong văn học Việt Nam thời vãn Trần sang Hồ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)