Nguyễn Phi Khanh và bi kịch của nhà nho nửa cuối thế kỷ

Một phần của tài liệu Nguyễn Phi Khanh và sự chuyển tiếp về mặt loại hình tác giả trong văn học Việt Nam thời vãn Trần sang Hồ (Trang 75)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.Nguyễn Phi Khanh và bi kịch của nhà nho nửa cuối thế kỷ

2.2.1. Tiểu sử Nguyễn Phi Khanh

Ngƣời ta thƣờng nhớ đến Nguyễn Phi Khanh với tƣ cách là cha của Nguyễn Trãi mà ít để ý rằng ông cũng là một nhà thơ lớn của thời Vãn Trần- Hồ. Vì liên quan đến thân thế của Nguyễn Trãi nên cuộc đời Nguyễn Phi Khanh đƣợc khá nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu. Nhƣng bất chấp những nỗ lực đó, vì lý do tài liệu mất mát, thất lạc qua cơn binh lửa cuộc xâm chiếm của quân Minh và vụ án của Nguyễn Trãi mà có nhiều điểm về tiểu sử của Nguyễn Phi Khanh còn chƣa đƣợc làm rõ. Hiện còn một số sách ghi lại ít nhiều tiểu sử

Nguyễn Phi Khanh, nhƣng nhìn chung không có điểm gì mới so với “Đại Việt

sử ký toàn thư”. Các nhà nghiên cứu hiện đại dựa vào gia phả các chi họ hậu duệ của Nguyễn Phi Khanh để đƣa ra nhiều phát hiện mới, nhƣng mức độ chính xác của những thông tin này rất khó kiểm chứng.

Theo “Thơ văn Lý Trần” tập 3, Nguyễn Phi Khanh (1355 ? – 1428 ?)(1)

sinh tại xã Nhị Khê, huyện Thƣợng Phúc, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Nam Thƣợng, tổ tiên vốn ở xã Chi Ngại, huyện Phƣợng Nhãn, trấn Kinh Bắc. Ông

(1)

Chỉ biết Nguyễn Phi Khanh thọ 73 tuổi, còn chƣa xác định đƣợc chắc chắn năm sinh, năm mất của ông [7, 5].

tên thật là Nguyễn Ứng Long, hiệu là Nhị Khê, sau đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh khoảng đầu đời nhà Hồ (1401).

Thời trẻ, Nguyễn Phi Khanh từng đƣợc quan Tƣ đồ Trần Nguyên Đán nuôi trong nhà làm thày dạy học cho con gái ông là Trần Thị Thái. Mối tình nảy nở giữa thày và trò. Khi Trần Thị Thái có mang, Nguyễn Phi Khanh phải bỏ trốn. Khi đứa trẻ chào đời, Trần Nguyên Đán cho gọi Phi Khanh về gả con gái cho. Nguyễn Trãi chính là con trai của Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái.

Phi Khanh cảm ơn huệ của Trần Nguyên Đán và ra sức học hành. Theo bài thơ “Thu trung bệnh” của Nguyễn Phi Khanh thì ông thi đỗ tiến sĩ năm

1374, đời Trần Duệ Tông (2). Nhƣng thƣợng hoàng vì lý do Phi Khanh xuất thân

thƣờng dân lại dám lấy con gái hoàng tộc, bỏ không dùng.

Đến đời Hồ, Nguyễn Phi Khanh mới đƣợc dùng vào chức Học sĩ Viện Hàn lâm. Ông làm đến chức Thông chƣơng đại phu; đại lý Tự khanh kiêm Trung thƣ thị lang, Thái tử Tán thiện đại phu, Tƣ nghiệp trƣờng Quốc Tử Giám… Khoa thi thái học sinh (1400) dƣới triều Hồ, Nguyễn Trãi ra ứng thí và hai cha con cùng làm quan cho nhà Hồ.

Sau khi quân Minh xâm lƣợc nƣớc ta, Nguyễn Phi Khanh bị giặc bắt đƣa về Kim Lăng(1). Ông qua đời ở Trung Quốc, thọ 73 tuổi. Truyền rằng khi Nguyễn Phi Khanh bị bắt giải lên phƣơng Bắc, hai con trai là Nguyễn Trãi và Nguyễn Phi Hùng cùng đi theo hầu hạ. Nhƣng khi sắp đặt chân sang đất Trung Quốc, Nguyễn Trãi tuân theo lời cha, quay trở về tìm cách trả mối thù cho đất nƣớc, chỉ còn Nguyễn Phi Hùng theo Nguyễn Phi Khanh đi tiếp [7, 9].

Một phần của tài liệu Nguyễn Phi Khanh và sự chuyển tiếp về mặt loại hình tác giả trong văn học Việt Nam thời vãn Trần sang Hồ (Trang 75)