Vẻ đẹp huyền bắ, hoang dại của núi rừng

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua 3 tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đ (Trang 33)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.1.Vẻ đẹp huyền bắ, hoang dại của núi rừng

Với những nhà văn mặc áo lắnh thì thiên nhiên nơi đại ngàn sơn cƣớc hiện lên thân thuộc nhƣ ngƣời bạn trong những cuộc hành quân của họ. Và núi rừng mỗi miền đƣợc cảm nhận theo một cách khác nhau đầy ấn tƣợng. Núi rừng nơi những gờ núi lạnh lẽo của truông Gọi Hồn mang vẻ đẹp rất riêng. Bởi nó gắn với vẻ quyến rũ của loài hoa hồng ma: ỘHồi đó, vào độ cuối tháng Tám, ven các cánh rừng dọc theo triền suối này hoa hồng ma nở rộ trong mƣa, đâm bông trắng xóa, thở hƣơng thơm ngát. Nhất là về đêm, hƣơng hoa nhƣ thể đƣợc cô đậm, ngọt, ngào ngạt, thẩm thấu vào giấc ngủ làm thành bao nhiêu là giấc mơ kỳ lạ gây những ám ảnh khoái lạc mê mẩnỢ. [52, tr. 18]. Một loài hoa rừng riêng biệt nhƣ mang đến phép màu nhiệm cho khu rừng, cho những ngƣời lắnh chiến trẻ trung, cuồng nhiệt. Vẻ đẹp của núi rừng hiện lên bàng bạc, thăm thẳm trong hƣơng thơm của hồng hoa. Loài hoa ấy đƣa con ngƣời đi vào không gian tƣởng tƣợng thật trong lành: ỘBầu trời cao vợi, mây nắng tuyệt vời gần nhƣ là tầng trời của những giấc chiêm bao thời thơ ấuỢ [52, tr. 19]. Chiến tranh hiện hình trên những trang viết của Bảo Ninh là một thế giới "đầy rẫy những tử thi", qua dòng hồi tƣởng của nhân vật Kiên - ngƣời từng chứng kiến nhiều cái chết và phải thấy nhiều xác chết nhất. Nhƣng không phải vì thế mà ta thấy ám ảnh sợ hãi, bởi ở nó có những cảnh bình yên đến lạ: ỘSau trận mƣa chiều màu cỏ xanh mƣớt nƣớc trên Đồi Mơ thắm hồng ánh đỏ của vừng ráng. Dƣới đồi có con sông chảy lƣợn qua và qua những đám cỏ rậm rạp từ trên đồi có thể nhìn thấy loáng thoáng từng quãng sông uốn khúc lấp láp ánh phản quang" [52, tr. 66]. Sau những cuộc đụng độ nhuốm mùi lửa, bom, đạn rừng lại yên

34 ắng đến lạ kỳ. Có những trang văn, ngƣời đọc tƣởng nhƣ quên đi bao cảnh chết chóc rợn ngƣời nơi rừng thiêng nƣớc độc. Bởi sự lặng thinh yên ả của không gian dù chỉ là khoảnh khắc thật hiếm có của chiến tranh.

Sắc xanh của núi rừng là gam màu tƣơi, tràn sức sống mà ta dễ gặp ở cả ba tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Khúc bi tráng cuối cùng, Tàn đen đốm

đỏ. Trong Khúc bi tráng cuối cùng, vẻ đẹp núi rừng Tây Nguyên hiện lên:

ỘMột sắc xanh miên man trải dài. Ong đi lấy mật đen rừng. Đàn T‟rƣng đánh nhạc róc rách trong lòng suối nghe nhƣ tiếng trẻ cƣời. Mái nhà Rông thấp thoáng chọc lên trời xanh tựa những mũi lao khổng lồ không bao giờ tới đắch. Tiếng cồng âm u vang lên lúc thật lúc hƣ nhƣ tiếng vọng của đại ngàn. Thác đổ ầm ầmỢ [28, tr. 57]. Pleiku hiện lên trong cảnh chiều muộn thật yên bình. ỘKhông gian vi vút gió cao nguyên. Phố núi đẹp nao lòng với những mặt đƣờng xoải lên dốc xuống rồi lại xoải lên, uốn lƣợnỢ [28, tr. 37]. Cảnh chết chóc dƣờng nhƣ chƣa từng tìm đến nơi đây. Lòng ngƣời nhƣ lắng dịu lại bởi giọng văn nhẹ nhàng, không lên gân của Chu Lai. Trong Tàn đen đốm đỏ, ta cũng thật bâng khuâng trƣớc vẻ đẹp của mây trời núi rừng. Cảnh vật nhƣ đƣợc thổi thêm sinh khắ: ỘNhững đụn mây là là quấn quýt bên nhau. Có đụn trắng xốp nhƣ bông. Có đụn xanh, tròn nhƣ một chiếc lá sen. Có đụn vàng óng nhƣ một nấm rơm mới. Có đụn nâu sậm lù lù. Lại có đụn đỏ rực. Có cả bè mây đen lừ lừ giạt phắa cuối rừng. Nhiều nhất là những đám mây kết màu. Trời vẫn xanh. Gió u u thổiỢ [65, tr. 72].

Có thể nói, chất thơ bàng bạc nhuốm màu trên cảnh rừng núi chiến trận. Không còn cảm giác chỉ một màu chết chóc. Ở nơi ấy, sự sống vẫn sinh sôi, con ngƣời vẫn đang sống và nung nấu trong mình lý tƣởng bảo vệ Tổ quốc. Dƣ ba man mác, bắ hiểm của rừng luôn khiến ngƣời ta càng muốn khám phá tới tận cùng sau vẻ ngoài đầy thinh lặng mê hoặc. Những vẻ đẹp ấy dƣờng nhƣ thanh lọc tâm hồn con ngƣời.

35

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua 3 tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đ (Trang 33)