Giọng điệu trữ tình

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua 3 tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đ (Trang 75)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2. Giọng điệu trữ tình

3.2.1. Vài nét về giọng điệu

Giọng điệu là yếu tố cấu thành phong cách sáng tạo của nhà văn. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ỘGiọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trƣờng, tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng miêu tả, hiện tƣợng trong lời văn quy định, cách xƣng hô, tên gọi, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ gần xa, thân sơ, thành kắnh hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếmỢ [53, tr.134]

Trong quá trình sáng tác, mỗi nhà văn đều phải trăn trở để tìm ra giọng điệu nghệ thuật cho tác phẩm của mình. Mỗi một tác phẩm văn chƣơng, giọng điệu chắnh là một hiện tƣợng nghệ thuật toát ra từ bản thân tác phẩm và mạng một nội hàm tƣ tƣởng thẩm mỹ. Giọng điệu nghệ thuật bị chi phối từ rất nhiều yếu tố, từ cái nhìn hiện thực, cảm hứng sáng tác, đến tƣ tƣởng tình cảm của tác giả với những sự vật, sự việc, con ngƣờiẦ Giọng điệu ấy lại đƣợc cụ thể hóa qua từ ngữ, lời văn, ngữ điệu và các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm, để qua đó bộc lộ tình cảm, lập trƣờng, tƣ tƣởng đạo đức của nhà văn với hiện tƣợng đƣợc miêu tả.

76 Mỗi tác phẩm văn chƣơng đều có sắc thái giọng điệu riêng. Hơn thế, trong mỗi tác phẩm, bên cạnh giọng điệu chủ đạo, bao giờ cũng tồn tại sắc thái giọng điệu khác nhau. Nhƣ vậy, các sắc thái giọng điệu đã trở thành phƣơng tiện tham gia chuyển tải bức tranh hiện thực vào tác phẩm và thể hiện thái độ của nhà văn trƣớc cuộc sống.

Giọng điệu trong mỗi thể loại mang những sắc thái biểu cảm khác nhau: Giọng điệu sử thi truyền thống nghiêng về giáo huấn, thành kắnh sang trọng, lời nhân vật chƣa đƣợc cá tắnh hóa. Giọng điệu tự sự gần gũi với tiếng nói đời sống thƣờng nhật, là thứ giọng phức điệu đa thanh.

Giọng điệu phụ thuộc vào yếu tố thể loại tuy nhiên vẫn có sự thâm nhập giọng điệu từ thể loại này sang thể loại khác. Thơ nói chung, đặc biệt là thơ trữ tình có giọng điệu trữ tình là giọng điệu chủ đạo và để làm nên chất thơ của mình, những tiểu thuyết viết về chiến tranh cũng bàng bạc chất giọng trữ tình sâu lắng tồn tại bên cạnh những sắc thái giọng điệu khác.

3.2.2. Giọng điệu trữ tình

Kế thừa những đổi mới của tiểu thuyết, các tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh đã có những khám phá hiện thực, con ngƣời riêng. Hiện thực chiến tranh đƣợc soi chiếu từ nhiều chiều và các nhà tiểu thuyết luôn có những trăn trở, suy tƣ về nó và hơn bao giờ hết, cái thôi thúc họ là cái đẹp thật xúc động, thật cao cả, thật khiêm nhƣờng, lớn lao trong những hoàn cảnh đau buồn nhất, qua đó các nhà tiểu thuyết gửi gắm niềm tin yêu vào con ngƣời, trân trọng, thiết tha thể hiện khát vọng hƣớng đến Chân Ờ Thiện Ờ Mỹ của con ngƣời. Có lẽ vì thế nên những cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh tìm đến giọng điệu trữ tình sâu lắng. Hơn thế, có thể thấy, thế giới nhân vật trong những cuốn tiểu thuyết này phần lớn là những ngƣời lắnh, ngƣời cán bộ, ngƣời trắ thức, họ luôn sống với ý thức sâu sắc về trách nhiệm với bản thân, quê hƣơng, dân tộc, đất nƣớc, ý thức về lƣơng tâm, ý chắ và tình yêuẦ Trái tim ngƣời lắnh vốn có sự tinh tế, nhạy cảm, dễ xúc

77 động trƣớc những biến thái của sự kiện, cuộc sống, hiện thực chiến tranh cũng nhƣ thân phận con ngƣời. Vì thế, chất giọng trữ tình sâu lắng nhƣ một dòng chảy hiền hòa, nồng ấm trong tác phẩm. Hơn nữa, giọng điệu trữ tình sâu lắng là một yếu tắnh của thơ ca làm ngân lên những điệu cảm xúc, điệu tâm hồn của cái tôi trữ tình.

Giọng trữ tình trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đƣợc thể hiện ở việc sử dụng ngôn ngữ mang đậm chất thơ, giàu tắnh nhạc điệu tạo nên những "nốt lặng vĩ thanh" man mác nỗi buồn của một bức tranh tâm trạng, đem đến sự cân bằng, hài hoà giữa hƣơng thơm và máu lửa chiến tranh, làm lắng đọng mạch chảy của cảm xúc lịch sử và tâm hồn.

Trong tiểu thuyết của Bảo Ninh, xuất hiện đậm đặc giọng văn trữ tình tự thú tạo nên một âm điệu sâu lắng trong sự cảm nhận tinh tế, nhạy bén. Với chất giọng trữ tình mƣợt mà, Nỗi buồn chiến tranh đã dung hoà dòng thác cuộn chảy của các sự kiện lịch sử cuộc chiến khốc liệt. Văn phong mang đậm cảm xúc tự nhiên trữ tình dễ đi vào lòng ngƣời. Đó là sự đồng vọng của nhà văn trải ra trong cái nhìn của nhân vật, chảy từ quá khứ đến hiện tại và từ hiện tại ngƣợc trở về quá khứ. Lịch sử cuộc chiến hiện lên không chỉ có dữ dội, gấp gáp mà còn tái hiện lịch sử bằng cảm xúc trữ tình, là "cuộc chiến của tâm trạng". Đây chắnh là vấn đề cốt lõi của Nỗi buồn chiến tranh mà Bảo Ninh đề cập đến.

Mở đầu tác phẩm là sự trải rộng bức tranh toàn cảnh, man mác âm hƣởng của nỗi buồn thân phận: "Mùa khô đầu tiên sau chiến tranh đến với miền hậu cứ Cánh Bắc... cánh rừng lặng lẽ, ƣớt át và âm thầm lẫn trong tiếng suối là tiếng thở than buồn thảm của thế giới rừng sâu, nghe vời vợi xa xôi và tuyệt mù hƣ ảo nhƣ một âm thanh vang vọng lại, từ một thời nào đó, một nơi nào đó của quá khứ, nhƣ là tiếng của làn lá vàng rơi trên thảm có từ rất lâu lắm rồi" [52, tr. 1]. Sự tĩnh lặng đến rợn ngợp của cảnh vật đi liền với tiếng thở dài của tâm trạng, thân phận của "những ngƣời lắnh trung

78 đoàn trinh sát đang mòn mỏi trong chiến trận, ủ dột, yếm thế. Đời sống mục ra lãnh đạm, ơ hờ...". Con ngƣời cần sự cân bằng của tâm thế. Điều đó có thể tìm lại đƣợc trong sự giao thoa huyền bắ với thiên nhiên, nhƣng cũng có khi khung cảnh của thiên nhiên càng tăng thêm nỗi cô quạnh của lòng ngƣời.

Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, cơn giông tố cuồng nộ của biển đời đau khổ chà nát lên những mảnh đời bất hạnh là chiến tranh. Song, chiến tranh không thể tróc đi gốc rễ của lòng nhân sâu thẳm trong trái tim họ, Kiên vẫn gƣợng dậy từ trong hiện thực đau thƣơng, luôn khắc khoải về một xứ sở tƣơi đẹp, một miền ký ức xa xôi nơi có Phƣơng, có tình yêu đầu đời lấp lánh nhƣ ngôi sao ban mai trong lành xuất hiện vào những buổi sáng.

Ký ức chiến tranh chắnh là miền đất hứa của Kiên và đồng đội, những ngƣời lắnh đã từng vào sinh ra tử có nhau. Nỗi buồn chiến tranh là vùng thảo nguyên bao la miền Nam Tây Nguyên, những con đƣờng đất đỏ dẫn sâu vào biển ngút ngàn cà phê mênh mông hút tầm mắt. Trong lòng biển xanh màu lục thấp thoáng một ngôi nhà nhỏ kiểu nhà sàn, tƣờng gỗ súc và gỗ ván, mái cao và nhọn phỏng mái nhà Rông. Quanh nhà trồng hoa, miền đất ấy Kiên chỉ một lần dừng chân bên đƣờng chiến tranh, song ngày càng trở nên quyến rũ. Hồi tƣởng của Kiên có vẻ nhƣ ngày càng có ý nghĩa, sâu sắc và thấm thắa hơn. Kiên và đồng đội của anh đã không chạy trốn chiến tranh, không chạy trốn nỗi buồn mênh mông, mà ngọn gió âm u của chiến tranh đã thổi qua suốt thời trai trẻ của họ, để đi tìm một ốc đảo bình yên cho cuộc sống thời bình. Trên con đƣờng hƣớng về quá khứ, họ tìm đƣợc hạnh phúc và mãi mãi sống trong mùa xuân của tình yêu, tình bạn, tình đồng chắ, vƣợt qua muôn ngàn gian khổ của chiến tranh. Những ngày mà chúng ta hiểu rõ vì sao họ phải chịu đựng, phải hi sinh tất cả để có đƣợc hoà bình của ngày hôm nay.

79 Giọng điệu trữ tình còn đƣợc Bảo Ninh thể hiện tập trung trong mối tình Kiên - Phƣơng giữa bom đạn chiến tranh, tạo nên một thiên "diễm tình bất hủ" trong văn học Việt Nam đƣơng đại. Ngày chiến tranh kết thúc, Kiên trở về mong muốn đƣợc sum họp, nhƣng tình yêu chỉ còn lại nỗi thống khổ của hai số phận chịu nhiều mất mát và đau thƣơng.

Bằng việc sử dụng giọng điệu trữ tình khá thành công, Bảo Ninh đã chạm trổ, khắc ghi dấu ấn của mình vào văn chƣơng đƣơng đại bằng một nỗi buồn nguyên khối. Bảo Ninh chủ yếu là sử dụng giọng kể buồn, da diết với chất liệu từ ngữ có phần cổ, nhƣng đƣợc viết, sử dụng thành thạo, thuần thục nên có một giá trị nhƣ một thứ tu từ, ngôn ngữ đạt đến sự chuẩn xác, hài hoà. Nỗi buồn chiến tranh là tiêu biểu nhất cho thứ gam giọng này.

Có những trang văn giọng điệu thiết tha, đằm thắm khi viết về khát vọng, về tình yêu nồng nàn. Chất thơ qua những trang văn thấm đẫm cảm xúc, có khi buông lơi mềm mại, có khi dịu dàng sâu lắng, khi chan chứa suy tƣ. Ba cuốn tiểu thuyết các tác giả cố ý điểm vào hiện thực chiến tranh những mối tình lãng mạn, say đắm. Chất thơ bàng bạc từ đầu đến cuối tiểu thuyết. Trong Tàn đen đốm đỏ, ngƣời đọc bắt gặp những đoạn nhƣ:

ỘGã bỗng nhiên ánh những tia ấm áp, chan chứa và miệng gã thốt ra những lời dịu dàng. Thật dịu dàng: Em. Kìa em, mai anh đi rồiỢ [65, tr. 65]. Đó là những dòng khi miêu tả về tình yêu của Vịnh hƣ hƣ thực thực. Nỗi nhớ yêu thƣơng dành cho một ngƣời đàn bà tên Thuyên luôn đau đáu trong anh ngay cả khi trắ nhớ bị tách rời. Đó có khi là những dòng độc thoại của một tâm hồn đang xao động vì yêu: ỘGiọng nói của gã âm âm đến kịch bậc, âu yếm, da diết. Mơ hay tỉnh đây, gã thầm thì với Lanh hay với ngƣời con gái khác? Kìa cái nhìn gần gụi biết bao. Chẳng nhẽ lại là mơ. Gã đang nói với Lanh đấy chứ. Mắt kia, giọng đấy không dành cho Lanh còn dành cho ai nữa. Trời ơi, ngọn lửa từ mắt gã trai đã chuyển sang

80 cho Lanh. Không còn giận dữ. Không còn dằn vặt. Không còn bất cứ một điều gì. Lanh choàng lấy gã trai, hấp tấp ghì chặt, môi kề môi. Bây giờ mới là cái hôn của Lanh. Ngọt ngào đến tê dại. Đắch thị là nó. Không thể chƣợi vào đâu đƣợc, đúng nhƣ mong đợi. Mằn mặn, chan chát. Phải rồi, đúng là cái hôn của LanhỢ [65, tr. 66]. Miêu tả về tình yêu, Phạm Ngọc Tiến đã khéo léo đan xen những câu miêu tả đến ngọt ngào: ỘNhững cái hôn nối nhau, bất chấp bóng đêm đã bò kắn đậm đặc khoang lán. Lanh nhƣ mê đi, hồn rộng ra rộng mãiỢ [65, tr. 70]. Tình yêu trong Tàn đen đốm đỏ đƣợc diễn tả trong những gì vô cùng giản dị, lời văn không to tát,

không phô trƣơng mạnh khoe mẽ, không ồn ào, giản dị. Tình yêu đƣợc nói đến trong những cảm nhận, những ƣớc mơ tƣởng nhƣ rất bình dị. Ƣớc mơ đƣợc trở về quê hƣơng sau ngày hòa bình lập lại của Phƣơng. Mong ƣớc đƣợc cùng ngƣời yêu tới Hồ Gƣơm, Tháp Bút, Đài NghiênẦ Ngôi trần thuật đƣợc để ở ngôi thứ nhất, cái Tôi trữ tình lên tiếng, tác giả để cho nhân vật Phƣơng tự bộc lộ, giãi bày cảm xúc, cùng với cách miêu tả từ láy trùng điệp khiến câu văn trải dài man mác: ỘTôi sẽ đƣa em về thành phố yêu dấu của tôi. Từ căn gác nhỏ nơi tôi đã sống, tầm mắt em sẽ ngút vào sắc xanh của nƣớc Hồ Gƣơm. Em sẽ thấy Tháp Rùa rêu phong cổ kắnh. Tôi dẫn em đi một vòng Bờ Hồ. Này, cây lộc vừng thân ngã. Ngày nhỏ, tôi hay chuồi xuống sát mặt nƣớc, trên chiếc cành ngang la đã. Hẳn em sẽ thắch những dây học lộc vừng giăng giăng rất đẹ. Đây cầu Thê Húc cong cong. Em nhìn xuống mặt nƣớc. Sao nó xanh thế nhỉ. Cảm giác, có thể cắt lát mặt hồ xanh thầm thẫm ra đƣợc. Nhìn lâu, thấy xanh rờn cả mắtỢ [65,tr.69]. Giọng văn chan chứa chất thơ khi cái Tôi trữ tình bộc bạch lòng mình. Đó là những khoảnh khắc hiếm hoi trong tâm hồn ngƣời chiến sĩ để họ có những phút giây lắng đọng để đƣợc nghe thổn thức của trái tim dạt dào tình yêu. Có thể nói, chất thơ trong giọng điệu trữ tình sâu lắng bàng bạc khắp các tiểu thuyết. Và ngay cả khi các tác giả viết về

81 những suy tƣ, tâm trạng ngƣời lắnh trƣớc một sự kiện, một khung cảnh, một tiếng tàu điện, một làn gió mát hay một dáng hình, một cảnh ngộẦ. giọng điệu trữ tình sâu lắng cũng ngân lên làm xúc động lòng ngƣời ỘLàm sao tôi có thể quên đƣợc. Chuông tàu điện leng keng. Cũng chỉ Hà Nội mới có tàu điệnỢ [65, 69]. Dòng suy tƣ trăn trở dài miên man nghe sâu lắng: ỘCuộc đời vong hồn vẫn ôm giữ trọn vẹn những khao khát cháy bỏng. Bởi vậy, nỗi đau kia mãi còn Ờ Nỗi đau của những chiếc lá rụng lúc còn xanhỢ [65, tr. 69].

Tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh liên tục đặt các nhân vật vào các biến cố, cảnh ngộ không chỉ biến cố của các sự kiện chiến tranh mà còn của đời tƣ để từ đó bộc lộ tâm trạng, cảm nghĩ của nhân vật. Mỗi lần trái tim nhân vật xúc cảm là mỗi lần giọng văn có sự chuyển hƣớng giàu chất thơ. Trong Khúc bi tráng cuối cùng, đó là dòng xúc cảm về một bóng hình ngƣời thƣơng: ỘMột cơn gió từ sông thổi vào. Thiếu phụ hơi co ngƣời vì lạnh, đôi mắt vẫn đắm chìm vào tấm ảnh, mắt nhòe ƣớt. Đôi mắt ấy ngƣớc lên, dõi nhìn qua cửa sổ ra biển trời bao la. Ơi biển, sao đêm nay biển cũng bồi hồi quá thể, biển run rẩy, cồn cào nhƣ muốn đánh thức trong ta một điều gì xa lắm đã muốn quên đi, cố quên điỢ [28, tr. 21].

Giọng điệu trữ tình sâu lắng có khi buông lơi mềm mại nhƣ khúc nhạc lòng: ỘOánh và cô gái Hơ‟Krol đi chầm chậm bên nhau giữa một cánh rừng thƣa có nhiều ánh nắng đang dệt hoa dƣới đất. Tiếng đàn T‟rƣng vang tắnh tang bên suối nƣớc đâu đây cứ gợi lên trong họ cả một nét nhạc cao nguyên vạm vỡ, da diết khiến bƣớc chân đi nhƣ đƣa, nhƣ ru, bồng bềnh, bảng lảngỢ [28, tr. 198]. Có khi lại dạt dào cảm xúc cháy bỏng: ỘCâu nói của anh, cái nhìn ấm áp của anh hòa quyện vợi cảnh núi rừng khoáng đạt đã đốt cháy trong cô một ngọn lửa khát vọng mơ hồ. Ngọn lửa đó đã khiến cô đứng dậy, bƣớc ra vạt cỏ mềm trƣớc mặt, toàn thân dƣớn căng, mắt nhìn cao vút lên trời xanh rồi nhƣ có tiếng cồng, tiếng đàn nƣớc thôi thúc bên trong, cô bật mình quay tròn trong một điệu dân vũ cuồng

82 nhiệtỢ. Đan xen là những câu văn mang sắc màu bình yên đến lạ: ỘTrên cao, bầu trời đêm xôn xao gió và nhấp nháy những ngôi sao xa. Thật thanh bình và yên ả của một đêm huyền tắch cổ xƣaỢ [28, tr. 243].

Khảo sát qua ba thiên tiểu thuyết, giọng điệu trữ tình xuất hiện với tần suất đậm nhạt khác nhau. Ở Khúc bi tráng cuối cùng, giọng điệu trữ tình phảng phất đan xen trong những dòng văn khốc liệt về một thời đạn bom. Có thể thấy, các cây bút tiểu thuyết Bảo Ninh, Chu Lai, Phạm Ngọc Tiến không gân guốc, không đao to búa lớn mà luôn thâm trầm kắn đáo trong giọng văn diễn tả tâm tình nhân vật. Tiểu thuyết viết về chiến tranh nhƣng bàng bạc những lời văn nhẹ nhàng và kắn đáo, nhƣ những khúc tâm tình giúp ngƣời ta trở về một thời đạn bom khốc liệt đấy nhƣng cũng hết sức thơ mộng bởi cái Tình trong nó.

Giọng điệu trữ tình sâu lắng góp phần tạo nên chất thơ trong những cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh. Sức hấp dẫn của những cuốn tiểu thuyết này không đơn thuần là tái hiện sinh động những sự kiện chiến tranh mà bởi còn đƣợc khắc họa bằng bút pháp trữ tình với những trang văn bắt nguồn từ hiện thực mà vẫn dạt dào cảm xúc. Qua đó, ngƣời đọc cũng cảm nhận đƣợc tình cảm mến yêu của tác giả dành cho thế giới nhân

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua 3 tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đ (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)