Định hìn hở bước đầu những đặc trưng của văn chương Nho giáo

Một phần của tài liệu Nguyễn Phi Khanh và sự chuyển tiếp về mặt loại hình tác giả trong văn học Việt Nam thời vãn Trần sang Hồ (Trang 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.1. Định hìn hở bước đầu những đặc trưng của văn chương Nho giáo

Khi nền văn học Việt Nam bắt đầu ở điểm xuất phát thì tại Trung Quốc, quan niệm cũng nhƣ thực tế văn học đã đi qua rất nhiều chặng đƣờng và đạt đến nhiều đỉnh cao. Đó đã là nền văn học bị bao trùm bởi mỹ học mang màu sắc Nho giáo. Nhƣng nó cũng không còn thuần tuý theo quan niệm Nho gia mà đã bị pha trộn bởi ảnh hƣởng của nhiều luồng tƣ tƣởng khác nhau cũng nhƣ những thực tiễn đa dạng của cuộc sống. Không dễ dàng gì để phân tách ranh giới giữa đặc trƣng của văn chƣơng Nho giáo và văn chƣơng phi Nho giáo.

Giáo sƣ Trần Đình Hƣợu đã không phải vô cớ khi tỏ ý băn khoăn về việc tồn tại hay không một nền văn học Phật giáo ở Việt Nam thời Lý- Trần. Ông

viết: “Ở nước ta có lúc Phật giáo đã thống trị; trước văn học các nhà nho là

văn học các nhà sư. Nhưng có hay không có một nền văn học Phật giáo ở Việt Nam? Phải chăng khi bắt chước người Trung Quốc làm thơ, làm phú thì người viết cũng tự nhiên chấp nhận quan niệm văn học, quan niệm cái đẹp của thơ, phú? Về sau khi Nho giáo càng được đề cao thì quan niệm đó càng được điều

chỉnh, hoàn chỉnh theo Nho giáo?” [49, 55-56]. Vậy là, trƣớc khi văn chƣơng

của các nhà nho thống trị nền văn học Việt Nam, đã có một nền văn chƣơng mang nội dung và chịu ảnh hƣởng mạnh của Phật giáo nhƣng tự thân mang trong mình những yếu tố của nguyên lý mỹ học Nho gia. Tác giả của loại hình văn học này có thể là thiền sƣ hoặc vua chúa quý tộc, thậm chí là nhà nho. Điều này xuất phát từ nguồn gốc ngoại nhập của sự ra đời nền văn học Việt Nam. Từ khi vay mƣợn tiếng Hán và chữ Hán làm ngôn ngữ và văn tự cho văn chƣơng nói riêng và nhiều mặt của đời sống tinh thần nói chung, mặc nhiên ngƣời Việt Nam đã tiếp nhận một cách vô thức hệ thống quan niệm, nội dung, hình thức của di sản văn chƣơng của ngƣời Trung Quốc- trong đó Nho giáo là một thành

phần cơ bản cấu thành nên. Đây là một trong những nhận định hiếm hoi còn lại

của thời Lý- Trần nói về mối quan hệ giữa âm nhạc(1)

và chính trị:

“Tôi nghe, bài Tựa Kinh Thi có nói: “Âm nhạc của nước loạn nghe ai oán vì giận chính sự nước ấy sai trái. Âm nhạc của nước mất nghe bi thảm vì xót dân nước ấy khốn cùng”.

Nay chúa thượng rong chơi vô độ, chính giáo sai lìa, dân chúng buồn khổ. Đến nay càng tệ. Thế mà ngày ngày lại nghe âm nhạc ai oán, đó chẳng phải là điềm nước mất, nước loạn hay sao?”

[15, 528] Thật khó tin rằng đây không phải là lời phát biểu của một nhà nho mà lại là của một nhà sƣ- Nguyễn Thƣờng (?- ?). Ông là một thiền sƣ sống dƣới triều Lý Cao Tông, đã từng làm đến chức Tăng phó. Quan niệm về Văn- Đạo đó thực rõ ràng xuất phát từ hệ thống mỹ học Nho gia. Nó thƣờng xuất hiện trong chiếu biểu, tấu sớ, nhất là của các gián nghị đại phu của Trung Quốc nhiều lần. Chính vì vậy, sự tách biệt thật rõ ràng ranh giới giữa văn học nhà nho ở thời Trần- Hồ và văn học trƣớc đó thật không đơn giản. Thêm vào đó, chúng ta cũng thấy bức tranh toàn cảnh xã hội Đại Việt còn rất bề bộn thời Lý- Trần với sự pha trộn, đồng hành và đấu tranh lẫn nhau giữa các xu thế tƣ tƣởng đã không cho phép tồn tại một nền văn học thuần nhất.

Hơn thế nữa, cũng nhƣ bản thân loại hình nhà nho giai đoạn đó, bộ

phận văn học nhà nho này cũng chƣa thật tiêu biểu cho văn chƣơng nhà nho nói chung. Nó còn bị pha tạp và chịu ảnh hƣởng của quá nhiều hệ tƣ tƣởng vẫn rất mạnh cũng nhƣ không khí cởi mở của xã hội. Cũng nhƣ thế, cơ sở xã hội vẫn chƣa sẵn sàng cho một nền văn chƣơng nho giáo thực sự trƣởng thành.

(1)

Những nội dung của văn chƣơng nhà nho đều đã đƣợc hình thành ở bƣớc đầu. Có thể thấy sự hình thành của văn chƣơng Nho giáo thời kỳ này qua quan niệm về văn học, hệ thống chủ đề, đề tài, cảm hứng chủ đạo, hình tƣợng trung tâm, thể loại…

Lý luận văn học Việt Nam cho đến thế kỷ XV vẫn còn là khoảng trống. Kể cả nếu không có chuyện thƣ tịch mất mát thì có lẽ tình hình cũng không khả quan gì hơn nếu xét trình độ của văn học đến thời điểm đó cũng nhƣ truyền

thống và quá trình phát triển lý luận văn học nƣớc nhà nói chung(1). Đó cũng là

tình hình chung dù ở mức độ đỡ cực đoan hơn của cả nền văn học trung đại

Việt Nam. Nói về nhạc, Nguyễn Nhữ Bật (?- ?) có nhận xét: “Ngày nay, vua

trên thánh triết, vận nước hanh thông. Chế độ hưng thịnh, ổn định thành công.

Bỏ nhạc dâm để dùng nhã nhạc, hoà trăm họ để cảm thần thông.” [17, 318].

Về công việc chép sử, một tác giả khuyết danh viết rằng: “Khi ngòi bút vừa

dầm xuống mực; quỷ thần kinh mà lánh bóng xa” [17, 336]. Có thể coi những

phát biểu hiếm hoi còn sót lại của thời Lý- Trần trên là nằm trong quan niệm văn chƣơng truyền thống của nhà nho. Nó gần với những quan niệm “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí” của nhà nho.

Văn chƣơng trong quan niệm của Nho gia là “một ký hiệu tiếp giao với

nguyên tố tối cao, một ký hiệu nói chung của sự ghi khắc, bằng màu sắc rực rỡ,

của hoa văn trang trí” [60, 52]. Lƣu Hiệp đã diễn tả điều này nhƣ sau: “Cái tự

nhiên (đạo) nhờ các thành nhân mà thành văn chương; các thánh nhân ngược

lại lại dựa vào văn chương để làm sáng tỏ lẽ tự nhiên (đạo). Làm như thế thì

ở đâu cũng thông suốt, không bị bế tắc, ngày nào cũng dùng mà không thấy

(1)

Trong cố gắng sưu tầm những ý kiến về văn học của cổ nhân từ thế kỷ X- XX, các soạn giả của tập “Từ trong di sản” cũng chỉ thu được vài ba đoạn văn ngắn cho thời Lý- Trần. Thực tế có thể nhiều hơn nhưng cũng không đáng kể.

thiếu. Kinh Dịch nói: “Cái có thể cổ võ lay động thiên hạ đó là lời”. Cái lời sở

dĩ cổ võ được thiên hạ là vì nó là cái văn của tự nhiên (đạo)” [1, 129]. Văn là

sự thể hiện Đạo của Trời thông qua thánh nhân. Thiên chức của thánh nhân là dùng Văn để truyền bá Đạo của trời cho chúng nhân.

Vì còn lại quá ít những “tuyên ngôn” lý luận, nên chúng ta buộc phải dựa vào sự phân tích khách quan loại hình tác giả và tính chất của hệ thống tác phẩm để phân tích quan niệm sáng tác của nhà nho giai đoạn này. Nội dung của văn chƣơng nhà nho ngay từ giai đoạn này đã đi đúng theo những nguyên tắc của mỹ học Nho gia, chủ yếu phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan Nho giáo. Từ các phƣơng diện cảm hứng chủ đạo, hình tƣợng trung tâm có thể thấy rằng lớp nhà nho này đang ra sức dùng văn chƣơng để thuyết minh cho các quan niệm Nho giáo, cũng là để chứng tỏ giá trị của tầng lớp nhà nho đối với xã hội. Họ đem một xã hội “Văn trị”, trong đó địa vị của các ông vua không chỉ đƣợc đảm bảo bằng sức ngƣời mà còn bằng cả ý trời, ra để mời chào các đấng quân vƣơng. Yếu tố Nho giáo này ngày càng gia tăng ở những tác giả giai đoạn sau.

Đào Sƣ Tích ngợi ca đức của nhà vua nhƣ sau:

- “Nhân ân trạm hề bàng thiếp,

Phẩm vựng xán hề chiêu tô. Đức ký mậu ư vô tư,

Thiên nãi tích hồ ứng phù”

(Ân đức thấm khắp gần xa, Muôn vật tốt tƣơi chói lọi. Vô tƣ đức đã dồi dào,

Trời bèn ứng ban điềm mới)

- “Ôi duy thánh hoàng, Tại đức bất tại tinh hề.”

Tại đức không tại sao)

(Cảnh Tinh phú)

[17, 227-230] Phạm Sƣ Mạnh, một trong những nhà nho thành đạt nhất ở thế kỷ XIV, nói về năng lực “trí quân trạch dân” của nhà nho:

“Vạn lý bất vi nhan chỉ xích, Phụng tuyên đế đức thiếp kiềm lê”

(Đề Gia Cát thạch)

(Dù muôn dặm chẳng cách xa thiên nhan là mấy, Vâng đem đức chính nhà vua tới dân đen)

[17, 102]

“Bình sinh nhị thập an biên sách, Nhất thốn đan trung ánh bạch đầu”

(Quan bắc)

(Bình sinh với hai mƣơi sách lƣợc vỗ yên biên giới, Một tấc lòng trung son sắt ánh lên mái đầu bạc)

[17, 107] Lê Quát cũng nói đến lòng trung thành tận tuỵ của nhà nho:

“Bảo Nguyên tằng dự tuỳ triều tuyển, Lạc dục ân thâm khắc cốt tồn”

(Đăng cao)

“Từng đƣợc triều đình tuyển dự vào Bảo Nguyên, Ơn sâu đào tạo còn khắc mãi trong xƣơng cốt”

[17, 143-144] Ngoài các thể loại đã có nhƣ thơ, chiếu, biểu…, văn chƣơng nhà nho thời Trần đặc biệt bắt đầu xuất hiện thêm cả thể phú với tính chất ngợi ca. Những

truyền thống trên nhiều phƣơng diện của văn chƣơng nhà nho thực sự bắt đầu.

2.1.2.2. Tiếp tục truyền thống văn chương Đông A.

Thời Trần, tầng lớp quý tộc đã từng là chủ thể văn hoá trung tâm của đất nƣớc, chiếm lĩnh các mặt của đời sống xã hội. Họ đã tạo nên một thời đại đáng để tự hào với những đặc thù sẽ không thể lặp lại nữa trong một xã hội đã bị xu thế Nho giáo hoá chi phối hoàn toàn. Trong hoàn cảnh đó, nhà nho dù ở vị trí là lực lƣợng phụ thuộc hay đối thủ của quý tộc thì cũng không thể tránh đƣợc những ảnh hƣởng nhiều mặt của lớp văn hoá quý tộc nhà Trần. Quan trọng hơn thế, không khí thời đại là yếu tố khách quan quyết định sắc thái Đông A trong đám nho sĩ.

Ở văn chƣơng của loại hình tác giả này, ngƣời ta nhận thấy có sự tiếp nối một số truyền thống của văn chƣơng Đông A trong giới hạn của văn chƣơng nhà nho. Sự tiếp nối này cũng thể hiện ở nhiều phƣơng diện. Về mặt cảm hứng chủ đạo, có thể thấy văn chƣơng nhà nho cũng không bỏ qua những cảm hứng trọng tâm của văn chƣơng Đông A. Nhà nho là thành phần tác giả quan trọng của hùng văn- bộ phận văn chƣơng đặc trƣng nhất của hào khí đời Trần với các vấn đề chủ quyền dân tộc, văn chƣơng trực tiếp phản ánh sự hào hùng của chiến tranh, nhiều hơn nữa là văn chƣơng hồi cố chiến tranh, hay có thể kể thêm cả mảng văn chƣơng bi tráng của thời kỳ đầu thế kỷ XV. Trong số đó, văn chƣơng có tính thời sự phản ánh cái khốc liệt cũng nhƣ sự hào hùng của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông là ít hơn cả. Lý do vì nhà nho không phải là lực lƣợng trực tiếp tham gia những cuộc chiến này. Tuy nhiên, nhà nho lại là tác giả chủ yếu của văn chƣơng hồi cố chiến tranh. Chiến tranh hay bạo lực nói chung vốn không phải là thứ đƣợc Nho gia khuyến khích. Nhƣng chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc lại đƣợc nhà nho Việt Nam hết mực tôn vinh, ngợi ca. Ở Việt Nam, vấn đề liên quan đến dân tộc đều có thể đứng

cao hơn mọi thứ lý thuyết trên đời. Hay nói cách khác, con đƣờng để một hệ tƣ tƣởng có thể trụ vững ở Việt Nam là phải biết kết hợp với vấn đề dân tộc.

Nhƣng chiến tranh đi vào văn chƣơng của nhà nho dù ít nhiều còn phảng phất âm hƣởng hùng tráng thì vẫn không thể giống nhƣ trong tác phẩm của tầng lớp quý tộc. Văn chƣơng trực tiếp phản ánh chiến tranh của các võ tƣớng quý tộc nhà Trần ở thời điểm oanh liệt mang khí thế hào sảng với cảm xúc nguyên vẹn, bồng bột của những ngƣời vừa làm nên chiến công vang dội, xuất phát từ khí thế dũng liệt của con nhà võ. Ngay cả trong văn chƣơng hồi cố chiến tranh, cái tinh thần đó vẫn chƣa phai nhạt bao nhiêu trong con cháu các vị vua Trần từng trực tiếp chỉ huy cuộc chiến. Trần Minh Tông có một bài thơ rất nổi tiếng:

“Vãn vân kiếm kích bích toàn ngoan, Hải thẩn thôn triều quyển tuyết lan. Xuyết địa hoa điền xuân vũ tễ, Hám thiên tùng lại vãn sương hàn. Sơn hà kim cổ song khai nhãn, Hồ Việt doanh thâu nhất ỷ lan. Giang thuỷ đình hàm tà nhật ảnh, Thác nghi chiến huyết vị tằng can.”

(Bạch Đằng giang)

(Núi biếc cao vút, tua tủa nhƣ gƣơm giáo kéo lấy tầng mây, Hải thẩn nuốt thuỷ triều cuộn làn sóng bạc.

Hoa vàng điểm tô mặt đất lúc mƣa xuân vừa tạnh,

Tiếng sáo thông rung chuyển trời khi sƣơng chiều lạnh lẽo. Con sông này xƣa nay đã hai lần mở mắt,

Cuộc hơn thua giữa Hồ và Việt thoáng qua nhƣ một lúc dựa vào lan can.

Nƣớc sông chan chứa rọi bóng mặt trời buổi chiều đỏ ối, Còn ngỡ là máu chiến trƣờng thuở trƣớc chƣa từng khô.)

[16, 797]

Cũng xúc cảm về Bạch Đằng, Trƣơng Hán Siêu trong “Bạch Đằng

giang phú”, một tác phẩm cũng không kém phần danh tiếng, sau khi mô tả vết

tích của Bạch Đằng xƣa “Sông chìm giáo gẫy: gò đầy xương khô- Buồn vì cảnh

thảm: đứng lặng giờ lâu”, hồi tƣởng về cuộc chiến “Ánh nhật nguyệt chừ phải

mờ- Bầu trời đất chừ sắp hoại”, đã thêm rằng- và đây mới là phần cốt yếu của

bài phú:

“Anh minh hai vị thánh quân.

Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh. Giặc tan muôn thuở thái bình,

Tại đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”

(Bản dịchBạch Đằng giang phú)

[16, 743] Cuối cùng thì tất cả lại xoay quanh vấn đề đạo lý. Thánh nhân dùng đức để thắng bạo tàn chứ không phải dùng bạo lực hay đƣợc trợ giúp bởi những yếu tố khác nhƣ thế đất hiểm. Một nguyên tắc sáng tác mà nhà nho không bao giờ rời bỏ là dùng văn chƣơng nhƣ một thứ công cụ để truyền tải nội dung liên quan đến giáo hoá. Đó chính là điểm khác biệt giữa vua Trần Minh Tông và Trƣơng Hán Siêu. Một ông vua có thể hồi tƣởng chiến tranh chỉ vì mục đích tự thân, nhƣng nhà nho thì lại không thể. Họ có thể bỏ qua nhiều nguyên tắc nhƣ ngợi ca chiến tranh, nói chuyện quỷ ma, kể chuyện yêu đƣơng trai gái…, nhƣng lại vẫn biến tất cả những đề tài đó trở thành chính thống hoặc ít ra là có khả năng chấp nhận đƣợc bằng cách cung cấp cho nó một nội dung mang tính chất đạo lý.

Đến nửa sau thế kỷ XIV, cùng với sự loạn lạc rối ren của đất nƣớc, những chuyện bất nhƣ ý với mỗi cá nhân đã khiến trong văn học nhà nho vang

lên nhiều tâm sự buồn: “Lão phùng chiêu đại tri hà bổ- Thân lạc cùng sơn tiếu

cƣời mình mƣu vụng) (Chu Văn An); “Ô hô thế đạo hà như ngã?- Tam phủ di

biên phú Đại đông” (Than ôi! Cuộc đời nhƣ vậy, ta biết tính sao đây? Ba lần

vỗ sách cũ mà ngâm thơ Đại đông) (Nguyễn Phi Khanh). Nhƣng dù vậy thì nhà nho giai đoạn này cũng chƣa bao giờ rơi vào tình trạng tuyệt vọng, mất niềm tin vào Nho giáo cũng nhƣ bản thân. Đến sau khi nhà Hồ thất thủ, những nỗ lực phục hƣng nhà Trần, giành lại độc lập cho nƣớc nhà lần lƣợt thất bại mới khiến nhà nho thực sự rơi vào tâm trạng bế tắc, nhƣng lại vẫn là cái bế tắc rất bi tráng.

Có thể thấy tính lãng mạn, hào sảng của hùng văn đời Trần chƣa mất đi với bộ phận nhà nho thời kỳ này. Thậm chí, nó còn kéo dài sang suốt nửa đầu thế kỷ XV sau chiến thắng quân Minh xâm lƣợc giải phóng đất nƣớc. Dĩ nhiên, anh hùng ca ở văn chƣơng nhà nho đã mang những sắc thái khác xa so với hùng văn của quý tộc võ tƣớng nhà Trần, nó đã kết hợp với quan niệm chính trị-xã hội cũng nhƣ những nguyên tắc thẩm mỹ của Nho gia. Sự kết hợp này cũng đã tỏ ra rất hiệu quả ở giai đoạn những trói buộc của Nho giáo còn chƣa

Một phần của tài liệu Nguyễn Phi Khanh và sự chuyển tiếp về mặt loại hình tác giả trong văn học Việt Nam thời vãn Trần sang Hồ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)