7. Kết cấu của luận văn
2.2.3. “Thế lộ phong đào, ngã diệc châu” Bi kịch cá nhân trong bi kịch
bi kịch thời đại - Mối quan hệ với Hồ Quý Ly và vƣơng triều Hồ
Có thể nói rằng, cuộc đời của Nguyễn Phi Khanh là một bi kịch. Nhƣng đó không phải là bi kịch của một cá nhân đơn thuần, không phải chỉ là câu chuyện về hoàn cảnh éo le phức tạp của một con ngƣời cụ thể. Nhìn từ phía xã hội thì đó là mâu thuẫn xã hội biểu hiện trong một cá nhân. Đó là bi kịch của cái mới ra đời khi cái cũ chƣa mất hẳn. Nó đã không đƣợc chấp nhận, phải gặp quá nhiều ngáng trở, thậm chí là phải trả giá, hy sinh. Nguyễn Phi Khanh chính là điểm va đập giữa những xu thế vận động đa dạng của các hệ tƣ tƣởng, các thiết chế, các lực lƣợng trong xã hội.
Bi kịch cuộc đời Nguyễn Phi Khanh tƣởng nhƣ chỉ khởi đầu từ mối quan hệ cá nhân giữa ông và vƣơng triều Trần. Cuộc hôn nhân với ngƣời trong hoàng tộc đã dẫn đến việc ông bị triều đình bỏ rơi, bao nhiêu công sức dùi mài kinh sử, mọi ƣớc mơ, hoài bão có vẻ nhƣ vĩnh viễn bị chôn vùi. Nhƣng câu chuyện dƣờng nhƣ ngẫu nhiên này lại chỉ là hệ quả của những mối tƣơng tác,
sự giằng co giữa các lực lƣợng trong xã hội. Nguyễn Phi Khanh sinh ra ở một trong những thời đại hiếm hoi mà bản thân xã hội đã không thể tiếp tục tồn tại mãi trong sự mập mờ và thoả hiệp của những sự phức tạp, hoang mang đã lên đến cực điểm. Sự minh bạch của các mối quan hệ, các xu thế vận động là không tƣởng và không phải bao giờ cũng cần thiết. Nhƣng giữa sự nhằng nhịt tƣởng nhƣ vô vọng đó lại luôn tồn tại những dấu hiệu nhận biết một mạch ngầm tiềm ẩn xu thế chủ đạo cho tƣơng lai, bắt nguồn từ đòi hỏi khách quan của chính những điều kiện quy định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Và đến những thời điểm nhất định, bản thân sự phát triển yêu cầu phải có đƣợc tình trạng rành mạch cho một quyết định dứt khoát lựa chọn, dứt khoát đoạn tuyệt để bƣớc sang một chặng đƣờng mới. Song, với những thời điểm nhƣ thế, đằng sau hy vọng về một tƣơng lai đẹp đẽ thƣờng là vô vàn những sự thất bại và tuyệt vọng đắng cay. Đó là nỗi đau đánh mất bản thân mình của những giá trị đã thành quá khứ và sự trả giá quá đắt của những lực lƣợng muốn trở thành giá trị của tƣơng lai. Xã hội phải chịu những vết cắt đau đớn cho một sự lột xác thật sự.
Nguyễn Phi Khanh ở vào chính một giai đoạn nhƣ thế. Và vô tình hay tất yếu, ông đã trở thành nạn nhân của cái sẽ là động lực phát triển của xã hội. Cuộc đời Nguyễn Phi Khanh chính là hình ảnh phản chiếu quá trình Nho giáo trong giai đoạn tìm kiếm chỗ đứng của mình trong xã hội Đại Việt thế kỷ XIV- XV, bao gồm cả niềm hy vọng vô bờ bến cũng nhƣ sự mất mát tƣởng nhƣ không thể bù đắp nổi. Nguyễn Phi Khanh là một con ngƣời của tƣơng lai, nhƣng lại bị quá nhiều sợi dây quá khứ níu kéo lại. Nho giáo tuy đã là xu thế tất yếu của thời đại, nhƣng không nhiều ngƣời nhận thức đƣợc điều đó. Những cố gắng níu giữ quá khứ của thế lực vẫn đang nắm quyền lực cũng nhƣ sự phản ứng của xã hội vẫn chƣa đƣợc chuẩn bị đầy đủ cho sự tiếp nhận Nho giáo một cách hoàn toàn đã khiến nó phải đối mặt những ngáng trở không mong muốn. Sự phát khởi của Nho giáo đã tạo nên ở Nguyễn Phi Khanh hình ảnh một thế hệ
nho sĩ chủ nhân của tƣơng lai. Còn những vấp váp Nho giáo gặp phải đã khiến Nguyễn Phi Khanh có một cuộc đời bi kịch đáng tiếc. Chính bản thân Nguyễn Phi Khanh đã nhạy cảm nói rất chính xác về số phận của mình trong một bài thơ hoạ vần với Nguyễn Hán Anh, ngƣời anh em đồng hao cùng cảnh ngộ:
“Nhân tình gian hiểm, quân phương cốc, Thế lộ phong đào, ngã diệc châu”
(Hồng Châu Kiểm chính dĩ dư vận tác thuật hoài thi, kiến phúc, dụng kỳ vận dĩ tặng, Kỳ nhất)
(Anh đang là cái bánh xe lăn trong sự gian hiểm của tình ngƣời, Tôi cũng nhƣ con thuyền trong cơn sóng gió của đƣờng đời)
[17, 449] Trong cuộc đời Nguyễn Phi Khanh có hai chặng đời cay đắng, nhƣng tiếc thay hai chặng này lại chiếm gần hết cuộc đời của ông. Đó là khoảng thời gian từ lúc Nguyễn Phi Khanh thi đỗ đến khi nhà Hồ cƣớp ngôi và từ khi nƣớc Đại Việt rơi vào tay nhà Minh trở về sau. Chặng đƣờng còn lại có thể tạm gọi là đắc ý của ông chỉ kéo dài vẹn vẹn trên dƣới năm năm. Thi đỗ, mong mỏi làm quan, nhiệt huyết của tuổi trẻ, của tầng lớp nhà nho mới lên đang hừng hực trong huyết quản chàng trai trẻ đã bị đối xử tàn nhẫn. Thƣợng hoàng Trần Nghệ Tông, một vị vua dù đã mang trong mình xu thế Nho giáo hoá nhƣng vẫn bỏ Nguyễn Phi Khanh không dùng vì lý do không thể chấp nhận kẻ bình dân dám
vƣợt phận kết hôn với ngƣời trong hoàng tộc(1). Đó cũng là chuyện có thể hiểu
(1)
Bùi Văn Nguyên lý giải chuyện này như sau:“Tuy đỗ đại khoa, Nguyễn Ứng Long vẫn không được triều đình bổ dụng, vì phía quý tộc nhà Trần e ngại Ứng Long có vai vế về hàng quan văn, lại thêm quyền hành cho gia đình họ Nguyễn của ông, vốn có nhiều người đã nắm các chức vụ trọng yếu về hàng quan võ (ông nội, cha và các bác của ông), như đã nói ở trên. Thế là thượng hoàng Trần Nghệ Tông, dựa vào lệ nhà Trần hạn chế bổ dụng những người họ khác lấy con gái quý tộc, bèn bỏ ứng Long không cất nhắc.” [7, 7]. Chưa bàn đến tính xác thực về gia thế Nguyễn Phi Khanh thì nguyên nhân chuyện này có lẽ không đơn giản nằm ở cá nhân Nguyễn Phi Khanh.
đƣợc với triều đại nhà Trần cùng những quy định ngặt nghèo về hôn nhân nội tộc. Nhƣng trong khi đó Nghệ Tông lại vi phạm một quy định khác của nhà Trần khi sử dụng Hồ Quý Ly là ngƣời họ ngoại. Ông ta xử sự nhƣ đầy mâu thuẫn và lúng túng trong một tình thế cũng đang ở trạng thái dang dở khi những vấn đề nảy sinh đã không còn nằm trong những giới hạn quen thuộc đã biết của thời đại. Những chuyện dƣờng nhƣ tình cờ đó liên quan đến những mâu thuẫn nằm trong con ngƣời Trần Nghệ Tông, vừa tin dùng nho sĩ vừa không an tâm khi vây quanh mình đều là nho sĩ. Nhƣng ở chừng mực nào đấy, sự việc đó xảy ra nhƣ một nỗ lực của vị vua đã mơ hồ linh cảm thấy một đợt sóng ngầm đang dâng lên không có cách gì ngăn chặn. Thực tế là thiết chế quân chủ quý tộc nhà Trần chƣa thể chấp nhận nho sĩ nhƣ một tầng lớp có tiếng nói trong xã hội cũng nhƣ chƣa thể bỏ qua những chuyện liên quan đến lợi ích dòng tộc. Họ có thể coi đám nho sinh là kẻ giúp việc chứ không dễ dàng chấp nhận đó là thành viên trong cùng tầng lớp.
Nhà Hồ thành lập có thể coi là một cơ hội cho Nguyễn Phi Khanh. Hồ Quý Ly với chính sách Nho giáo hoá quyết liệt đất nƣớc đã mở hy vọng cho tầng lớp nho sĩ. Ơn huệ của nhà Trần chƣa đủ mạnh để nhà nho sống chết vì nó. Nho sĩ không mấy ngần ngại ra giúp sức cho nhà Hồ. Với Nguyễn Phi Khanh thì mọi chuyện lại càng đơn giản. Ông không hề mắc nợ nhà Trần để có bất kì ràng buộc nào. Dƣờng nhƣ ông đã ra làm quan cho nhà Hồ ngay lập tức, khởi đầu với chức quan Học sĩ Viện Hàn lâm. Sau đó ông dần làm đến chức Thông chƣơng đại phu, đại lý Tự khanh kiêm Trung thƣ thị lang, Thái tử Tán thiện đại phu, Tƣ nghiệp trƣờng Quốc Tử Giám… Có lý do để tin rằng, khi nhà Minh xâm chiếm, Nguyễn Phi Khanh đang làm một chức quan khá to trong triều đình.
Hồ Quý Ly là ngƣời gần nhƣ đồng niên với Nguyễn Phi Khanh, là một nhà cải cách xã hội theo hƣớng Nho giáo hoá triệt để nhất đƣơng thời. Không phải ngẫu nhiên mà tình cảm của Nguyễn Trãi đối với Hồ Quý Ly khá sâu
nặng, hơn với bất kỳ nhân vật nào của nhà Trần. Vào đời Lê, mặc dù có nhiều lý do cấm kị, nhƣng Nguyễn Trãi đã gọi Hồ Quý Ly là "anh hùng”. Lý do của chuyện này một phần không nhỏ vì sự đãi ngộ của Hồ Quý Ly đối với bản thân ông và nhất là đối với Nguyễn Phi Khanh. Đặc biệt, tài năng và những việc Hồ Quý Ly đã làm cho Nho giáo là không thể phủ nhận.
Thế nhƣng, Hồ Quý Ly lại thất bại sau những chính sách Nho giáo hoá ráo riết. Những gì Hồ Quý Ly làm chỉ đem lại kết quả nhiều năm sau đó, khi nhà Lê khôi phục đất nƣớc, chọn con đƣờng Nho giáo hoá. Thất bại của nhà Hồ kéo theo những bi kịch cho những số phận cá nhân và cả đất nƣớc, nhƣng với Nho giáo, đó lại không phải là bƣớc diệt vong. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Nguyễn Phi Khanh đã phải chịu chung số phận với Hồ Quý Ly và nhà Hồ. Họ đều là đại diện của cái mới trong xã hội- đó là Nho giáo. Nhƣng Nho giáo đã không dễ dàng tìm đƣợc chỗ đứng cho mình. Nó cần có những vật hy sinh để đổi lấy một địa vị vững chắc trong tƣơng lai. Vƣơng triều Hồ hay Nguyễn Phi Khanh đều là những vật hy sinh nhƣ thế. Phải chăng đó chính là điều mà
Nguyễn Trãi gọi là “Anh hùng di hận kỷ thiên niên”?
Nho sĩ đang đứng trƣớc những cơ hội hoàn toàn mới cho tƣơng lai của cả tầng lớp. Nhƣng với mỗi cá nhân, họ phải trải qua nhiều thử thách để đi tới
tƣơng lai đó. Nguyễn Phi Khanh tiêu biểu cho loại hình tác giả nhà nho thế
kỷ XIV không chỉ ở khía cạnh đang lên mà còn cả ở những ngáng trở mà họ gặp phải.
Không suôn sẻ nhƣ Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sƣ Mạnh hay Lê Quát…., cuộc đời Nguyễn Phi Khanh với những trắc trở thực sự là một trƣờng hợp khá đặc biệt nhƣng vẫn phản ánh đúng thực trạng của Nho giáo thế kỷ XIV ở một mặt khác, sâu sắc và phức tạp hơn nhiều. Nho giáo quả thực đang trên đà trở thành hệ tƣ tƣởng chính thống. Những ảnh hƣởng của Nho giáo cùng sự tấn công từ mọi phía của nó có cơ sở xã hội vững chắc. Không có cơ hội cho xã hội
Việt Nam đi một con đƣờng ngoài quỹ đạo của Trung Quốc từ ngày Việt Nam gia nhập khối văn hoá Đông Á. Nho giáo nói riêng và văn hoá Trung Quốc nói chung đã là một lựa chọn của lịch sử. Dù con đƣờng đó đƣa ngƣời Việt Nam đến đâu thì nó đã là hợp lý trong thời gian này.
* * *
Những diễn biến tƣ tƣởng, chính trị, xã hội sôi nổi ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIII đã có tác động mạnh mẽ tới văn học. Nó đã tạo ra một loại hình tác giả rất đặc biệt, sẽ là loại hình tác giả quan trọng nhất của nền văn học Việt Nam trung đại- loại hình tác giả nhà nho. Ở thế kỷ XIV, khi Nho giáo chƣa đạt đƣợc vị trí hệ tƣ tƣởng độc tôn, nhà nho chƣa có địa vị cao trong xã hội dù số lƣợng đã tƣơng đối đông đảo, thì ở lĩnh vực văn chƣơng, loại hình tác giả nhà nho đã chiếm lĩnh văn đàn. Điều này nảy sinh chủ yếu từ đặc thù của nhà nho, là đƣợc đào tạo văn chƣơng chữ nghĩa một cách điêu luyện từ trong khoa cử. Chính vì thế, họ làm văn chƣơng đầy tính “chuyên nghiệp” so với các loại hình tác giả khác trƣớc đó, gần nhƣ nho sĩ nào cũng có thể là một nhà thơ, nhà văn.
Nhà nho ở thế kỷ XIV mang những đặc trƣng của thời đại. Ở họ vẫn còn những hồi vọng của văn hoá Phật giáo và học phong Đông A cũng nhƣ chất phóng khoáng của một thời đại khoan dung. Và vì chƣa trải quan trƣờng hoặc có thì mức độ va chạm với thực tế chƣa sâu sắc, chƣa gặp nhiều thất bại nên họ còn rất lãng mạn và bồng bột. Họ là lớp ngƣời hăng hái nhập thế, đầy niềm tin vào Nho giáo và năng lực của bản thân. Chính vì thế mà tính chất Nho giáo ở họ chƣa phải là tiêu biểu nhất.
Văn chƣơng của loại hình tác giả này đã phản ánh đúng tính chất chƣa điển hình đó ở họ. Những đặc trƣng cơ bản nhất của văn chƣơng Nho giáo đã hình thành, nhƣng ở mức độ chƣa sâu sắc, phức tạp. Cũng còn nhiều ảnh hƣởng của văn học nhà nho và quý tộc trong đó.
Từ những kết quả khảo sát tình hình loại hình tác giả nhà nho và văn chƣơng của họ giai đoạn thế kỷ XIII- XIV, chúng tôi muốn coi đó là những cơ sở để nhìn nhận Nguyễn Phi Khanh trong tổng thể. Rõ ràng, Nguyễn Phi Khanh không phải là một hiện tƣợng cá biệt mà chỉ là một trƣờng hợp điển hình trong bối cảnh chung của loại hình tác giả này. Tính chất giao thời ở Nguyễn Phi Khanh là khá tiêu biểu. Ông là một nhà nho ở giai đoạn Nho giáo đang trên
hành trình tìm đến vai trò độc tôn. Nguyễn Phi Khanh tiêu biểu cho phƣơng
diện lãng mạn, bồng bột của lớp nhà nho đặt đầy niềm tin và lý tƣởng vào học thuyết và bản thân. Nhƣng ông còn tiêu biểu hơn cho những trở ngại mà Nho giáo đã phải trải qua để đạt đƣợc địa vị thống trị trong lịch sử Việt Nam. Cuộc đời Nguyễn Phi Khanh thất bại nhiều hơn là thành công, nhƣng đó là số mệnh của một cá nhân trong số mệnh chung của cả một hệ tƣ tƣởng, của lịch sử đất nƣớc. Những thất bại đó là tiền đề cho thành công mà Nho giáo sẽ có cũng nhƣ vị thế mà nhà nho sẽ đạt đƣợc trong một tƣơng lai không xa.
CHƢƠNG 3 :
THƠ VĂN NGUYỄN PHI KHANH - SỰ ĐỊNH HÌNH CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO
THỜI VÃN TRẦN SANG HỒ
Cơ sở quan trọng nhất để nghiên cứu một loại hình tác giả xét cho cùng lại chính là những sáng tác của loại hình tác giả đó. Thơ văn Nguyễn Phi Khanh đã định hình khá rõ nét những đặc điểm cơ bản của văn học nhà nho. Tuy thế, ở ông cũng sẽ bắt gặp những ảnh hƣởng dẫu chỉ còn mờ nhạt của truyền thống văn chƣơng Đông A. Tác phẩm Nguyễn Phi Khanh chính là nơi cho thấy rõ nhất những đặc điểm loại hình tác giả của ông, cả những điểm đƣợc coi là tiêu biểu lẫn những chỗ chƣa thật chín muồi.
Về thơ văn Nguyễn Phi Khanh, chúng ta biết đến hai tập: “Nhị Khê thi
tập”, “Nguyễn Phi Khanh thi văn”, nhƣng đến nay chỉ còn giữ lại đƣợc
“Nguyễn Phi Khanh thi văn” gồm 77 bài thơ và hai bài văn của Nguyễn Phi
Khanh do Dƣơng Bá Cung sƣu tập, in trong bộ “Ức Trai di tập”. Phần lớn số
thơ văn này có mặt trong “Toàn Việt thi lục” của Lê Quý Đôn. Sau này, toàn
bộ tác phẩm đó đƣợc dịch và in trong “Thơ văn Lý Trần” tập 3. Hai nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên và Đào Phƣơng Bình có tuyển chọn 56 bài in
trong “Thơ văn Nguyễn Phi Khanh”. Ngoài ra, trong các bộ tuyển tập hoặc
tổng tập, thơ văn Nguyễn Phi Khanh cũng luôn đƣợc tuyển chọn với số lƣợng
đáng kể. Ở luận văn này, chúng tôi sẽ dùng bản phiên âm và dịch nghĩa của
“Thơ văn Lý- Trần” tập 3, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978.