7. Kết cấu của luận văn
2.1.1.2. Một số thuộc tính nổi bật “mang tính thời đại”
Thế kỷ XIII, XIV trong lịch sử Việt Nam là thời kỳ đang lên của tầng lớp nho sĩ. Địa vị có đƣợc chƣa quá cao, nhƣng cũng vì thế mà chƣa nếm trải quá nhiều thất bại cũng nhƣ chƣa chạm quá sâu vào những mặt phức tạp của thực tế cuộc sống quan trƣờng, đám nho sĩ thời kỳ đầu này còn vô cùng lạc quan và hăm hở với khát vọng hành đạo giúp đời. Và thời thế dƣờng nhƣ cũng khiến cho những hoài bão của họ đƣợc thoả mãn. Nhà nho bắt đầu đƣợc dùng, chƣa phải ở những vị trí cao nhƣng đã là cơ hội cho họ thể hiện năng lực và nhiệt huyết. Những tên tuổi thành công trên quan trƣờng khá nhiều: Trần Thì Kiến,
Đoàn Nhữ Hài, Đỗ Thiên Hứ, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Dũ, Phạm Mại, Phạm Ngộ, Nguyễn Trung Ngạn, Lê Quát, Phạm Sƣ Mạnh, Lê Duy, Trƣơng Hán Siêu, Lê Cƣ Nhân… Có thể kể đến trƣờng hợp Mạc Đĩnh Chi, đỗ trạng nguyên khoa thi năm 1304. Theo giai thoại thì do dung mạo ông nhỏ bé, xấu xí mà vua Trần Anh Tông đã không hài lòng và định lấy ngƣời khác thay vị trí trạng
nguyên. Vì thế mà Mạc Đĩnh Chi làm bài “Ngọc tỉnh liên phú” nổi tiếng và
đã chinh phục đƣợc nhà vua. Sau đó thì con đƣờng làm quan của ông tƣơng đối hanh thông, từ chức Thái học sinh hoả dũng thủ dần thăng đến chức Tả bộc xạ dƣới thời Trần Hiến Tông. Ông cũng đã từng đi sứ Bắc. Tài năng ứng đối trôi chảy cũng nhƣ khí tiết cứng cỏi của ông còn đƣợc lƣu truyền qua chuỗi giai
thoại về chuyến đi này. Giáo sƣ Đinh Gia Khánh nhận định: “Trong khi tầng
lớp quý tộc, nhất là tăng lữ sa sút dần thì tầng lớp địa chủ thứ dân lại phát triển. Nho sĩ quan liêu đại diện cho tầng lớp này đã dần dần giành được địa vị chủ chốt của bộ máy Nhà nước. Để thực hiện lý tưởng tu, tề, trị, bình của mình, với sinh lực của một tầng lớp xã hội đang phát triển, trong khí thế vươn lên mạnh mẽ của toàn dân tộc, nho sĩ đã đẩy lùi ảnh hưởng của tăng lữ, giành ưu
thế trong xã hội” [50, 68]. Trần Nho Thìn gọi đây là “giai đoạn mà niềm tin
vào khả năng xây dựng thế giới của Nho giáo (trước đó là Phật giáo) còn rất mạnh mẽ. Vua thi hành “nhân nghĩa”, thần dân giữ đạo trung hiếu, kẻ sĩ tu thân… là cách tốt nhất để ổn định trật tự xã hội, xây dựng nền thái bình thịnh trị. Nhà văn, nhà thơ bằng sáng tác văn thơ phải chuyển tải được đạo lý đó, phải dùng văn thơ để tự nhắc nhở động viên bản thân tự tu dưỡng nhân cách. Giới nghiên cứu quốc tế gọi đó là không tưởng xã hội. Lý tưởng thật nhân đạo
và tốt đẹp nhưng không thể thực hiện được” [92, 31].
Lê Quý Đôn nhận xét về nho sĩ thời Trần nhƣ sau: “Đấy là những người
trong trẻo, cứng rắn, cao thượng, thanh liêm, có phong độ như sĩ quân tử đời
Tây Hán, thật không phải người tầm thường có thể theo kịp được” [4, 258].
xét đến tính chất vận động của xã hội để xem nhà Trần nhƣ một thời đại hoàng
kim của nhà nho, nhƣng lại vô cùng xác đáng khi nhận ra chất phóng khoáng,
bồng bột không lặp lại của nho sĩ nhà Trần. Tính chất này có đƣợc do chính không khí xã hội còn rất khoáng đạt của nhà Trần, của trạng thái Nho, Phật, Đạo tịnh hành, khi Nho giáo còn chƣa kịp thiết lập một thiết chế chặt chẽ dần
trở thành khô cứng cho xã hội, Hay nói cách khác, điều này phản ánh tính chất
chƣa tiêu biểu của nho sĩ đời Trần.
Bản thân những nhà nho cũng chƣa xuất hiện các khuynh hƣớng quá quyết liệt. Những sự lựa chọn với họ còn rất giản dị và nhẹ nhàng. Họ không quá day dứt với vấn đề xuất xử khi gặp phải bất bình trong thời cuộc. Chu Văn An là một ví dụ. Dâng sớ chém bảy tên nịnh thần không đƣợc Dụ Tông chấp thuận, ông lập tức giũ áo từ quan, trở về núi Chí Linh, vui cùng cảnh “Tịch
mịch sơn gia trấn nhật nhàn” (Nhà ở trên núi vắng vẻ, suốt ngày thảnh thơi)
[17, 61], và dƣờng nhƣ thoả mãn cùng khí tiết của mình. Dù rằng tấm lòng đôi
lúc vẫn gợn những nỗi niềm với vua, với nƣớc: “Thốn tâm thù vị như hôi thổ-
Văn thuyết tiên hoàng lệ ám huy” (Tấc lòng này hẳn chƣa nguội lạnh nhƣ tro
đất, Nghe nói đến Tiên hoàng luống gạt thầm giọt lệ) [17, 62], nhƣng ông vẫn không trở lại triều đình ngay cả khi Nghệ Tông đã lên ngôi và mời về. Tuy vậy, Chu Văn An cũng lại là một trƣờng hợp hiếm hoi đã phải lựa chọn con đƣờng xuất xử. Cuối thời Trần và cuộc thay đổi triều đại Trần- Hồ là một giai đoạn nhiều biến động, nhƣng có không nhiều nhà nho tính đến chuyện rút lui quy ẩn. Thậm chí, chuyện nhà Hồ tiếm ngôi lẽ ra là một trọng tội trong mắt nhà nho, nhƣng thực tế, tầng lớp nho sĩ đƣơng thời đã không có tiếng nói đáng kể lên án; ngƣợc lại, nhà Hồ lên cầm quyền, nho sĩ lũ lƣợt ra làm quan. Nhà nho đƣợc trọng dụng nhiều hơn, và họ cũng hăm hở hơn với việc thực thi khát vọng của bản thân, hành đạo giúp đời. Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tƣợng này? Thời Trần, số lƣợng nhà nho dù đã tăng đáng kể nhƣng vẫn chƣa phải là lớn. Nho sĩ chƣa đƣợc giữ những trọng trách ở triều đình, ơn huệ của nhà Trần với họ cũng
chƣa đủ sâu sắc, cho nên lựa chọn xuất xử với họ chƣa đặt thành vấn đề, các cách thức hành xử nói chung cũng chƣa phải đi đến những quyết định quá cực đoan. Trong khi đó, Hồ Quý Ly lại chính là đại diện bảo trợ cho tầng lớp nho sĩ đang lên chống lại thế lực quý tộc. Nhà Hồ thực sự đã mở ra nhiều cơ hội cho giới học trò của Khổng Tử ở Việt Nam thời kỳ đó. Những trƣờng hợp nhƣ của Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Hán Anh là rất điển hình. Sau này, trải qua thời cực thịnh của Nho giáo dƣới triều Lê Thánh Tông, sự kiện cƣớp ngôi của nhà Mạc hay tình thế vừa vua vừa chúa sẽ cho thấy một khung cảnh ứng xử hoàn toàn khác của nhà nho Việt Nam. Đó sẽ là những bi kịch đau đớn, tuyệt vọng của sự trung thành, của những cái chết báo đền ơn vua.
Nhƣng Nho giáo lúc này vẫn chƣa đạt đƣợc địa vị độc tôn trong xã hội Việt Nam. Trên con đƣờng đi đến đích đó, Nho giáo cũng nhƣ nhà nho đã phải đối mặt với không ít thất bại mà sự đổ vỡ của cha con Hồ Quý Ly và việc một lần nữa đất nƣớc rơi vào tình cảnh bị đô hộ sau những tháng ngày độc lập huy hoàng tuy đã không tạo ra sự suy sụp ở nho sĩ nhƣng cũng đặt tầng lớp này trƣớc những thách thức thực sự. Trải qua sự kiện này, họ đã là lớp ngƣời trƣởng thành với sự tham gia tích cực và đảm đƣơng sứ mệnh đặc biệt trong cuộc đấu tranh và vận động giành lại độc lập của dân tộc.
2.1.1.3. Ảnh hưởng Phật- Đạo và học phong Đông A
Nhà nho từ bản thân sự thiếu hụt của Nho giáo với tƣ cách là một hệ thống triết học hay tôn giáo đã không thể không cần đến những hệ tƣ tƣởng khác. Phật gia và Đạo gia đã đáp ứng một phần những đòi hỏi về mặt bản thể luận, vũ trụ quan hay giải toả cho tâm hồn, cho con ngƣời cá nhân hay vấn đề tâm linh, tôn giáo sau những vận lộn với đạo lý và con ngƣời chức năng Nho gia, không chỉ khi đã trở về nơi điền viên thôn dã mà ngay cả trong những khoảnh khắc giữa lúc vẫn còn đang lăn lóc chốn quan trƣờng. Đó là nhà nho nói chung, nhà nho thời Lý- Trần đặc biệt còn đang sống trong thời đại đầy tinh
thần khoan dung. Khi ấy, Phật giáo vẫn còn đang rất thịnh hành trong dân chúng và chốn triều đình, tam giáo vẫn đƣợc chấp nhận là tịnh hành. Dù có ý thức hay không thì các nhà nho ra đời trong thời kỳ này cũng khó mà không mang ảnh hƣởng của Lão- Trang và nhất là Phật giáo. Trƣơng Hán Siêu vẫn đƣợc coi là một trong những nhà nho hăng hái nhất trong chiến dịch bài trừ
Phật giáo. Thế nhƣng Trƣơng Hán Siêu cũng vẫn chỉ bài xích “những kẻ giảo
hoạt trong bọn sư sãi” mà không có ý định động chạm thực sự đến bản thân
giáo lý nhà Phật. Hơn thế nữa, ông ta vẫn không tách đƣợc ra khỏi không khí
sùng bái Phật giáo đƣơng thời: “Tượng giáo đặt ra là để đạo Phật dùng làm
phương tiện tế độ chúng sinh; chính vì muốn khiến cho những kẻ ngu mà không
giác ngộ, mê mà không tỉnh lấy đó làm nơi trở về với nghiệp thiện” dù vẫn biết
rằng: “Đã là kẻ sĩ đại phu, nếu không phải đạo Nghiêu Thuấn, không bày tỏ
trước vua; không phải đạo Khổng Mạnh, không trước thuật” [16, 748-749].
Thực tế, Phật giáo vẫn là một phần của con ngƣời Trƣơng Hán Siêu.
Những nhà nho này không chỉ ảnh hƣởng Phật, Đạo trong thơ văn mà trong cả cách ứng xử cũng nhƣ suy nghĩ của họ. Đặc biệt có sự giao thoa giữa các loại hình tác giả nhà nho và nhà sƣ. Ban đầu thời dựng nƣớc xuất hiện những vị thiền sƣ am hiểu Nho học. Đến đời nhà Trần lại có hiện tƣợng những nhà nho thậm chí đã học hành đỗ đạt lại xuất gia.
Tinh thần khoáng đạt của thời đại nhà Trần đã có những ảnh hƣởng
không nhỏ đến nhà nho thời kỳ này. Lê Quý Đôn nhận xét: “Bởi vì nhà Trần
đãi ngộ sĩ phu rộng rãi mà không bó buộc, hoà nhã mà có lễ độ, cho nên nhân vật trong một thời có chí khí tự lập, hào hiệp cao siêu, vững vàng vượt ra ngoài thói thường, làm rạng rỡ trong sử sách, trên không hổ với trời, dưới không thẹn
với đất.” [4, 258-259] Dĩ nhiên ý kiến của Lê Quý Đôn dựa trên những quan
niệm cơ sở rất khác chúng ta, nhƣng qua đó vẫn có thể thấy đƣợc sự khác biệt nhất định của nho sĩ thời Trần so với hậu nho. Đó là sự khác biệt chỉ có đƣợc do những ảnh hƣởng từ tính chất phóng khoáng của xã hội cũng nhƣ các chủ thể văn hoá nhà Trần.
2.1.2. Văn chƣơng nhà nho giai đoạn Trần- Hồ
2.1.2.1. Định hình ở bước đầu những đặc trưng của văn chương Nho giáo
Khi nền văn học Việt Nam bắt đầu ở điểm xuất phát thì tại Trung Quốc, quan niệm cũng nhƣ thực tế văn học đã đi qua rất nhiều chặng đƣờng và đạt đến nhiều đỉnh cao. Đó đã là nền văn học bị bao trùm bởi mỹ học mang màu sắc Nho giáo. Nhƣng nó cũng không còn thuần tuý theo quan niệm Nho gia mà đã bị pha trộn bởi ảnh hƣởng của nhiều luồng tƣ tƣởng khác nhau cũng nhƣ những thực tiễn đa dạng của cuộc sống. Không dễ dàng gì để phân tách ranh giới giữa đặc trƣng của văn chƣơng Nho giáo và văn chƣơng phi Nho giáo.
Giáo sƣ Trần Đình Hƣợu đã không phải vô cớ khi tỏ ý băn khoăn về việc tồn tại hay không một nền văn học Phật giáo ở Việt Nam thời Lý- Trần. Ông
viết: “Ở nước ta có lúc Phật giáo đã thống trị; trước văn học các nhà nho là
văn học các nhà sư. Nhưng có hay không có một nền văn học Phật giáo ở Việt Nam? Phải chăng khi bắt chước người Trung Quốc làm thơ, làm phú thì người viết cũng tự nhiên chấp nhận quan niệm văn học, quan niệm cái đẹp của thơ, phú? Về sau khi Nho giáo càng được đề cao thì quan niệm đó càng được điều
chỉnh, hoàn chỉnh theo Nho giáo?” [49, 55-56]. Vậy là, trƣớc khi văn chƣơng
của các nhà nho thống trị nền văn học Việt Nam, đã có một nền văn chƣơng mang nội dung và chịu ảnh hƣởng mạnh của Phật giáo nhƣng tự thân mang trong mình những yếu tố của nguyên lý mỹ học Nho gia. Tác giả của loại hình văn học này có thể là thiền sƣ hoặc vua chúa quý tộc, thậm chí là nhà nho. Điều này xuất phát từ nguồn gốc ngoại nhập của sự ra đời nền văn học Việt Nam. Từ khi vay mƣợn tiếng Hán và chữ Hán làm ngôn ngữ và văn tự cho văn chƣơng nói riêng và nhiều mặt của đời sống tinh thần nói chung, mặc nhiên ngƣời Việt Nam đã tiếp nhận một cách vô thức hệ thống quan niệm, nội dung, hình thức của di sản văn chƣơng của ngƣời Trung Quốc- trong đó Nho giáo là một thành
phần cơ bản cấu thành nên. Đây là một trong những nhận định hiếm hoi còn lại
của thời Lý- Trần nói về mối quan hệ giữa âm nhạc(1)
và chính trị:
“Tôi nghe, bài Tựa Kinh Thi có nói: “Âm nhạc của nước loạn nghe ai oán vì giận chính sự nước ấy sai trái. Âm nhạc của nước mất nghe bi thảm vì xót dân nước ấy khốn cùng”.
Nay chúa thượng rong chơi vô độ, chính giáo sai lìa, dân chúng buồn khổ. Đến nay càng tệ. Thế mà ngày ngày lại nghe âm nhạc ai oán, đó chẳng phải là điềm nước mất, nước loạn hay sao?”
[15, 528] Thật khó tin rằng đây không phải là lời phát biểu của một nhà nho mà lại là của một nhà sƣ- Nguyễn Thƣờng (?- ?). Ông là một thiền sƣ sống dƣới triều Lý Cao Tông, đã từng làm đến chức Tăng phó. Quan niệm về Văn- Đạo đó thực rõ ràng xuất phát từ hệ thống mỹ học Nho gia. Nó thƣờng xuất hiện trong chiếu biểu, tấu sớ, nhất là của các gián nghị đại phu của Trung Quốc nhiều lần. Chính vì vậy, sự tách biệt thật rõ ràng ranh giới giữa văn học nhà nho ở thời Trần- Hồ và văn học trƣớc đó thật không đơn giản. Thêm vào đó, chúng ta cũng thấy bức tranh toàn cảnh xã hội Đại Việt còn rất bề bộn thời Lý- Trần với sự pha trộn, đồng hành và đấu tranh lẫn nhau giữa các xu thế tƣ tƣởng đã không cho phép tồn tại một nền văn học thuần nhất.
Hơn thế nữa, cũng nhƣ bản thân loại hình nhà nho giai đoạn đó, bộ
phận văn học nhà nho này cũng chƣa thật tiêu biểu cho văn chƣơng nhà nho nói chung. Nó còn bị pha tạp và chịu ảnh hƣởng của quá nhiều hệ tƣ tƣởng vẫn rất mạnh cũng nhƣ không khí cởi mở của xã hội. Cũng nhƣ thế, cơ sở xã hội vẫn chƣa sẵn sàng cho một nền văn chƣơng nho giáo thực sự trƣởng thành.
(1)
Những nội dung của văn chƣơng nhà nho đều đã đƣợc hình thành ở bƣớc đầu. Có thể thấy sự hình thành của văn chƣơng Nho giáo thời kỳ này qua quan niệm về văn học, hệ thống chủ đề, đề tài, cảm hứng chủ đạo, hình tƣợng trung tâm, thể loại…
Lý luận văn học Việt Nam cho đến thế kỷ XV vẫn còn là khoảng trống. Kể cả nếu không có chuyện thƣ tịch mất mát thì có lẽ tình hình cũng không khả quan gì hơn nếu xét trình độ của văn học đến thời điểm đó cũng nhƣ truyền
thống và quá trình phát triển lý luận văn học nƣớc nhà nói chung(1). Đó cũng là
tình hình chung dù ở mức độ đỡ cực đoan hơn của cả nền văn học trung đại
Việt Nam. Nói về nhạc, Nguyễn Nhữ Bật (?- ?) có nhận xét: “Ngày nay, vua
trên thánh triết, vận nước hanh thông. Chế độ hưng thịnh, ổn định thành công.
Bỏ nhạc dâm để dùng nhã nhạc, hoà trăm họ để cảm thần thông.” [17, 318].
Về công việc chép sử, một tác giả khuyết danh viết rằng: “Khi ngòi bút vừa
dầm xuống mực; quỷ thần kinh mà lánh bóng xa” [17, 336]. Có thể coi những
phát biểu hiếm hoi còn sót lại của thời Lý- Trần trên là nằm trong quan niệm văn chƣơng truyền thống của nhà nho. Nó gần với những quan niệm “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí” của nhà nho.
Văn chƣơng trong quan niệm của Nho gia là “một ký hiệu tiếp giao với