7. Kết cấu của luận văn
3.1. Quan niệm nghệ thuật
Nguyễn Phi Khanh cũng không nằm ngoài truyền thống văn học trung đại Việt Nam nói chung: ít lập thuyết về chuyện sáng tác văn chƣơng. Nhƣng tìm hiểu thơ văn một tác giả một cách có hệ thống thì không tránh khỏi việc khảo sát quan niệm sáng tác của tác giả đó. Do vậy, chúng ta đành chọn giải pháp đi trực tiếp vào thực tiễn sáng tác của Nguyễn Phi Khanh. Tuy thế, việc cố gắng tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của một tác giả chỉ qua bản thân sáng tác cũng sẽ nảy sinh nhiều điều bất cập cần phải có thái độ thận trọng.
Có thể thấy rằng, cũng nhƣ các nhà nho khác, Nguyễn Phi Khanh quan niệm về chữ Văn khá rõ ràng:
“Khúc giang túc phụ kinh luân học. Tư Mã ninh từ tứ lục trường.
Thánh thế thảng hoài di khí vật. Nguyện thi tài tảo đáo nông tang.”
(Hạ trung thư thị lang)
(Khúc Giang từ lâu đã nổi tiếng về tài học trị nƣớc cứu đời, Tƣ Mã lẽ nào lại từ chối sở trƣờng của mình về văn tứ lục. Đời thịnh trị, chúa có đoái trông đến vật bị vứt bỏ còn sót lại, Thì xin nguyện đem tài mọn văn đến tận thôn xóm)
[17, 408-409] Hay:
“Tự sá bình sinh lý tố ti
Văn chương vô phận cảm luân thì …
Càn khôn hình trước giai ngô đạo, Phi dược cao thâm khả toại nghi”
(Ngẫu tác)
Không có duyên phận với văn chƣơng, đâu dám bàn việc đời. …
Vật hữu hình trong trời đất, đều do đạo ta biểu hiện,
Chim bay trên trời cao, cá nhảy dƣới vực sâu đều có thể thoả thích)
[17, 396-397] Nguyễn Phi Khanh đã nhắc đến Văn bằng các từ “tài tảo”, “văn chƣơng” và “tứ lục”. Nhƣng những từ đó đã đƣợc dùng không đơn giản chỉ là văn chƣơng theo nghĩa hẹp. Nó còn có nghĩa rộng hơn bao hàm cả tài học “kinh luân” của kẻ sĩ. Nó cũng đƣợc hiểu là phạm trù Văn nói chung trong văn hoá truyền thống của ngƣời Á Đông, là sự thể hiện Đạo của trời. Ngay cả trong nghĩa hẹp của nó, Văn ấy cũng không phải là thứ để mua vui, thù tạc, nó có nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng, là cái để kẻ sĩ đem ra truyền bá và thực thi đạo trị nƣớc cứu đời. Điều này rất tiêu biểu cho quan niệm của nhà nho về văn chƣơng. Dĩ nhiên, trong quá trình thực tiễn, Văn không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa nghiêm trang nhƣ thế, nó sẽ giao thoa với các quan niệm văn học của các học thuyết khác, cùng với tác động do sự biến đổi của hiện thực khách quan cũng nhƣ việc nảy sinh các xu thế phát triển mới, tất yếu có những cách nhìn mới về văn chƣơng ra đời đi cùng với những sáng tác khác rất xa so với những gì chúng ta vừa nói đến. Ngoài ra, trong hiện thực cuộc sống, có những nhu cầu hiện thực và đời thƣờng hơn việc truyền bá đạo cũng sẽ cần đến văn chƣơng. Tuy nhiên, dù những xu hƣớng mới ra đời hay những nhu cầu khác đòi hỏi thì văn chƣơng nằm trong phạm vi văn học nhà nho vẫn mang trong nó ý nghĩa thiêng liêng và đƣợc xã hội tôn sùng nhƣ thế. Hoàng hậu vợ Hán Vũ Đế bị thất
sủng đã nhờ Tƣ Mã Tƣơng Nhƣ làm bài phú dâng lên hoàng đế: “Trong tác
phẩm vang lên bi kịch của người phụ nữ đáng yêu mà bị ruồng bỏ (…) Người ta nói rằng nhờ sức mạnh của bài thơ của Tư Mã Tương Như mà Hoàng đế xúc động với nỗi buồn của người phụ nữ bị ruồng bỏ và trả lại tình yêu cho
nàng…” [60, 160]. Rõ ràng, văn chƣơng thời đó quả là có ảnh hƣởng trực tiếp và và tỏ ra rất hiệu quả. Nhƣng điều chúng tôi muốn nói đến không phải là ở đó. Nhờ tài năng viết phú này mà Tƣ Mã Tƣơng Nhƣ đƣợc vị hoàng đế rất sùng mộ văn chƣơng đó hết sức cảm tài và sủng ái. Bài phú đầu tiên đƣa Tƣ Mã
Tƣơng Nhƣ đến với địa vị đó là “Tử Hư phú”, ra đời trƣớc “Trường môn
phú”, ngợi ca sự hùng mạnh và gieo rắc đức của hoàng đế ra ngoài bốn biển bằng một nghệ thuật điêu luyện. Con đƣờng đến với công danh phú quý của Tƣ Mã Tƣơng Nhƣ hoàn toàn là qua văn chƣơng. Tƣ Mã Tƣơng Nhƣ chính là ngƣời mà Trần Nguyên Đán đã nhắc đến khi cho phép Nguyễn Phi Khanh lấy con gái mình. Bởi Tƣ Mã Tƣơng Nhƣ cũng có một câu chuyện hôn nhân lãng mạn đƣợc lƣu truyền và về sau đã có đƣợc công danh phú quý, lƣu danh thiên cổ nhờ tài năng văn chƣơng. Trần Nguyên Đán chắc hẳn đã rất hy vọng Nguyễn Phi Khanh làm đƣợc những điều kỳ diệu nhƣ Tƣ Mã Tƣơng Nhƣ. Điều đó chỉ có đƣợc khi xã hội đã đƣợc Nho giáo hoá ở một trình độ nhất định, khi văn chƣơng đƣợc đem ra làm thƣớc đo gần nhƣ duy nhất của tài năng và sự uyên bác.
Quan niệm về văn chƣơng của nhà nho khác với các thiền sƣ, những ngƣời cùng lắm chỉ coi văn nhƣ một công cụ để truyền đạo, thậm chí cũng không đƣợc là loại công cụ quan trọng, lý do bởi Thiền tông vốn chủ trƣơng vô ngôn, đạt đạo bằng con đƣờng đốn ngộ. Tôn chỉ của Thiền tông có thể tóm lại trong mấy câu kệ tƣơng truyền là của Bồ Đề Đạt Ma:
“Bất lập văn tự
Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật”.
[96, 115] (Không lập văn tự,
Chỉ thẳng vào tâm,
Kiến tánh mà thành Phật)
Cũng chính vì thế nên “Thiền gia chủ trương bất lập văn tự, tâm ấn bất
ngôn truyền, dùng ngôn từ là vạn bất đắc dĩ, nếu dùng ngôn từ chỉ cốt gợi mà không tả, do đó nếu chỉ quan chú vào câu chữ thì không thể lĩnh ngộ, thể hội
được các tầng ý tại ngôn ngoại của nghệ thuật” [83]. Tƣ duy nghệ thuật kiểu
trực cảm tâm linh, phi lý tính và siêu việt chính là những đặc trƣng cơ bản của văn học Thiền gia.
Với quan niệm nhƣ thế, Nguyễn Phi Khanh cũng nhƣ các nhà nho khác coi văn chƣơng là việc hoàn toàn nghiêm túc. Nguyễn Phi Khanh sáng tác tƣơng đối nhiều so với các tác giả đƣơng thời, và số lƣợng tác phẩm của ông còn lƣu giữ lại đƣợc đến ngày nay tuy đã mất mát khá nhiều nhƣng vẫn thuộc vào hàng đáng kể trong giai đoạn Lý- Trần.
Cũng xuất phát từ cái nhìn nhƣ thế về chức năng của văn chƣơng mà Nguyễn Phi Khanh đã dùng văn nhƣ chỗ để nói chí của mình. Mục đích của việc sáng tác với nhà nho không gì khác ngoài việc thể hiện chí của mình, dĩ nhiên là cái chí theo khuynh hƣớng đạo đức Nho gia.
Thơ ca cũng là một phƣơng tiện sang trọng của ngƣời có học trong giao tiếp, thù tạc. Một số lƣợng khá lớn tác phẩm của Nguyễn Phi Khanh đƣợc dành cho mục đích đó, đặc biệt là với Trần Nguyên Đán và Nguyễn Hán Anh. Theo thống kê của chúng tôi, trong 77 bài thơ của Nguyễn Phi Khanh mà chúng ta lƣu lại đƣợc, chỉ tính riêng số bài có trực tiếp đề cập đến chuyện gửi tặng, hoạ vần, đáp lời, chúc mừng, tạ ơn… một đối tƣợng cụ thể nào đó đã lên tới 31 bài, chiếm 40%. Trong 31 bài đó, số bài gửi tặng Trần Nguyên Đán và Nguyễn Hán Anh đều là 7 bài, chiếm 22,5%; 17 bài còn lại dành cho các đối tƣợng khác, chiếm 55%. Con số đó chắc hẳn nói lên khá nhiều điều về vai trò của thơ ca trong giao tiếp của tầng lớp nho sĩ. Nó cũng cho biết nhiều về mối quan hệ đặc
biệt giữa Nguyễn Phi Khanh và nhạc phụ cũng nhƣ ngƣời anh em đồng hao cùng cảnh ngộ. Dĩ nhiên,việc thù tạc hay giao tiếp không bao giờ mang mục đích tự thân, mà luôn luôn chứa đựng những thông điệp liên quan đến tâm sự của ngƣời viết.
Đôi khi cũng có cảm tƣởng Nguyễn Phi Khanh đã đi chệch quan niệm sáng tác của mình khi ông viết về những thú vui không mục đích. Nhƣng khi ấy, ông đã đƣợc bảo chứng bằng quyền mở rộng, dung hợp các học thuyết khác trong khuôn khổ cho phép của Nho giáo.