Sự trưởng thành về số lượng và các cuộc đấu tranh giành địa vị

Một phần của tài liệu Nguyễn Phi Khanh và sự chuyển tiếp về mặt loại hình tác giả trong văn học Việt Nam thời vãn Trần sang Hồ (Trang 46)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.2. Sự trưởng thành về số lượng và các cuộc đấu tranh giành địa vị

Tuy nhiên, dù cách thức mà Đoàn Nhữ Hài tiến vào quan trƣờng là rất tiêu biểu cho thời kỳ sơ khai của Nho giáo ở Việt Nam thì nó lại không hề phổ biến trong thời kỳ Nho giáo đã thịnh hành sau này, khi xu hƣớng quan liêu hoá đã hoàn tất. Lúc ấy, con đƣờng chính quy mà mọi nho sĩ phải trải qua là khoa cử. Đó là sự công nhận trên thực tế sự độc quyền của Nho học cũng nhƣ nho sĩ đối với việc tuyển lựa quan lại của nhà nƣớc; là một mặt của việc hiện thực hoá vai trò độc tôn của Nho giáo trong triều đình và xã hội. Nhà Trần tiếp nối công việc xây dựng chế độ khoa cử còn đang ở dạng sơ khai của nhà Lý, dần từng bƣớc đƣa nó vào quy củ. Công việc này đến hết nhà Trần- Hồ vẫn còn đang dang dở, phải đợi đến nhà Lê mới thực sự trở thành một hệ thống chặt chẽ. Nhƣng dù vậy, vào các thế kỷ XIII, XIV, sự phát triển tới mức độ chƣa thuần thục đó của khoa cử cũng đã đóng góp rất lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển của Nho giáo cũng nhƣ lực lƣợng nho sĩ ở Việt Nam. Đƣơng nhiên, sự phổ biến của cách thức lựa chọn ngƣời tài cho nhà nƣớc bằng thi cử Nho giáo lại là kết quả trực tiếp của việc gia tăng ảnh hƣởng của Nho giáo trong xã hội. Khoa cử vốn là một hệ thống phƣơng thức lựa chọn ngƣời tài giúp việc cho quốc gia đã khá hoàn chỉnh ở Trung Quốc. Việt Nam tiếp nhận chế độ khoa cử này một cách chậm chạp, từng phần. Nhƣ chúng ta đã biết, việc xây dựng Văn Miếu năm 1070 làm nơi tế lễ Khổng Tử, Chu Công, Tứ phối và Thất thập nhị hiền, cho thái tử đến học hành, là sự xác nhận chính thức của nhà nƣớc đối với vai trò của Nho giáo ở Việt Nam. Nhƣng cũng phải đến năm 1075 dƣới triều vua

Lý Nhân Tông, khoa thi đầu tiên mới đƣợc tổ chức(1). Mặc dù về thời điểm đó,

sử chỉ ghi lại một trƣờng hợp đỗ của Lê Văn Thịnh nhƣng có thể nói, việc dùng kiến thức Nho học để thi cử chọn ngƣời tài ở Việt Nam đã thực sự bắt đầu. Sau đó một năm, Quốc tử giám đƣợc thành lập. Ở đời Lý còn ghi nhận thêm sáu khoa thi khác nữa. Trừ một kỳ thi năm 1195 mang nội dung tam giáo thì các khoa thi khác (1086, 1152, 1185, 1193, 1195) đều nằm trong mô hình của khoa

(1)

cử Nho học truyền thống của Trung Quốc (thi Minh kinh bác học và Nho học tam trƣờng). Đến đời Trần, số lƣợng các khoa thi đƣợc tổ chức mà sử có chép là 13, trong đó hai năm 1227, 1247 thi tam giáo, còn lại là thi Thái học sinh các năm 1232, 1239, 1256, 1266, 1275, 1304, 1314, 1345, 1374, 1384, 1393 [74, 453]. Có vẻ nhƣ đến tận cuối đời Trần, các khoa thi vẫn chƣa đƣợc tổ chức đều đặn, định kỳ nhƣ một phƣơng thức chủ yếu để lựa chọn ngƣời tài giúp việc cho quốc gia, mà vẫn chỉ mang tính tuỳ hứng ở mọi phƣơng diện: mục đích, cách thức, nội dung, thời gian… Nhà Hồ đã kịp tổ chức một khoa thi năm 1400, lấy rất đông thí sinh đỗ, trong đó có Nguyễn Trãi. Đây là một bằng chứng của việc nhà Hồ nóng lòng “thay máu” giới cầm quyền cũ.

Các trƣờng học mới chỉ chủ yếu đƣợc tổ chức xung quanh Quốc tử giám. Trƣờng học của nhà nƣớc cũng đã đƣợc mở rộng xuống các phủ châu, nhƣng vẫn chƣa vƣợt khỏi phạm vi một số vùng nhất định ở châu thổ sông Hồng. Sử cũng đã ghi nhận sự tồn tại của các trƣờng học tƣ nhân. Những trƣờng nhƣ của Trần Ích Tắc hay Chu Văn An đã tạo ra đƣợc khá nhiều ngƣời tài cho đất nƣớc, chứng tỏ vai trò đáng kể của loại trƣờng học này trong xã hội, cũng nhƣ mức độ bình dân hoá hoạt động giáo dục trong nƣớc.

Sản phẩm trực tiếp của sự phát triển khoa cử chính là hiện tƣợng nho sĩ đông dần lên trong triều đình. Đến đời Trần Minh Tông thì đội ngũ nho sĩ trong triều đã khá hùng hậu: “Bấy giờ quan ở trong triều như bọn Trần Thì Kiến, Đoàn Nhữ Hài, Đỗ Thiên Hứ, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Dũ, Phạm Mại, Phạm Ngộ, Nguyễn Trung Ngạn, Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Lê Duy (…), Trương Hán

Siêu, Lê Cự Nhân, nối nhau làm quan, nhân tài đầy rẫy” [12, 125]. Thân phận

của tầng lớp này bắt đầu đổi khác, họ tự tách dần ra khỏi sự lệ thuộc vào quý tộc. Thậm chí, giới nho sĩ bắt đầu trở thành mối đe doạ thực sự đối với địa vị của giới hoàng thân quốc thích. Hoàn toàn tự nhiên, tầng lớp mà nho sĩ không ƣa nhất chính là quý tộc, những kẻ sinh ra đã đƣợc hƣởng đặc quyền đặc lợi, đối ngƣợc hẳn với những công sức, nỗ lực và những cái giá mà nho sĩ phải trả

để có đƣợc một chút bổng lộc của triều đình. Và cũng dễ hiểu, tầng lớp quý tộc là một trong những trở ngại lớn nhất của nho sĩ nói riêng và Nho giáo nói chung trên con đƣờng phát triển. Chính mâu thuẫn về quyền lợi này đã dẫn đến cuộc đấu tranh dữ dội giữa hai phe nho sĩ và quý tộc vào cuối đời Trần- Hồ, kéo dài sang tận đầu đời Lê mà một đại diện đặc biệt của giới nho sĩ là Hồ Quý Ly với chiến dịch thanh trừng quý tộc một cách tàn khốc (đƣơng nhiên, nó còn liên quan đến chuyện thay đổi triều đại).

Vấn đề giữa nho sĩ và quý tộc cùng với sự cạnh tranh ảnh hƣởng của Nho giáo và Phật giáo đã dẫn đến cuộc đấu tranh chống Phật giáo của giới nho sĩ ở thế kỷ XIV. Phật giáo ở giai đoạn thịnh đạt đã sẵn sàng dung nạp Nho giáo, nhƣng Nho giáo thì không thế. Phật giáo là vật cản của Nho giáo trên con đƣờng tiến đến địa vị độc tôn. Phật giáo còn là tôn giáo chủ yếu của các tầng lớp dân chúng cũng nhƣ quý tộc. Ban đầu là tiếng nói lên án những thói hƣ tật xấu của sƣ sãi, việc nhà chùa chứa chấp những kẻ lƣời biếng, trốn tránh các nghĩa vụ xã hội. Trƣơng Hán Siêu là một trong những ngƣời tích cực nhất:

“Thế nhưng những kẻ giảo hoạt trong bọn sư sãi lại bỏ mất cái bản ý “khổ không” của đạo Phật mà chỉ chăm lo chiếm những nơi đất tốt cảnh đẹp, tự giát vàng nạm ngọc cho chỗ ở của chúng rực rỡ, tô điểm cho môn đồ của chúng lộng lẫy như voi rồng. Đương thời bọn có quyền thế, bọn ngoại đạo a dua lại đua đòi hùa theo. Vì thế những nơi u nhã thanh kỳ trong nước, chùa chiền đã chiếm mất một nửa. Bọn áo thâm, áo vàng tụ tập ở đấy, không cày mà ăn, không dệt mà mặc; những người thất phu thất phụ thường bỏ cửa nhà, bỏ làng

xóm lũ lượt quy theo” (Khai Nghiêm tự bi ký) [16, 748]. Tiếp đó là sự chê

trách thói sùng bái quá mức đạo Phật, thậm chí nặng nề hơn là xuất hiện cả những lời phê phán chính bản thân giáo lý đạo Phật. Lê Văn Hƣu chê trách vua

Lý Thái Tông tha chết cho Nùng Trí Cao là “say đắm cái lòng nhân nhỏ nhặt

1.2.2.3. Sự xuất hiện danh nho

Một trong những bằng chứng cho sự phát triển đến trình độ cao của một học thuyết nói chung thể hiện ở sự kết tinh những cá nhân xuất sắc, những ngƣời đại diện cho giai đoạn chín muồi của tƣ tƣởng đó trên nhiều phƣơng diện: mức độ thông hiểu học thuyết, khả năng hiện thực hoá, hành trạng, cung cách tƣ duy và ứng xử, sự nghiệp, tác phẩm, danh tiếng và mức độ ảnh hƣởng với xã hội, đóng góp cho tƣơng lai của học thuyết. Thời Trần đã bắt đầu xuất hiện những nhà nho nổi tiếng mà đời sau vẫn còn biết đến: Trƣơng Hán Siêu, Nguyễn Sƣởng, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Ức, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An,

Phạm Sƣ Mạnh, Lê Quát, Nguyễn Phi Khanh....(1)

Và Nguyễn Trãi- vị Thái sơn Bắc đẩu của làng nho Việt Nam cũng đã đƣợc sinh ra, lớn lên trong không khí thời đại này.

Dĩ nhiên, chúng ta phải kể đến Chu Văn An (?- 1370), ngƣời đƣợc coi là bậc “đại nho quán thế” trong lịch sử, sau khi mất đƣợc thờ theo ở Văn Miếu. Hành trạng của Chu Văn An đặc biệt đáng lƣu ý. Ông thi đỗ nhƣng chỉ có một thời gian rất ngắn làm Quốc tử giám tƣ nghiệp, dạy học cho thái tử. Vậy thì chắc chắn công lao- theo cách chúng ta quan niệm- của ông đối với triều đình không thể gọi là nhiều, và cũng không thể coi là lý do để hậu nho tôn thờ nhƣ thế. Điều khiến Chu Văn An đƣợc đề cao chính là ở nhân cách cao khiết, rắn

rỏi của ông mà Ngô Sĩ Liên mô tả là: “tính người cương trực, ít giao du, sửa

mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu danh lợi hiển đạt” [12, 176] và

Lê Quý Đôn ngợi ca rằng: “Chu An dâng sớ xin chém bọn nịnh thần, làm rung

động cả trong triều ngoài quận, rồi cáo quan trả mũ áo về nhà, không nhận tước lộc bó buộc, vua chúa phải tôn trọng, công khanh phải kính phục, đấy là

bậc thanh cao nhất”; sau đấy mới đến yếu tố “học vấn tinh thuần, tiếng đồn

gần xa, học trò đầy cửa” [4, 301]. Điều này thực sự mang tinh thần Nho giáo,

(1)

Lê Quý Đôn xếp Chu Văn An, Đặng Tảo, Trƣơng Đỗ, Bùi Mộng Hoa và Trần Đình Thâm là năm danh Nho của nƣớc ta ở đời nhà Trần [4, 301].

lấy tiêu chí đạo đức cá nhân làm thƣớc đo cho mọi chuyện. Nhân cách Chu Văn An đã đạt đến mức độ mẫu mực mà Nho gia có thể đòi hỏi. Ở ông, cũng đã xuất hiện các ngả đƣờng ứng xử hành đạo và ẩn dật theo kiểu nhà nho mà bản chất tầng lớp cũng nhƣ lịch sử học thuyết đã quy định cho họ. Ông đã cố gắng làm quan với nhiệt tình giúp vua sửa sang lại chính sự đang có nguy cơ đổ nát.

Nhƣng nỗ lực không thành, ông cáo quan về ở ẩn với nỗi niềm day dứt: “Thốn

tâm thù vị như hôi thổ- Văn thuyết tiên hoàng lệ ám huy” [17, 62] (Tấc lòng

chƣa hẳn đã lạnh nhƣ tro đất- Nghe nói đến tiên hoàng luống thầm gạt lệ). Mục đích của việc làm này là để giữ “độc thiện kỳ thân”, “giúp vua nêu gƣơng tốt”

nhằm cho “người nghìn năm sau nghe phong thái của ông, há kẻ điêu ngoan

không thành liêm chính mà kẻ hèn nhát không tự lập sao?” [12, 177]. Xuất

hay xử, hành hay tàng đối với Chu Văn An cũng vẫn nằm trong khuôn khổ những cách thức ứng xử chính thống của nhà nho. Có thể nói, Chu Văn An chính là nhà nho tiêu biểu đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đã nếm trải sự phức tạp của câu chuyện xuất xử. Nhƣng mọi chuyện diễn ra với ông dƣờng nhƣ theo một quy trình đã vạch sẵn, có phần nhẹ nhàng, dứt khoát và đơn giản hơn rất nhiều so với những nhà nho sau này, nhƣ Nguyễn Trãi.

* * *

Trên đây chúng tôi đã trình bày những vấn đề liên quan đến sự vận động của các lực lƣợng xã hội và chủ thể văn hoá trong xã hội Việt Nam thời Vãn Trần sang Hồ. Sau những trăn trở tìm tòi từ chính bản thân các mâu thuẫn nảy sinh trong lòng xã hội, từ chính sự trƣởng thành của đất nƣớc khiến những khuôn khổ cũ trở nên quá chật chội, và tất nhiên còn từ các chủ thể văn hoá,

giữa những hỗn độn tƣởng nhƣ không có bất cứ trật tự và quy luật nào của hiện thực, đáp án đƣợc tìm ra và xu thế từ Phật giáo sang Nho giáo đã là định hƣớng vận động cơ bản của xã hội Việt Nam từ Trần sang Hồ. Dĩ nhiên, điều này có liên quan trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội. Xu thế vận động này đã có nguồn gốc từ ngay những ngày đầu tự chủ. Việc chọn Phật giáo, một tôn giáo đang thịnh hành trong xã hội làm chỗ dựa cho nhà nƣớc dƣờng nhƣ là chuyện đƣơng nhiên. Nhƣng Phật giáo đã không thể đảm trách vai trò là hệ tƣ tƣởng giúp việc cho nhà nƣớc để xây dựng và quản lý xã hội. Sứ mệnh lịch sử của nó trên phƣơng diện đó đã nhanh chóng kết thúc để đƣợc thay thế bằng một hệ tƣ tƣởng khác nhằm đáp ứng những nhu cầu của đất nƣớc. Quá trình này diễn ra trong một quãng thời gian khá dài, trong đó có những bƣớc ngoặt quan trọng là đầu thế kỷ XII với sự kiện Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra nhà Lý, bắt đầu đƣa Nho giáo vào đời sống chính trị của đất nƣớc. Sự kiện này còn đƣợc tiếp diễn đến 1070, nhà Lý cho lập Văn Miếu thờ Khổng Tử. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIV, sự khủng hoảng của mô hình xã hội đã trở nên trầm trọng, kéo theo yêu cầu đòi hỏi phải cải cách đất nƣớc. Chính đây là thời điểm buộc xu thế Nho giáo hoá phải đƣợc tiến hành quyết liệt nhƣ một tất yếu khách quan, kéo theo những đổ vỡ, rạn nứt của cái cũ và sự xây dựng, kiến thiết của nhân tố mới. Hồ Quý Ly là nhân vật đƣợc giao thực hiện trọng trách này, nhƣng đã không thành công. Nhƣng những việc Hồ Quý Ly đã làm có tính chất mở đƣờng cho một quá trình sẽ đƣợc tiếp tục dƣới triều Lê.

Cùng với xu thế này thì nho sĩ, tuy không mới, nhƣng đã bắt đầu trở nên một lực lƣợng quan trọng trong xã hội. Từ cuối thế kỷ XIII, nhà nho đã bắt đầu đông đảo trong xã hội. Họ dần đạt đƣợc những vị thế quan trọng và thay thế cho nhà sƣ và quý tộc trong triều đình. Với tri thức về quản lý xã hội đƣợc trang bị, nhà nho có ƣu thế hơn hẳn các tầng lớp khác trong xã hội để trở thành những kẻ giúp việc đắc lực cho nhà vua. Quan trọng không kém, họ còn có đặc điểm là luôn trung thành tuyệt đối với các ông vua. Chính vì thế, đến nửa cuối

thế kỷ XIV, nhà nho đã là một tầng lớp tƣơng đối lớn mạnh trong xã hội Việt Nam. Họ chƣa phải thế hệ mà tính chất Nho giáo tiêu biểu nhất, nhƣng cũng chính vì thế mà chất lãng mạn, niềm tin cũng nhƣ hoài bão ở họ hơn hẳn các thế hệ sau. Nhà nho thời này đang trên đƣờng trở thành bộ phận chủ yếu trong bộ máy quan lại, trong tầng lớp trí thức, thâu tóm mọi lĩnh vực văn hoá- tinh thần của đất nƣớc. Không bao lâu nữa, trọng trách từ nhiều phía sẽ giao vào tay nho sĩ.

Đây sẽ là những nhân tố khách quan quyết định sự ra đời của loại hình tác giả nhà nho cũng nhƣ văn chƣơng Nho giáo thời Trần- Hồ, là một bƣớc ngoặt quan trọng trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam.

CHƢƠNG 2 :

NGUYỄN PHI KHANH - TRƢỜNG HỢP TIÊU BIỂU CỦA LOẠI HÌNH TÁC GIẢ NHÀ NHO

THỜI VÃN TRẦN SANG HỒ

Nguyễn Phi Khanh là một trƣờng hợp tiêu biểu của loại hình tác giả nhà nho nửa cuối thế kỷ XIV. Vì nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là mong muốn có đƣợc cái nhìn lôgic- lịch sử về đối tƣợng mà chúng tôi buộc phải đặt Nguyễn Phi Khanh vào tổng thể tình hình tác giả nhà nho giai đoạn này để nghiên cứu. Chính vì thế, việc khảo sát loại hình tác giả nhà nho nửa cuối thế kỷ XIV nói riêng và thế kỷ XIII- XIV nói chung là thao tác đầu tiên chúng tôi thực hiện khi nghiên cứu về Nguyễn Phi Khanh với tƣ cách là trƣờng hợp tiêu biểu của một loại hình tác giả trong thời điểm nhất định của lịch sử.

Cùng với sự phát triển và đi lên của lớp nhà nho trong xã hội Việt Nam,

ở thế kỷ XIII, XIV, trong văn học đã có sự chuyển tiếp của loại hình tác giả theo xu hƣớng nhà nho dần trở thành lực lƣợng sáng tác chủ yếu thay

Một phần của tài liệu Nguyễn Phi Khanh và sự chuyển tiếp về mặt loại hình tác giả trong văn học Việt Nam thời vãn Trần sang Hồ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)