7. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Hình tƣợng nhà nho đang tự khẳng định
Cũng nhƣ ở văn chƣơng nhà nho thế kỷ XIV nói chung, trong thơ văn Nguyễn Phi Khanh, loại hình tƣợng quan trọng nhất là hình tƣợng nhà nho. Đó chính là hình bóng của bản thân tác giả, trong rất nhiều tƣ thế, hoàn cảnh, vai trò, tâm trạng. Hình tƣợng nho sĩ tự nhiệm đã dần thay thế hẳn hình tƣợng nhà
sƣ “thông tam tế” trong văn học Phật giáo, ngƣời võ tƣớng quý tộc “hoành sóc
giang sơn cáp kỷ thu” trong văn chƣơng Đông A. Nó cũng thế chỗ hoàn toàn
cho hình tƣợng con ngƣời quý tộc đã bị Nho giáo hoá “Thao qua trì bút phiến
vân thân” trong văn chƣơng của loại hình tác giả có tính chất cầu nối nhƣ Trần
Nguyên Đán.
Nguyễn Phi Khanh đã nói về bản thân mình nhƣ sau:
“Sinh thế na kham tiện trượng phu, Ly khâm nhẫn đới lệ ngân khô. Nhật trầm Kiến Lĩnh minh đầu quán, Tuyết tễ Trường Châu thự giới đồ. Thiên địa vị dung tư đạo xả.
Giang sơn khẳng ngoại thử thân cô. Minh thời thảng hiệu hào phân bổ, Vạn lý ninh từ ngã bộc phu”
(Khách lộ)
(Sống trên đời sao chịu đƣợc tiếng trƣợng phu hèn, Vạt áo chia ly đành mang theo ngấn lệ khô.
Mặt trời lặn trên đất Kiến Lĩnh, nhá nhem tìm quán trọ. Tuyết ráo đất Trƣờng Châu, tảng sáng dậy dò đƣờng. Trời đất chƣa nỡ để đạo này bị xoá bỏ,
Non sông cũng chƣa bỏ ra rìa tấm thân cô đơn này.
Ví chăng có gắng gỏi báo đáp đƣợc mảy may nào cho đời thịnh, Đƣờng đi vạn dặm, dù thầy tớ mệt nhoài, đâu dám từ nan.)
[17, 437] Cái khí khái của Nguyễn Phi Khanh lại khiến ngƣời ta liên tƣởng đến
một câu chuyện về Khổng Tử. “Luận ngữ” chép rằng khi lâm nạn ở đất
Khuông, Khổng Tử đã bình tĩnh nói với đám học trò rằng: “Văn vương ký một,
văn bất tại tư hồ? Thiên chi tương táng tư văn dã, hậu tử giả bất đắc dự ư tư
văn dã. Thiên chi vị táng tư văn dã, Khuông nhân kỳ như dư hà?” [22, 135]
(Văn vƣơng đã mất rồi, cái văn ấy chẳng truyền lại nơi ta đây sao? Nếu trời muốn để mất văn ấy thì sau khi Văn vƣơng mất đâu có dự phó cho ta. Trời chƣa để mất văn ấy thì ngƣời đất Khuông làm gì đƣợc ta?). Câu nói đó của Khổng Tử đã khởi đầu cho tinh thần tự nhiệm đầy kiêu hãnh và cao cả, đặc trƣng đầu tiên phân biệt nhà nho với các loại hình nhân cách khác. Nguyễn Phi Khanh đã tiếp nối tinh thần đó của ngƣời sáng lập Nho giáo. Ông đã nhắc đến chuyện trời chƣa muốn làm mất đạo này (tƣ đạo) cũng giống nhƣ Khổng Tử nói rằng trời chƣa muốn làm mất văn này (tƣ văn). Tinh thần tự gánh vác công việc của thiên hạ, tự nhận mình là kẻ mà trời đã chọn trao cho đại mệnh truyền giữ cái Đạo tới dân chúng khiến nhà nho trở thành loại ngƣời vừa đáng kính trọng vừa khiến ngƣời ta ngại ngần thay. Nhƣng nhà nho tự thấy sứ mệnh của mình là lớn lao mà bất chấp mọi gian khó thử thách. Dĩ nhiên, đây chỉ là mặt lý tƣởng của nhà nho. Trên thực tế, cái đa số nhà nho, nhất là ở những giai đoạn muộn hơn của lịch sử- khi Nho giáo dần xuống cấp và nhà nho trở nên thực dụng hơn- không từ nan, không quản khó nhọc, bất chấp mọi hy sinh để đạt tới và
giữ cho bằng đƣợc lại là những chuyện liên quan đến quyền lợi cá nhân, “vinh thân phì gia”.
Dù gặp nhiều chuyện bất nhƣ ý đến thế nào thì Nguyễn Phi Khanh cũng chƣa hề nghi ngờ vào sứ mệnh của bản thân, của tầng lớp nho sĩ. Ông chƣa bao giờ thốt ra những câu đƣợm ý vị chua chát của ngƣời đã từng trải và ở một vị thế khác nhƣ Trần Nguyên Đán.
“Bạch nhật thăng thiên dị Trí quân Nghiêu Thuấn nan.”
(Đề Huyền Thiên quán)
(Ban ngày bay lên trời còn dễ,
Giúp vua để vua đƣợc nhƣ Nghiêu, Thuấn mới khó)
[17, 207] Nhà nho giai đoạn này còn rất tự tin và đầy kiêu hãnh. Đinh Gia Khánh
nhận xét rằng: “Nguyễn Phi Khanh trong khi nói lên nỗi buồn của mình đối với
hiện trạng xã hội phong kiến vẫn không tỏ ra tuyệt vọng. Trái lại ông đã nói lên ý chí phấn đấu để cải thiện hoàn cảnh. Khí phách của tác giả tiêu biểu cho phí phách của tầng lớp trí thức đương thời. Từ Chu An đến Nguyễn Phi Khanh, các nhà trí thức đã từng nhiều khi tỏ ra bất mãn với hiện thực, nhưng không ai tỏ
ra tuyệt vọng về khả năng và vai trò của mình” [50, 110]. Đƣơng nhiên, nói
chuyện “cải tạo hoàn cảnh” ở đây có vẻ nhƣ hơi hiện đại hoá quá khứ, và thực ra thì nỗi buồn của Nguyễn Phi Khanh cũng không dành nhiều cho “hiện thực xã hội phong kiến”, nhƣng chúng tôi hoàn toàn đồng ý rằng, thế hệ của Nguyễn
Phi Khanh chƣa bao giờ nghi ngờ về khả năng và vai trò của bản thân(1). Sự tự
(1)
Bùi Văn Nguyên lại quan niệm rằng: “Lời thơ của Trần Nguyên Đán, của Nguyễn Phi Khanh hay cả của Lê Cảnh Tuân v.v… đều đầy một giọng cảm thán thời thế, tỏ rõ sự bất lực của giai cấp mình trước thời cuộc” [68, 83].
tin gần nhƣ tuyệt đối nhƣ thế có lẽ chỉ có đƣợc ở nhà nho buổi đầu này, khi Nho giáo chƣa thực sự tức vị. Nó sẽ dần mất đi cùng với việc Nho giáo lên nắm địa vị độc tôn. Điều có vẻ nhƣ nghịch lý này thực ra lại không khó giải thích: sự tự tin thái quá chỉ có đƣợc ở những đối tƣợng còn rất ngây thơ, chƣa bao giờ va chạm thực tế, và tƣơng lai đang còn thuộc về họ.
- “Chỉ nhật hoàng phong thanh tuyệt vực, Đại công xuất nhậm thuộc ngô nho”
(Tống Kinh sư doãn Nguyễn Công vi Hành doanh Chiêu thảo sứ)
(Chả mấy chốc gió nhà vua quét sạch cõi xa Ra gánh công việc lớn, thuộc về nhà nho ta)
[17, 420]
- “Ưu quốc chính tu ngô bối sự”
(Hỉ Học sĩ Trần Nhược Hư tự Nghệ An chí)
(Lo việc nƣớc chính là phận sự của bọn chúng ta)
[17, 429] Việc Nguyễn Phi Khanh nói rất nhiều đến cái gọi là sứ mệnh của kẻ sĩ cho thấy nhà nho thời đó thực sự rất bị ám ảnh về việc phải nỗ lực tự chứng minh khả năng cũng nhƣ sự hữu ích của mình cho các ông vua và cả xã hội thừa nhận. Có lẽ, đó chính là nhiệm vụ đầu tiên mà họ cần làm trong thời đại Nho giáo đang tìm chỗ đứng nhƣ thế.
Nhà nho luôn nhận về mình trách nhiệm với thiên hạ còn vì một lý do, họ làm thế là để đền ơn tri ngộ của nhà vua đối với cá nhân mình. Chính nhờ ơn đó mà thân phận họ đƣợc đổi khác, nhƣng quan trọng hơn thế là họ đã đƣợc biết đến, tài năng của họ đã có ngƣời nhận ra và coi trọng. Nguyễn Phi Khanh thực sự có sự hàm ơn sâu nặng nhƣ thế đối với Hồ Quý Ly. Cho nên, ông đã
viết rất nhiều những câu thơ mang cảm xúc đó trong quãng thời gian làm quan ngắn ngủi cho nhà Hồ. Tuy là chuyện cá nhân nhƣng cảm xúc này rất tiêu biểu cho nhà nho, nó là một phần không thể thiếu của một kẻ sĩ chân chính:
- “Thánh thế thảng hoài di khí vật. Nguyện thi tài tảo đáo nông tang”
(Hạ Trung thư thị lang)
(Đời thịnh trị, chúa có đoái trông đến vật bị vứt bỏ còn sót lại, Thì nguyện đem tài mọn văn đến tận thôn xóm.)
[17, 408- 409] Chuyện đền ơn ngƣời đã biết đến mình là đặc tính không chỉ của riêng
nhà nho. Ở “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn cũng từng nói đến chuyện này.
Đó cũng là một đặc tính quan trọng của hình tƣợng ngƣời võ tƣớng nhà Trần. Điểm xuất phát của nó là từ thời Xuân Thu, khi chế độ phân phong ở Trung Quốc tan rã, đám quý tộc bị mất địa vị rơi xuống tầng lớp dân thƣờng. Với mong muốn trở lại với thân phận quý tộc, họ đã tìm mọi cách để thuyết phục những kẻ cầm quyền bằng sở trƣờng của mình. Từ đó đã xuất hiện truyền thống dƣỡng sĩ và trọng kẻ sĩ trong lịch sử Trung Quốc. Những kẻ đƣợc nuôi dƣỡng sẽ cảm ơn tri ngộ này mà đem hết tài năng, sức lực cũng nhƣ tính mạng mình ra
để báo đền. Trong “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn đã đem hai luận điểm ra
để thuyết phục tƣớng sĩ là nỗi nhục của đất nƣớc và sự khổ tâm của ngƣời chủ. Đối với các tì tƣớng của mình, Trần Quốc Tuấn không chỉ đòi hỏi sự trung
thành với vua, với nƣớc mà cả sự đền ơn đối với chủ, ngƣời chủ đã “không có
mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng chức; lộc ít thì ta cấp lương. (…) Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ
thì cùng nhau vui cười” [16, 391]. Chỗ dựa tinh thần của bài hịch ở nghĩa cả
của võ sĩ đối với chủ nhiều hơn là trách nhiệm của bề tôi đối với vua, với nƣớc. Nhà nho khác võ tƣớng ở chỗ, họ không có bất kỳ ngƣời chủ nào ngoài vị
hoàng đế tối cao, và ơn tri ngộ họ cũng thƣờng chỉ dành cho một đối tƣợng duy nhất đó. Nhƣng trong giai đoạn giao thời cuối nhà Trần, vẫn có những điểm ngoại lệ xảy ra. Trần Quốc Tuấn chính là ngƣời đã nuôi dƣỡng nhiều nho sĩ trong nhà, trong đó có nhà nho nổi tiếng là Trƣơng Hán Siêu. Nguyễn Phi Khanh lại ở một trƣờng hợp khác, ông mang ơn tri ngộ sâu đậm của nhạc phụ là Trần Nguyên Đán:
“Đông phong khoái đạp triều thiên lộ, Hy ký thâm hoài đáp sở tri”
(Tạ Băng Hồ tướng công tứ mã)
(Đạp bƣớc nhanh trên đƣờng chầu trời trong gió xuân, Thấm sâu trong lòng sự mong mỏi đền ơn tri ngộ)
[17, 433] Sau này, sang đến thời kỳ Nho giáo đã thực sự bắt rễ trong lòng xã hội, hiện tƣợng này sẽ không thể tồn tại đƣợc nữa.
Thế nhƣng, rõ ràng là nhà nho rất khác tầng lớp quý tộc ở tính quy định hệ giá trị. Nhà nho sẽ không bao giờ đem chuyện lợi lộc ra để làm động lực của
hành động nhƣ kiểu “Hịch tướng sĩ”, trái lại, họ chỉ luôn nói về chuyện đạo lý.
Họ coi gánh vác thiên hạ là thiên chức của bản thân. Đây là một đặc điểm khiến nhà nho có vẻ cao khiết khác ngƣời, nhƣng trên thực tế, chính vì thế mà càng trở nên không tƣởng.
Cái mà nhà nho thƣờng đem ra để khoe chính là đạo đức. Đạo đức cũng là phƣơng tiện thứ nhất mà nhà nho dùng để hành đạo, cũng có nghĩa là để thi hành mọi công việc giúp nhà vua cai trị thiên hạ. Nguyễn Phi Khanh cũng có nhắc đến chuyện này:
- “Dĩ tương phong thái nghi triều trứ, Hảo bả tinh trung động tử thần.
Lưu thủ thanh danh quang vạn cổ, Thế gian kỳ lộ tổng yên trần.”
(Hạ Tống, Lê, Đỗ tam ngự sử)
(Đã đem phong thái làm khuôn mẫu ở triều đình, Hãy mang lòng trung khích động điện tía.
Gắng lƣu lại tiếng tăm soi sáng muôn thuở,
Những con đƣờng rẽ trên đời này thảy đều khói bụi.)
[17, 409-410] Nhƣng chuyện đạo đức với nhà nho thế kỷ XIV chƣa thể là điều quá quan trọng, bởi họ phải chứng minh cho xã hội thấy khả năng giải quyết công việc thực tế. Chính vì thế, hình tƣợng nhà nho trong thơ Nguyễn Phi Khanh cũng chƣa đƣợc đề cập nhiều ở khía cạnh này.
3.3.2. Hình tƣợng Trần Nguyên Đán
Trần Nguyên Đán là một hình tƣợng khá đặc biệt trong tác phẩm của Nguyễn Phi Khanh. Trần Nguyên Đán không phải là nhà nho, nhƣng trong thơ văn Nguyễn Phi Khanh, nhà quý tộc này lại tồn tại trong hình tƣợng một nhà nho chân chính với tất cả mọi đặc điểm, tƣ cách, hành vi, suy tƣ, ứng xử…
mang màu sắc Nho giáo. Trong “Thanh Hư động ký”, điểm nổi bật nhất ở
hình tƣợng Trần Nguyên Đán chính là hành động theo Đạo: “Người một mình
gánh vác công việc của những ngày nước nhà điêu đứng vậy. (…) Nếu không phải Người đã hành động theo lẽ trời thì có thể làm như thế được chăng?”, “Nếu không phải Người đã biết tìm thú yên vui theo lẽ trời, lại có thể như thế
được chăng?” [17, 497]. “Ôi! Thân phận một kẻ đại thần, khi tiến, khi lui, đều
có quan hệ với vận mệnh của nước nhà, cho nên người quân tử vẫn ôm mối lo suốt đời, nào phải như kẻ bỉ phu thờ vua, đã lo được lại lo mất, khi được thì a
dua, nịnh hót, chẳng việc gì là chẳng làm; khi mất thì hất hủi bỏ đi, trong lòng
hậm hực.” [17, 498]
Trong thơ, hình tƣợng Trần Nguyên Đán cũng không vƣợt ra ra ngoài nguyên tắc đó:
- “Ngu đình dĩ tác lai nghi phượng,
Phó dã liêu hoàn tế cự châu.”
(Đã làm chim phƣợng đến múa ở sân nhà Ngu, Rồi lại về Nội Phó chèo thuyền lớn qua sông.)
[17, 402-403]
- “Hàn tùng vãn cúc Uyên Minh kính,
Độc thụ cô thôn Tử Mỹ đường”
(Phụng canh Băng Hồ tướng công ký tặng Đỗ Trung Cao vận)
(Tùng già cúc muộn, vƣờn cũ Uyên Minh, Xóm lẻ cây đơn, căn nhà Tử Mỹ.)
[17, 431-432] Đƣơng nhiên, Nguyễn Phi Khanh có cơ sở hiện thực để làm công việc “đổi vai” đó. Chúng ta đều biết rằng, Trần Nguyên Đán là một nhà quý tộc đã bị Nho hoá với mức độ sâu sắc. Trong con ngƣời Trần Nguyên Đán tồn tại cả hai mặt: quý tộc và nho sĩ. Nhƣng vấn đề là ở chỗ, Nguyễn Phi Khanh hoàn toàn không nhắc đến vai trò quý tộc của Trần Nguyên Đán. Có nghĩa là, với Nguyễn Phi Khanh, Trần Nguyên Đán đã đƣợc Nho giáo hoá tuyệt đối. Ông nhìn Trần Nguyên Đán bằng con mắt của nhà nho, và giải thích mọi hiện tƣợng bằng hệ tiêu chí Nho gia. Chính vì thế, trong thơ văn Nguyễn Phi Khanh, hình tƣợng Trần Nguyên Đán là hình tƣợng một nhà nho mẫu mực. Sau này, Nguyễn Trãi cũng sẽ nhìn về Trần Nguyên Đán theo cách đó. Cảm quan trên rất tiêu biểu cho cách thức ứng xử với thế giới của nhà nho, họ không bao giờ
nhìn sự vật nhƣ nó vốn có, mà luôn áp đặt lên đó chủ quan của mình, đem lại cho nó một đời sống hoàn toàn khác. Điều này có truyền thống từ ngƣời sáng lập Nho giáo. “Kinh Thi” là bộ sách tập hợp những bài ca dao cổ của Trung Quốc, nhƣng Khổng Tử lại thấy trong đó những biểu hiện cho giáo lý của ông:
“Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quán, khả dĩ quần, khả dĩ oán, nhĩ chi sự phụ, viễn chi
sự quân, đa thức ư điểu thú thảo mộc chi danh” [22, 274] (Xem Thi có thể
phấn khởi đƣợc ý chí, xem xét đƣợc việc hay dở, hoà hợp đƣợc với mọi ngƣời, bày tỏ đƣợc nỗi sầu oán, gần thì học việc thờ cha, xa thì học việc thờ vua, lại biết đƣợc nhiều tên chim, muông, cỏ, cây). Các nhà nho đời sau cũng theo cách
đó mà hiểu “Kinh Thi”: “Trong bài ca Quyển nhĩ có suy nghĩ của hoàng hậu.
Nàng phải là chỗ dựa cho chồng, giúp chồng tuyển chọn những người khôn ngoan, kiểm tra những người có chức vụ, nhận ra sự tận tuỵ và việc làm của
những thần dân.” [60, 43].
Nói chung, hình tƣợng Trần Nguyên Đán trong thơ Nguyễn Phi Khanh cũng không có gì khác biệt lắm so với khi ông viết về những nhà nho nhƣ Hồ Tông Thốc, Vũ Thích Chi, Lê Dung Trai…, có khác chăng chỉ là tình cảm đặc biệt sâu nặng ông dành cho nhạc phụ- ân nhân của mình, ngƣời mà Nguyễn Phi Khanh phải hàm ơn tri ngộ, dù rằng ông không công nhận điều đó:
“Chúc tụng khởi tư môn hạ sĩ, Quyền quyền chỉ vị ái tư dân”
(Nguyên nhật thướng Băng Hồ tướng công)
(Chúc tụng đây há phải vì tình riêng của kẻ sĩ dƣới trƣớng, Mà chỉ vì tấm lòng thắm thiết yêu thƣơng dân.)
[17, 456] Nhƣ thế, có thể thấy rằng hình tƣợng Trần Nguyên Đán trong thơ Nguyễn Phi Khanh là hình tƣợng một nhà nho đích thực. Chính vì thế chúng tôi đã không đặt tiểu mục này là “Hình tƣợng quý tộc bị Nho hoá” dù rằng cái tên
này khi mới nghe có vẻ cùng tiêu chí hơn. Mặt khác, vì trên thực tế, Trần Nguyên Đán không phải là một nhà nho nên chúng tôi cũng không xếp chung hình tƣợng này vào mục hình tƣợng nhà nho.
3.3.3. Hình tƣợng vị thánh quân trong mộng tƣởng