6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.4.2. Tình đồng đội
Chất thơ phủ bàng bạc trên ba thiên tiểu thuyết bởi tình đồng chắ hết sức đáng trân trọng. Đó là những giây phút chia sẻ cho nhau từng ắt thuốc làm từ xác hoa hồng ma trong Nỗi buồn chiến tranh, chia sẻ cho nhau từng viên đƣờng, hộp thịt hiếm hoi trong ngày dài chiến đấu (Tàn đen đốm đỏ), chia sẻ cho nhau từng mẩu lƣơng khô cứng nhắc sau cả ngày trinh thám (Khúc
bi tráng cuối cùng). Chỉ là những vật nhỏ bé thôi nhƣng nó là cả gia tài với
những ngƣời lắnh trận mạc khói lửa. Họ khao khát một lá thƣ nhà, một bóng hình ngƣời thƣơng. Và họ đồng cam cộng khổ cùng nhau, đọc cho
59 nhau nghe lá thƣ nhà của một ai đó. Chỉ để họ thêm vui rằng có hậu phƣơng luôn mong chờ ngày họ chiến thắng trở về.
Trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, cái chết của những ngƣời
lắnh cách mạng đƣợc miêu tả từ góc nhìn thân phận, tái hiện lại cuộc chiến tranh theo đúng bản chất của nó. Bằng sự trải nghiệm của riêng anh, cảm hứng ngƣỡng vọng, ngợi ca, trân trọng vẫn đƣợc tiếp nối qua những trang viết về cái chết của những ngƣời lắnh, "những con ngƣời xứng đáng hơn ai hết đƣợc quyền sống trên cõi dƣơng này, nhƣng đã lẳng lặng chấp nhận quy luật đơn giản của chiến tranh: mình chết thì bạn sống". Chất thơ tỏa khắp trang văn không phải chỉ bởi ngôn ngữ giàu hình ảnh mà nổi bật ở đây toát lên từ tình ngƣời, tình đồng chắ cao đẹp. Đó là cái chết của Từ - ngƣời đã hi sinh tắnh mạng để lấp đầy cho một giây phút chần chừ của Kiên ở Lăng Cha Cả, cứu sống Kiên khỏi phải hứng chịu loạt đạn trƣớc họng súng của kẻ bên kia chiến tuyến vừa kịp bắn ra. Đó cũng là cái chết của Cừ - ngƣời chiến sỹ đã nổ súng bắn chặn cả một trung đội địch cho nhóm trinh sát của Kiên rút chạy sau một cú đột nhập vào sở chỉ huy địch không thành. Đó còn là cái chết của Tâm - ngƣời đã dũng cảm giữ lấy tên nguỵ cho Kiên và đồng đội chạy trốn khỏi họng súng đen ngòm của kẻ địch đang hƣớng tới. Nhƣng trong đời lắnh chiến, có lẽ "kỷ niệm bi thảm, thƣơng tâm, hiểm nghèo nhất trong ký ức chiến tranh của Kiên là kỷ niệm về Hoà". Cô giao liên xinh đẹp ngƣời Hải Hậu, vào những tháng ngày ác liệt nhất của bể khổ Mậu Thân 1968, đã kịp thời dùng súng lục bắn, kéo bọn địch về phắa mình để cứu Kiên và đoàn thƣơng binh thoát khỏi vòng vây hiểm nghèo. Để rồi Hoà phải hi sinh trong sự dày vò của những tên lắnh Mỹ da đen nhƣ một bầy vƣợn khổng lồ trƣớc con mắt bất lực của Kiên.
Bảo Ninh viết về Từ, Cừ, Hoà, Tâm... bằng một cái nhìn buồn của ngƣời trong cuộc, một cái nhìn thấm thắa nỗi đau, nghịch lý mà lịch sử không thể bù đắp nổi: "Một ngƣời ngã xuống để những ngƣời khác sống,
60 điều đó cũng chẳng có gì mới, thế nhƣng khi anh và tôi thì sống, còn những ngƣời ƣu tú nhất, tốt đẹp nhất đều gục ngã bị nghiền nát, bị cỗ máy chiến tranh chà đạp đày đoạ, bị bạo lực tăm tối hành hạ làm nhục rồi giết chết thì sự bình yên này, cảnh trời yên biển lặng này là cả một nghịch lý quái gở" [52, tr. 275].
Bên cạnh những con ngƣời anh hùng xả thân vì đồng đội, Bảo Ninh miêu tả hiện thực trong Nỗi buồn chiến tranh vẫn nghiêng về cái chết của ngƣời lắnh với tƣ cách là một con ngƣời bình thƣờng. Cái chết hiện hình trong trang sách của Kiên với đủ sắc màu, có đau đớn vật vã, có giằng xé quằn quại, có thảm hại thƣơng tâm. Can - ngƣời đồng đội đào ngũ của Kiên đã chết trên đƣờng chạy trốn về quê mẹ khi mà miền đất anh ta ao ƣớc trở về còn xa lắm. Những ngƣời đồng đội vào sinh ra tử của Kiên "nhổ toẹt trƣớc cái xác ốm o, lở loét", chút hình hài còn sót lại của Can. Tên tuổi một con ngƣời vốn không phải đồ tồi ấy đã chìm nghỉm đi trong sự thờ ơ, khinh miệt của mọi ngƣời. Chỉ còn Kiên mỗi khi quỳ trƣớc bàn thờ trung đội vẫn thầm khấn gọi linh hồn Can, ngƣời anh em khốn khổ bạc phƣớc ra đi trong nhục nhã chẳng đƣợc ai đoái hoài, hiểu đỡ cho chút ắt nỗi niềm.
Hay là Quảng - ngƣời tiểu đội trƣởng đầu tiên của Kiên bị thƣơng trong một trận đánh chiến dịch Đông Sa Thầy. Vết thƣơng của anh rất nặng nhƣng không chết ngay, "cái chết nhƣ muốn nhất định bắt Quảng phải tỉnh để chịu đến cùng sự hành hạ của nó". Đau đớn, Quảng kết liễu nỗi đau thể xác bằng quả lựu đạn giật đƣợc từ bên hông Kiên. Tiếng cƣời khàn, cuồng loạn của Quảng xoáy sâu vào tâm trắ Kiên nhƣ tiếng vọng của nỗi đau cùng cực mà ngƣời lắnh phải chịu đựng trên bƣớc đƣờng tìm về cái chết.
Viết về Can, Quảng, nhà văn Bảo Ninh đâu có ý định "làm điều ác" nhƣ cảm nhận của một số ngƣời, những trang văn thực đến từng chi tiết giúp ta thấm thắa, hiểu sâu hơn một góc khuất trong chiến tranh, một sự thật lịch sử mà né tránh nó sẽ là không công bằng với những ngƣời lắnh đã âm thầm
61 ngã xuống cho tự do dân tộc hồi sinh. Nhƣng có lẽ ấn tƣợng nhất, khủng khiếp hơn cả của hiện thực chiến tranh đọng lại trong ký ức Kiên là cái chết của tiểu đoàn 27 Độc Lập, mùa khô năm 1969 "cái tiểu đoàn bất hạnh bị diệt mất hoàn toàn phiên hiệu" mà Kiên là một trong số ắt ngƣời may mắn sống sót. Sau trận bại vong ấy, vô khối hồn ma vẫn lang thang khắp các xó xỉnh, bụi bờ ven rừng và truông núi vô danh từ bấy mang tên Gọi Hồn.
Bên kia cực của nỗi đau mất mát mà hiện thực cuộc chiến gây ra, với âm điệu buồn thƣơng là chủ đạo, Bảo Ninh nhìn thấy qua cái chết của ngƣời lắnh trên chiến trận "sự mất mát của cá nhân trong lịch sử, không thể tin đƣợc sự ra đi cùng với cuộc chiến là cả một thế hệ. Mỗi nhân vật trong
Nỗi buồn chiến tranh là một số phận, một mảnh đời riêng, nhƣng dƣờng nhƣ tất cả đều xoay quanh cái cơ cực, khổ đau của cuộc sống chiến tranh và hậu chiến. Họ mong ngày chiến thắng, đất nƣớc thanh bình, xây dựng chế độ mới, nhƣng chiến tranh là sự dã man, nghiền nát những cuộc đời, dày xéo lên số phận những con ngƣời, cắt đứt bao mộng ƣớc, hy vọng và thay vào đó là những bất hạnh, khổ đau cùng với những nghịch lý của đời sống. Để viết lên những sự thật nghiệt ngã, khốc liệt nhƣ thế đòi hỏi ngƣời viết phải có một trái tim lớn, một bản lĩnh phi thƣờng. Những cái chết đau đớn, thảm thƣơng của những ngƣời lắnh cách mạng trong chiến tranh là sự bổ sung đầy đủ sắc màu cho hiện thực chiến tranh trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Nhƣ vậy, ta càng hiểu hơn tình đồng chắ đồng đội của ngƣời lắnh nơi trận mạc. Họ sẵn sàng hy sinh thân mình nhận về cái chết đau đớn để bảo vệ đồng đội mình, để bảo vệ Tổ quốc.
Trong Khúc bi tráng cuối cùng, ta không khỏi xúc động trƣớc tinh thần hy sinh cao cả của ngƣời lắnh dân tộc YẤTac. Ánh mắt anh nhìn đồng đội nhƣ muốn nhắn nhủ hãy để anh hy sinh. Trong Tàn đen đốm đỏ, nổi bật
không phải chỉ là những sự hy sinh quên mình vì đồng đội của Đinh, Lệ, Quang, Phƣơng... mà chất thơ toát lên từ tình ngƣời, tình đồng đội giữa các
62 cô gái của đội tăng gia và ngƣời lắnh tên Vịnh. Nhờ có họ mà Vịnh đã có thể thoát khỏi cái chết vả về thể xác lẫn tinh thần.ỘGã thử ngúc ngắc chân, tay. Có ê oải đấy nhƣng còn khả dĩ. Đầu nặng trình trịch. Gã vẫn âm ỉ luồng khắ nóng ngốt. Quái quỷ thật, cái thứ sốt rừng, cảm giác ngốt thế nhƣng lại lạnh thấu xƣơng. Cái lạnh từ trong phang ra, không có gì ngăn cản nổi. Đắp đến núi chăn cũng vậy. Môi khô không khốc, rộp nứt, uống nƣớc xót tận đáy ócỢ [65, tr. 58]. Lanh chăm sóc Vịnh hàng ngày cứu Vịnh từ một ngƣời kiệt quỵ Ộđã lại phổng phao, dù mặt vẫn xanh xao. Bộ quần áo của cái Sƣơng chả mấy lúc đã chật cứngỢ [65, tr. 64], đã giúp Vịnh trong cơn hoang tƣởng dài ngày đã thoát khỏi u mê, tìm về với thực tại. Đó không chỉ là sự yêu thƣơng đồng loại mà đó còn là sự gắn kết đồng đội cùng một tình cảm mơ hồ, mênh mang của một cô gái cô đơn.
Có thể nói, chất thơ lan tỏa trong hƣơng thơm của tình ngƣời, tình đồng đội. Bao cái chết quên mình cho đồng đội để mong bình yên cho bạn bè. Đi sâu vào những cái chết khốc liệt, những hy sinh đổ máu, các tác giả phải thật sự có một trái tim, một bản lĩnh phi thƣờng mới có thể cảm đƣợc đến độ tinh tế từng cung bậc tình cảm của mỗi ngƣời lắnh chiến yêu nƣớc.
Tiểu kết: Ở chƣơng 2, ngƣời viết tập trung khai thác bức tranh thiên nhiên trữ tình thơ mộng của núi rừng cùng vẻ đẹp dịu dàng của Hà thành thể hiện qua ba tiểu thuyết. Ở mỗi tác phẩm, vẻ đẹp huyền bắ của núi rừng, nét đẹp của Hà thành hiện lên với màu sắc riêng khó có thể quên. Khảo sát cho thấy, chất thơ hiện lên với tần suất cao qua giấc mơ khát khao đầy bản năng thầm kắn của mỗi nhân vật chủ yếu là của ngƣời lắnh. Họ đã biết tìm tới giấc mơ để ru vỗ tâm hồn mình, tự tạo cho trái tim mình một nơi để đi về trong tâm tƣởng. Chất thơ lan tỏa toàn thiên tiểu thuyết bởi chắnh vẻ đẹp trong trắng tinh khôi cùng tình yêu trinh nguyên nồng cháy của các nữ nhân vật cũng nhƣ tình yêu mãnh liệt, tình đồng đội của mỗi ngƣời lắnh.
63
CHƢƠNG 3: NHỮNG PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN CỦA CHẤT THƠ QUA NỖI BUỒN CHIẾN TRANH, KHÚC BI TRÁNG CUỐI
CÙNG, TÀN ĐEN ĐỐM ĐỎ