7. Kết cấu của luận văn
1.2.2.1. Hiện tượng nho sĩ tham chính
Nho sĩ bắt đầu có mặt ở Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Hiện không có nhiều tƣ liệu để làm sáng tỏ tình hình Nho giáo ở Việt Nam trƣớc thế kỷ X, nhƣng rất có thể, và điều đó là tự nhiên, rằng các nho sĩ đầu tiên ở đất Giao Châu không phải là ngƣời Việt. Điều đó cũng dễ lý giải, bởi khi Nho giáo đƣợc truyền bá vào Việt Nam đầu thời Bắc thuộc, nó tồn tại chủ yếu trong giới quan lại và ngƣời Hán di cƣ sang nƣớc ta. Cũng có ý kiến giả định rằng những ngƣời Giao Châu đỗ đạt đầu tiên từ thời Sĩ Nhiếp đến Vãn Đƣờng mà sử sách ghi lại đều có gốc gác phƣơng Bắc. Nhƣng xét về phƣơng diện nào đó, chúng ta lại vẫn có thể coi những ngƣời gốc phƣơng Bắc đó là ngƣời Giao Châu. Một phần rất lớn trong số họ sau này sẽ gia nhập hẳn vào cộng đồng dân cƣ bản địa. Nói chung, trong thời gian này, số lƣợng nho sĩ chắc chƣa nhiều và dấu ấn của họ trong xã hội cũng chƣa đáng kể.
Đến thời đầu tự chủ, khi giới tăng sƣ là những trí thức chủ yếu của đất nƣớc thì số lƣợng nho sĩ có lẽ cũng chƣa đáng kể, vì lý do Nho giáo chƣa thực sự
phát triển và nhà nho cũng chƣa có đất dụng võ. Đến đời Lý- Trần, Nho giáo mới thực sự bắt đầu hành trình bắt rễ vào đời sống xã hội. Tiến trình Nho giáo thay thế Phật giáo cũng nhƣ trạng thái “tam giáo tịnh hành” biểu hiện ở sự đông đúc dần lên của nho sĩ cũng nhƣ địa vị ngày càng quan trọng của họ trong xã hội.
Vào đầu đời Trần, dù tầng lớp nho sĩ đã bắt đầu đông đảo nhƣng vai trò chính trị của họ vẫn chƣa đáng kể. Họ vẫn chỉ là những kẻ giúp việc cho tầng lớp quý tộc trong triều. Một số khá lớn trong họ là môn hạ, thực khách nơi phủ đệ của các tôn thất nhà Trần, những ngƣời đang làm công việc chiêu hiền đãi sĩ. Dĩ nhiên, họ không phải là đối tƣợng duy nhất trong đám môn hạ đó, nhƣng càng về sau họ càng là lực lƣợng chủ yếu. Chúng ta đều biết, Hƣng Đạo Vƣơng nuôi trong nhà khá nhiều môn khách, trong đó có những ngƣời nhƣ Trần Thì Kiến, Trƣơng Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thƣờng, Nguyễn Thế Trực… “đều do văn chương chính sự nổi tiếng với đời”. Trần Ích Tắc, một vƣơng hầu nuôi tham vọng đoạt ngôi cũng chiêu mộ khá nhiều nho sinh. Tầng lớp quý tộc chắc hẳn đã nhìn thấy ở lực lƣợng nho sĩ ngày càng lớn mạnh trong xã hội kia khả năng giúp việc đắc lực cho họ và chƣa cảm thấy nguy cơ tiềm tàng từ tầng lớp xuất thân bình dân này. Trong hoàn cảnh chƣa đắc thế, nhà nho đành vui mừng với vai trò đó, dù rằng cái họ cần là vị trí bên cạnh ngai vàng. Nhƣng tình hình thay đổi từ khi triều đình cũng nhận ra tiềm năng của họ.
Triều đại Trần Anh Tông có ý nghĩa đánh dấu sự biến đổi của vị trí nhà
nho trong triều đình. “Đại Việt sử ký toàn thư” có ghi lại một cuộc gặp gỡ lịch
sử giữa vua Trần Anh Tông và một nho sinh- Đoàn Nhữ Hài (1280- 1335) vào năm 1299. Khi ấy thƣợng hoàng Trần Nhân Tông từ phủ Thiên Trƣờng về Kinh, đúng lúc vua Anh Tông uống rƣợu say đang ngủ. Thƣợng hoàng nổi giận lập tức bỏ về Thiên Trƣờng, truyền họp trăm quan. Vua tỉnh dậy đang lúc hoảng sợ thì gặp Đoàn Nhữ Hài là một nho sinh trẻ tuổi đang hóng mát ngoài cung. Nhữ Hài thay nhà vua viết biểu tạ tội, và trực tiếp đến phủ Thiên Trƣờng
Nhữ Hài cứ quỳ yên ở đấy. Thượng hoàng hỏi: “Người ở trong sân có còn đấy không?” Nội nhân đáp hãy còn. Thượng hoàng bèn sai cầm tờ biểu để xem,
thấy lời lẽ khẩn thiết, mới cho gọi vua vào…” [12, 85]. Ngay sau đó, Đoàn Nhữ
Hài đƣợc phong làm Ngự sử trung tán, trở thành cận thần đƣợc vua tin dùng, lập nhiều công trạng trong đối ngoại với phƣơng Nam, thăng đến chức tri khu mật viện sự, rồi hành khiển. Tự bản thân câu chuyện đó đã nói lên rất nhiều điều. Sự hữu dụng trong công việc thời bình cùng lòng tận tuỵ, trung thành nhất mực có thể coi là bản năng của nho sĩ đã động đến cả trái tim và khối óc của
các vị vua nhà Trần. “Hiện tượng Đoàn Nhữ Hài (…) đã mở tung cánh cửa bấy
lâu vẫn khép kín hoặc rất hẹp để cho tầng lớp nho sĩ có điều kiện ồ ạt bước vào
hàng ngũ quan liêu” [74, 327].
Đoàn Nhữ Hài là nho sĩ đầu tiên đƣợc giữ chức hành khiển, một chức quan quyền rất lớn dù hàm chƣa phải là cao. Nhƣ vậy, dù về mặt danh vẫn còn có sự dè dặt nhất định thì trong thực tế, sự tin cậy của hoàng đế với họ đã đƣợc khẳng định. Trong khi đó, ngƣợc lại, địa vị của quý tộc đã không còn nhƣ cũ. Nhà vua vẫn sẵn sàng chia sẻ phú quý, ban phát bổng lộc cho ngƣời trong tôn thất, nhƣng không còn lấy đó làm tiêu chí để trọng dụng nữa: “vua đối với người tôn thất như Bảo Hưng Vương rất là thân yêu, mà không uỷ cho làm việc chính sự, vì là không có tài làm được; còn như Nhữ Hài là học trò thôi, vì có
tài cho nên không ngại là uỷ dụng mau quá.” [12, 100]. Bức tƣờng vững chắc
của quan hệ gia tộc giữa chốn triều đình đã bị trổ cửa. Lúc này, tài năng và sự đắc dụng mới là chuẩn giá trị của kẻ làm quan, mà những thứ này vốn lại nằm trong bản chất của tầng lớp đã coi mục đích và khát vọng lớn nhất của cuộc đời là học hành, dùi mài kinh sử, tu dƣỡng đạo đức cá nhân để trở thành kẻ giúp việc cho hoàng đế hòng thực thi Đạo thánh hiền và mặt khác là “vinh thân phì gia”- tầng lớp nho sĩ.