7. Kết cấu của luận văn
1.2.1.2. Quý tộc nhà Trần và những kết cục
Trong triều đình, thay thế địa vị của các nhà sƣ trong buổi ban đầu là tầng lớp quý tộc, võ tƣớng. Khác với xuất thân từ giới võ tƣớng nơi núi rừng nhƣ nhà Ngô- Đinh- Lê, nhà Lý có gốc gác từ một tầng lớp có học, ở một trung tâm văn hoá lớn nhất của đất nƣớc đƣơng thời là Luy Lâu. Những việc làm của vị vua đầu tiên Lý Thái Tổ đã cho thấy bề dày văn hoá trong gia tộc này. Nhƣ một quy luật bình thƣờng, với một triều đại tồn tại trong hoà bình hơn hai trăm năm, tri thức đã không còn là độc quyền của nhà chùa. Nhƣng không phải nó đi vào trong dân gian ngay lập tức, mà ban đầu, nó đến với tầng lớp trên của xã hội. Nhà Trần là một dòng họ khởi nghiệp từ làng chài ven biển nhƣng đã chóng chiếm lĩnh đƣợc những đỉnh cao văn hoá thời đại. Ngay ông vua đầu tiên, Trần Thái Tông, đã có bóng dáng của một nhà hiền triết. Từ bài học mất nƣớc của nhà Lý, nhà Trần đã thực thi một chính sách toàn diện củng cố quyền lực dòng họ, nhằm tránh hoạ ngoại tộc. Chƣa có triều đại nào ở Việt Nam, tính chất quân chủ quý tộc tôn thất lại mạnh mẽ nhƣ vậy. Nhà Trần dùng chính sách kết hôn nội tộc, trao những trọng trách của quốc gia vào tay những ngƣời trong họ. Và đặc biệt, vƣơng hầu tôn thất nhà Trần đƣợc phong thái ấp, đƣợc quyền
khai khẩn ruộng hoang làm điền trang, có quân đội riêng: “Chế độ nhà Trần
các vương hầu đều ở phủ đệ ở hương của mình, khi chầu hầu mới đến kinh sư, xong việc lại về như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Hoắc Hương, Quốc
Chẩn ở Chí Linh” [12, 34]. Vai trò của quý tộc nhà Trần thực sự nổi bật trong
đời sống của đất nƣớc. Trong ba cuộc chiến thắng quân Nguyên- Mông, chính họ là những ngƣời xứng đáng có công đầu. Vào giai đoạn hƣng thịnh của mình,
nhà Trần đã có một thế hệ quý tộc tôn thất đầy tài năng và lòng kiêu hãnh, thực sự là bộ phận tinh hoa của đất nƣớc. Họ là những võ tƣớng tài ba nơi sa trƣờng; là những ngƣời quản lý đất nƣớc đƣợc lòng dân ở điện gác; là những thi sĩ, học giả đáng kính trong thƣ phòng; là những thiền sƣ cao đạo chốn chùa chiền. Ở họ có sự dung hoà giữa tinh thần phóng khoáng của giới võ tƣớng; tính chất thâm trầm nhƣng rộng rãi của văn hoá Phật giáo, và cả cái gọi là trung liệt của Nho gia. Xu hƣớng cởi mở của tầng lớp này thật sự rõ rệt. Nhƣng với riêng từng cá nhân thì dĩ nhiên tính chất và mức độ của các yếu tố đó là rất khác nhau. Ở đây chúng tôi sẽ chỉ quan tâm đến khía cạnh Nho giáo hoá ở tầng lớp này.
Trần Quốc Tuấn là một trƣờng hợp đáng lƣu tâm. Giáo sƣ Trần Đình Hƣợu có chỉ ra những điểm chứng minh rằng Trần Quốc Tuấn không sùng bái Phật giáo: không tham gia các hoạt động quyên tiền xây chùa, đúc chuông; những ngƣời về sau lên tiếng chống Phật giáo đều là môn khách của ông; tƣ tƣởng “Hịch tƣớng sĩ” có nội dung Nho giáo rõ rệt [48]. Là con của Trần Liễu, Trần Quốc Tuấn có đủ động cơ, khả năng cũng nhƣ cơ hội để làm phản (chƣa nói đến việc thành hay bại). Nhƣng thực tế ông lại ứng xử nhƣ một nhà nho. Ông đã là một trong những nhân vật tích cực nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, là vị tổng chỉ huy quân đội nhà Trần. Sử kể lại khá nhiều chuyện liên quan đến chữ trung kiểu nhà nho của Trần Quốc Tuấn: bỏ qua lời trăng trối của cha để một lòng phụng sự vua Trần, thử lòng con trai để khẳng định dứt bỏ thù xƣa, tắm cho Trần Quang Khải để thắt chặt mối đoàn kết nội bộ gia tộc. Đƣơng nhiên, nội dung Nho giáo ở Trần Quốc Tuấn còn rất nhiều pha tạp. Ngay chữ “trung” trong Hịch tƣớng sĩ cũng không hoàn toàn giống chữ “trung” của Nho gia mà nó còn có màu sắc của tinh thần võ hiệp thời Xuân Thu.
Chúng tôi lại đặc biệt chú ý tới trƣờng hợp của Trần Ích Tắc- một trƣờng hợp trái ngƣợc hoàn toàn với Trần Quốc Tuấn. Sử chép: “Khi 15 tuổi, thông
minh hơn người, thông kinh sử và các kỹ thuật, vẫn ngầm có chí tranh ngôi trưởng; từng đem thư riêng gửi khách buôn ở Vân Đồn, xin nhà Nguyên đem quân xuống Nam. Đến đây, quân Nguyên sang xâm lấn, Ích Tắc đầu hàng để mong được làm vua. Nhà Nguyên phong cho Ích Tắc làm An Nam quốc vương. Đến sau quân Nguyên bị thua, Ích Tắc trong lòng hổ thẹn, chết ở đất Bắc.”
[12, 59-60]. Trần Ích Tắc là một trong những ngƣời mở trƣờng dạy học tƣ đầu tiên ở kinh thành Thăng Long, tập hợp các văn sĩ bốn phƣơng cho học tập, chu cấp ăn mặc, dạy bảo thành tài. Nhiều ngƣời trong số đó sau này thành danh nhƣ Mạc Đĩnh Chi. Sau một chút, cũng ở kinh thành còn có trƣờng học của Chu Văn An cũng thu hút nhiều nhân tài trong nƣớc. Nhƣng, rõ ràng mục đích mở trƣờng học của Trần Ích Tắc khác rất xa so với Chu Văn An. Ông ta không có ý định là một thày dạy học thông thƣờng. Việc làm này gần với kiểu nuôi dƣỡng thực khách môn hạ trong nhà các vƣơng hầu công tử thời Xuân Thu hơn. Trần Ích Tắc rõ ràng là một ngƣời vừa có tài lại vừa có tham vọng, đồng thời cũng lại là một ngƣời có xu hƣớng Nho giáo rất rõ rệt. Cũng ảnh hƣởng mạnh của Nho giáo, nhƣng Trần Ích Tắc lại đi theo một con đƣờng khác hẳn Trần Quốc Tuấn. Mọi việc ông ta làm cũng xoay quanh khát vọng trở thành thiên tử, khi đầu hàng quân Nguyên cũng là tính tới khả năng mƣợn tay ngƣời khác để lên ngôi, chứ có lẽ không lƣờng đến chuyện mất nƣớc. Nho giáo của Trần Ích Tắc là thứ Nho giáo của kẻ làm vua chứ không phải của hạng làm tôi. Trƣờng hợp Trần Ích Tắc là bằng chứng về sức hấp dẫn của ngôi vua theo quan niệm của hệ quy chiếu chính trị Nho giáo.
Những chuyện trên đây xảy ra khi chế độ quân chủ quý tộc nhà Trần còn rất mạnh. Càng về sau, cùng với sự suy yếu của Phật giáo và sự mạnh dần lên của Nho giáo trong xã hội thì những yếu tố này trong tầng lớp quý tộc cũng có sự biến đổi tƣơng ứng. Xu thế đó lại đồng hành với sự suy yếu dần của địa vị tầng lớp này trong xã hội. Hành trang kiến thức cũng nhƣ bản chất xã hội của quý tộc xét cho cùng không thích hợp với vai trò nhà quản lý xã hội, những kẻ
giúp việc tận tuỵ của hoàng đế. Quý tộc nhà Trần coi việc đƣợc chia sẻ phú quý và quyền lực với nhà vua là điều hiển nhiên và không hề biết hàm ơn vì điều đó. Thậm chí, tƣ tƣởng “thiên hạ là của tổ tông” đã dẫn đến những chuyện nhƣ của Trần Ích Tắc và một phần nào của Trần Liễu trƣớc đó. Điều quan trọng nhất, là quyền lực của quý tộc tất sẽ dẫn đến sự suy yếu của nhà nƣớc trung ƣơng và tình trạng cát cứ. Điều ấy đã không có cơ hội tồn tại ở một đất nƣớc luôn phải thƣờng trực với nguy cơ bị xâm lƣợc từ nƣớc láng giềng phƣơng Bắc khổng lồ và đầy tham vọng. Trong khi ấy, một tầng lớp mới có đầy đủ những ƣu điểm cần cho sự củng cố quyền lực của chính quyền quân chủ đang ngày càng đông đảo và trên đà xâm chiếm các lĩnh vực xã hội, đó là tầng lớp nho sĩ.
Đến khi Hồ Quý Ly thôn tính nhà Trần, vai trò lịch sử của giới quý tộc về cơ bản đã chấm dứt. Quý tộc nhà Trần cùng với quá trình tranh giành quyền lực và tiếm ngôi của Hồ Quý Ly đã bị mất hết địa vị chính trị, kinh tế, xã hội, và cuối cùng bị tàn sát hàng loạt. Họ là những ngƣời, hiểu thời cuộc hay không, đã cố gắng kéo lùi lại bánh xe của lịch sử và tất nhiên là đã bị nghiền nát không thƣơng tiếc. Ngƣời đời sau sẽ gọi họ là những kẻ không thức thời. Nhƣng đám này lại rất đông và chiếm đa số trong hàng ngũ quý tộc.
Trong khi đó, có một bộ phận rất nhỏ trong tầng lớp này lại theo một xu hƣớng khác. Về xuất thân cũng nhƣ địa vị trong hiện tại, họ thuộc về tầng lớp quý tộc, nhƣng họ lại là những ngƣời có tri thức Nho học, suy nghĩ theo kiểu Nho gia. Thấu hiểu diễn biến thời cuộc và sự trớ trêu của hoàn cảnh cá nhân, họ đã phải đứng chông chênh trong một tình huống cơ hồ không lối thoát. Con đƣờng tỉnh táo duy nhất họ có thể lựa chọn lúc đó là đành thoái lui để bảo toàn tính mạng cá nhân và đứng ngoài cuộc bất lực giƣơng mắt chứng kiến gia tộc suy vong. Trần Nguyên Đán là một trƣờng hợp điển hình. Những nhà quý tộc bị Nho giáo hoá này chính là buớc trung gian từ mẫu hình nhân cách quý tộc sang mẫu hình nhân cách nhà nho giai đoạn Vãn Trần. Đó cũng là một trong những ngả đƣờng hình thành nhân cách nhà nho ở Việt Nam.
Sau này, với sự thống trị của Nho giáo, quý tộc cũng vẫn có thể đƣợc ban cấp bổng lộc, nhƣng không bao giờ còn có đƣợc thực quyền. Quyền lực sẽ chỉ còn tập trung trong tay một ngƣời duy nhất là hoàng đế với sự giúp việc tận tuỵ của nho sĩ- những kẻ từ trong bản chất sẽ không bao giờ dám nghĩ đến chuyện giành giật quyền lực với hoàng đế, và về cơ chế cũng không có khả năng làm điều đó. Ngƣợc lại, tầng lớp này có quyền lợi phụ thuộc vào sự ổn định của vƣơng triều, lại chịu nhiều ân huệ của nhà vua- đƣa lại cho họ cơ hội thay đổi thân phận, từ anh học trò mặt trắng một bƣớc lên địa vị cao nhất có thể mơ ƣớc, trở thành vị quan áo mũ xênh xang- sẽ toàn tâm toàn lực, kể cả đem cái chết ra để củng cố và bảo vệ hoàng quyền.
1.2.2. Sự khẳng định vị trí và xu hƣớng vận động của loại hình nhân cách nhà nho