Đến biểu hiện của chất thơ trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua 3 tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đ (Trang 26)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3.2. Đến biểu hiện của chất thơ trong tiểu thuyết

1.3.2.1. Biểu hiện về nội dung

Tuy không chiếm vị trắ số một nhƣ giai đoạn văn học trƣớc, nhƣng đề tài chiến tranh, trong quan niệm của nhiều nhà văn, đặc biệt là với các nhà văn đã từng mặc áo lắnh vẫn đƣợc coi là Ộsiêu đề tàiỢ, càng khám phá càng thấy những độ rung cảm xúc. Và chắnh đề tài này vẫn phản ánh rõ nét quá trình chuyển biến của ý thức văn học, nhất là khi bƣớc vào thời kỳ đổi mới.

Chiến tranh không chỉ là những Ộhố bomỢ, không chỉ là Ộgƣơm kề tận cổ, súng kề tai‟, là máu và nƣớc mắtẦ mà trong hiện thực khốc liệt đó, niềm lạc quan yêu đời vẫn tồn tại nhƣ một Ộhằng sốỢ.

Giai đoạn 1945 Ờ 1975 là những năm đất nƣớc Ộcó chung tâm hồnỢ, bao nụ cƣời và nƣớc mắt đƣa tiễn con ra trận của nghìn bà mẹ đều nhƣ nhau, cả dân tộc ra sức chiến đấu cho nền độc lập Ờ tự do của dân tộc. Lịch sử đã in dấu đậm nét vào trong văn học. Và chất thơ cũng chịu ảnh hƣởng từ hoàn cảnh đặc biệt ấy.

Trong các tác phẩm văn học thời kỳ này, mối quan hệ đời tƣ Ờ thế sự không nằm trong sự chú ý của nhà văn. Việc đƣa lên hàng đầu con ngƣời tập thể, con ngƣời công dân đã khiến cho văn xuôi giai đoạn trƣớc 1975, tập trung chủ yếu vào các biểu hiện mang tắnh cộng đồng, phổ quát nhƣ lòng yêu nƣớc, căm thù giặc, tình nghĩa đồng bào, tình cảm hậu phƣơng tiền tuyếnẦ Mọi biểu hiện mang màu sắc cá nhân đều không phù hợp với tinh thần của cuộc kháng chiến. Trong bối cảnh đó, ngƣời lắnh trở thành nhân vật trung tâm, biểu hiện khát vọng, kết tinh vẻ đẹp chiến đấu và chiến thắng của con ngƣời Việt Nam. Thiêm trong Mẫn và tôi (Phan Tứ), các

chiến sĩ trong Vùng trời (Hữu Mai) hay là Lữ với phẩm chất anh hùng và lãng mạn trong Dấu chân người lắnh (Nguyễn Minh Châu), nhân vật chị Sứ

27 trong tiểu thuyết Hòn đất của Anh Đức, Núp và dân làng Kông Hoa trong

Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc. Tất cả họ là những con ngƣời đẹp

nhất, đại diện cho bao ngƣời Việt Nam bấy giờ. Đó chắnh là những Ộsiêu nhân vậtỢ của thời đại. Cái đẹp mang tắnh cộng đồng toát ra từ tâm hồn họ chắnh là vầng hào quang chói lòa của chất thơ xuất phát từ cái ỘTaỢ chung.

Không chỉ vậy, thời đại với những biến chuyển lớn lao của lịch sử đã đem đến cho văn học giọng điệu lãng mạn cách mạng, đậm chất sử thi bắt nguồn từ những chiến công vang dội của dân tộc. Có thể nghe thấy âm vang của giọng điệu thời đại hào hùng trong các tác phẩm kể trên. Từ đó, có thể khẳng định, chất thơ vẫn tồn tại nhƣ một mạch ngầm, chảy bền bỉ trong lòng cuộc chiến ấy để con ngƣời thời bấy giờ có quyền tin tƣởng và hy vọng về một tƣơng lai không còn tiếng súng và bóng giặc.

Sau 1975, nền hòa bình lập lại, cùng với những đổi mới toàn diện và sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống, văn học cũng mang sắc diện mới ở mọi bình diện.

Là những con ngƣời đã từng trải qua cơn binh lửa, các nhà văn mặc áo lắnh hiểu rằng, để có đƣợc hòa bình phải đánh đổi bao xƣơng máu và nƣớc mắt của biết bao đồng bào, chiến sĩ nhƣng trong chiến tranh, vì nhiều nguyên do, chƣa thể đƣa những điều đó lên trang giấy một cách trực diện. Khi súng đã im tiếng, những ngƣời cầm bút có trách nhiệm phải lƣu lại cho hậu thế hiểu đúng về hiện thực của cuộc chiến đã qua. Đó cũng chắnh là cách để trả món nợ tinh thần cho những đồng đội của họ. Cùng với quá trình đổi mới văn học, tiểu thuyết về đề tài chiến tranh thời kỳ đổi mới cũng có sự vận động phù hợp với quy luật chung.

Từ những năm 1986 đến đầu những năm 1990 là giai đoạn văn học đổi mới thực sự, tập trung mô tả hiện thực với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật. Văn xuôi viết về con ngƣời và cuộc sống với tất cả những mặt tốt, xấu của nó, tiêu biểu nhƣ: Bến không chồng (Dƣơng Hƣớng), Đám cưới không có

28

giấy giá thú, Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Cỏ lau (Nguyễn Minh Châu), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)Ầ Các cây bút này đã đi sâu thể hiện khắa cạnh của đời sống cá nhân và những quan hệ thế sự đan xen nên cuộc sống đời thƣờng phức tạp, đa chiều. Kể từ năm 1990 đến nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, văn xuôi Việt Nam có những thể nghiệm mạnh bạo để cách tân trong lĩnh vực tiểu thuyết với hàng loạt tác phẩm:

Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc

Trƣờng), Bến không chồng (Dƣơng Hƣớng), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo

Ninh), Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Cơ hội của Chúa

(Nguyễn Việt Hà), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)Ầ Sự đổi mới tƣ duy nghệ thuật đã xóa bỏ sự ám ảnh

của chủ nghĩa đề tài, tƣ duy sử thi, hệ thống sự kiện, tình huống theo trật tự thời gian tuyến tắnh. Hiện thực chỉ là cái nền cho sự diễn biến của những cuộc đời. Dù thay đổi tƣ duy nghệ thuật của tiểu thuyết nhƣ thế nào đi chăng nữa thì tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại cũng không nằm ngoài chức năng chắnh là phân tắch, lý giải những vấn đề phức tạp và bắ ẩn trong cuộc sống con ngƣời trong và sau chiến tranh, làm cho văn học đƣơng đại lấy lại đƣợc sự cân bằng mạch sống, nhịp đập tự nhiên mà một thời văn học tạm lắng trong chiến tranh. Nghiên cứu về tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ Đổi mới cho thấy, bên cạnh hiện thực của chiến tranh đầy những khốc liệt khổ đau chia ly, các tác giả đã hƣớng ngòi bút cảm nhận vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên ngay trong cuộc chiến cùng vẻ đẹp tâm hồn các nhân vật trong sáng, tinh khôi lạ thƣờng. Nhiều tác phẩm đã bắt đầu xuất hiện bi kịch cá nhân với sự hy sinh mất mát, hay những cung bậc yêu thƣơng, nhớ nhung, trăn trở cùng những khát khao thầm kắn. Đây chắnh là nét đổi mới quan trọng, một tƣ duy tiểu thuyết mới mẻ Ờ là dấu mốc cho thấy tƣ duy thơ vốn manh nha trong tiểu thuyết giai đoạn trƣớc có điều kiện phát lộ mạnh mẽ hơn.

29

1.3.2.2. Biểu hiện về hình thức nghệ thuật

Chất thơ trong tiểu thuyết nói chung, tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh trong thời kỳ Đổi mới nói riêng đƣợc biểu hiện từ ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu, giọng điệu trữ tình sâu lắng.

Nhìn chung, ngôn ngữ hình ảnh và biểu cảm không xuất hiện với tần số cao nhƣ trong tác phẩm thơ nhƣng bên cạnh lớp ngôn ngữ giàu chất hiện thực chiến tranh là thứ ngôn ngữ đậm chất thơ bàng bạc trong tiểu thuyết. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết ở giai đoạn này đƣợc kiến tạo qua những phƣơng thức tạo hình quen thuộc của thơ ca nhƣ: so sánh, liên tƣởng, nhân hóa, ẩn dụ, tƣơng phản. Ngôn ngữ đậm chất thơ ấy đƣợc thể hiện đậm nét qua bức họa về thiên nhiên, về con ngƣời trong và sau cuộc chiến.

ỘNhà thơ là ngƣời đại diện cho nhịp điệuỢ (Blôc). Định nghĩa này đã nhấn mạnh vai trò của nhịp điệu trong sáng tác thơ. Trong văn xuôi, cụ thể là trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh thời kì Đổi mới, ý thức về nhịp điệu xuất hiện khá muộn, song không phải là không có. Những tiểu thuyết giàu nhịp điệu luôn biết cách khai thác các khả năng cú pháp và thủ pháp luân phiên đắp đổi thanh, nhịp và vần của thơ để tạo nên giai điệu ngân rung đầy quyến rũ của câu văn. Có những câu văn đọc lên nhƣ nghe thấy nhạc điệu. Có bản nhạc trầm lặng, có bản nhạc rộn ràng gắn theo tâm trạng của nhân vật.

Nhạc tắnh còn đƣợc kiến tạo nhờ nguyên tắc ỘlặpỢ tạo độ luyến láy cho câu văn. Nguyên tắc ỘlặpỢ trên các khắa cạnh nhƣ: thành phần chủ ngữ, lặp kiểu câu định nghĩa, kiến trúc câu, sử dụng lặp câu cảm thán, hay thành phần hỏi. Mặt khác, nhạc tắnh còn đƣợc tạo nên nhờ khai thác khả năng cú pháp của câu dài nhƣ tiếng nhạc lòng buông thả miên man.

Tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ Đổi mới, các tác giả gửi gắm niềm tin yêu vào con ngƣời, thể hiện khát vọng hƣớng tới Chân Ờ Thiện Mỹ của con ngƣời. Có lẽ vì thế nên, giọng điệu trữ tình sâu lắng là cách để

30 các nhà văn giúp bạn đọc có những khoảng lặng trong tâm hồn. Giọng điệu trữ tình vốn là yếu tắnh trong thơ ca, đã hiện diện rõ nét trong nhiều tác phẩm viết về chiến tranh thời kỳ Đổi mới. Có những trang văn giọng điệu thiết tha khi viết về khát khao tình yêu hƣớng về ngƣời yêu dấu, khi viết về những giấc mơ tình yêu đầy bản năng và chân thật. Giọng điệu trữ tình sâu lắng khi viết về những cảnh ngộ của con ngƣời trong cuộc chiến và tâm trạng, ƣớc mơ của con ngƣời trƣớc tác động của ngoại cảnh. Nó còn đƣợc thể hiện tâm trạng với những phút giây xao động trong tâm hồn ngƣời lắnh trƣớc tình yêu đầu đời hay đứng trƣớc phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên đƣờng hành quân ra trận.

Khai thác các đặc tắnh nêu trên, tiểu thuyết về đề tài chiến tranh thời kì đổi mới đã chứng tỏ khát vọng không ngừng khám phá những tiềm năng thể loại. Mặt khác, nó cũng đánh dấu sự biến chuyển quan trọng trong ý thức về sáng tạo văn chƣơng.

Tiểu kết: Những phƣơng diện biểu hiện cụ thể nêu trên xuất hiện trong từng tác phẩm không giống nhau. Có thể tất cả các phƣơng diện ấy đều tập trung trong một tác phẩm nhƣng cũng có khi chỉ một hay một vài phƣơng diện của chất thơ với những mức độ đậm nhạt khác nhau. Dựa trên việc đi vào tìm hiểu nội hàm khái niệm chất thơ trong văn xuối kết hợp với những biểu hiện của nó về mặt nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh thời kỳ Đổi mới đã tạo cơ sở nền tảng để chúng tôi tìm hiểu: Chất thơ trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh thời kỳ đổi mới qua một số sáng tác của Bảo Ninh, Chu Lai, Phạm Ngọc Tiến.

31

CHƢƠNG 2: BỨC TRANH HIỆN THỰC ĐẬM CHẤT

THƠ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH, KHÚC BI

TRÁNG CUỐI CÙNG, TÀN ĐEN ĐỐM ĐỎ

2.1. Bức tranh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng

Nếu trong văn học giai đoạn trƣớc, hiện thực chiến tranh là những bản hùng ca về một thời hoa lửa của dân tộc thì với Nỗi buồn chiến tranh, hiện thực chiến tranh đã đƣợc nhìn từ góc độ mới Ờ chân thật, sống động, thẳng thắn đến từng câu chữ. Tất cả những gì khốc liệt nhất, đau thƣơng, tăm tối nhất của chiến tranh đều đƣợc Bảo Ninh phơi bày một cách trần trụi qua

Nỗi buồn chiến tranh. Đó là cảnh chết chóc, cảnh đói rét: ỘẦ. Mùa thu não

nề, lê thê, êm ẩmẦ khổ sở vì đói, vì sốt rét triền miên, thối hết mau, vì quần áo bục nát tả tơi và những lở loét khắp ngƣời nhƣ phong hủi, cả trung đoàn chẳng còn ai ra hồn. Mặt mày ai nấy nhƣ lên rêu, ủ dột, yếm thế, đời sống mục raỢ [52, tr. 50]. Rồi Ộbệnh đào ngũ tràn lan khắp trung đội, chẳng khác nào những cơn ói mửa, không thể chắn giữ, ngăn bắt nổiẦỢ. Nhân vật Kiên phải gồng mình lên chịu đựng hồi ức của chiến tranh khủng khiếp, khốc liệt, những cái tên Truông Gọi Hồn, Đồi Xáo Thịt, Hồ Cá Sấu... những trận mƣa cẳng tay, cẳng chân, những cánh đồng ngập máu, những bãi chiến trƣờng ngập xác tử thi đã ăn sâu trong tiềm thức của anh gắn liền với một nỗi buồn chiến tranh miên man, dai dẳng triền miên không dứt. Là ngƣời trong cuộc, Bảo Ninh nhìn thấy bộ mặt gớm ghiếc của chiến tranh, sự bất an của con ngƣời. Đúng nhƣ dự cảm của Phƣơng trong một buổi đi dạo bên Hồ Tây với Kiên: ỘEm nhìn thấy tƣơng lai - Đấy là sự đổ nátỢ, ỘNgọn lửa thiêu các bức tranh, thiêu đốt cha và luôn cả đời emỢ.

Sự tàn khốc của chiến tranh ấy cũng đƣợc đặc tả trên từng trang tiểu thuyết Tàn đen đốm đỏ: ỘĐã gần nửa đêm. Gió thổi mạnh dần. Rừng cây

bắt gió, phát ra tiếng hu hu rền nhƣ ngƣời khócỢ[65, tr. 37]. Sự tăm tối của chiến tranh còn đƣợc khắc đậm thêm ở sự huyền bắ, man rợ của núi rừng

32 nhƣ đồng lõa với cuộc chiến tàn khốc trong cuốn Khúc bi tráng cuối cùng: ỘBóng tối tử thần vẫn buông trùm lên cảnh vật, lên những hàng rào lạnh lẽoỢ [28, tr. 170].

Bút pháp đặc tả cộng với chi tiết đắc địa, khiến cho Nỗi buồn chiến tranh, Tàn đen đốm đỏ, Khúc bi tráng cuối cùng có những tác động kép,

những thông điệp đa tầng, nhiều chiều về chiến tranh. Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con ngƣờiỢ [52, tr. 80]

Với quan điểm tôn trọng sự thật, nói thẳng sự thật khi viết về chiến tranh, nói nhƣ Ximônốp tác phẩm viết về chiến tranh mà không viết những đổ máu, khắc nghiệt thì đó là tác phẩm vô đạo đức", còn Batsarap dẫn theo Ngô Thảo thì mô tả chiến tranh mà chỉ giữ lại những cái anh hùng, vứt bỏ những cái khác có nghĩa là bỏ rơi nhiều bài học chiến tranh. Không miêu tả những chi tiết nặng nề, bi thảm của chiến tranh là xuyên tạc bộ mặt chiến tranh trong ý thức nhân loại. Với ý nghĩa đó, các tác giả đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc những tổn thất, hi sinh của những ngƣời lắnh trong và sau chiến tranh qua những miền ký ức chân thật.

Tuy nhiên, những miền ký ức ấy không chỉ là những bi thảm mà ngƣời đọc còn cảm nhận thấy đƣợc khung cảnh thiên nhiên êm đềm nơi chiến khu hay nơi hậu phƣơng. Đó là những trang văn nhẹ nhàng đi vào lòng mỗi ngƣời, nhƣ xoa dịu đi nỗi đau mất mát của chiến tranh. Thiên nhiên Ờ ngƣời bạn đồng hành với con ngƣời, đã trở thành một đối tƣợng thẩm mĩ có tác dụng nối kết tâm hồn con ngƣời với ngoại giới và tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm văn học. Không nằm ngoài quy luật ấy, thiên nhiên trong tiểu thuyết nói chung và trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh nói riêng tràn đầy sức sống, giàu sức gợi, và rất có hồn, có khả năng đánh thức, khơi gợi tình yêu Ờ ngọn lửa thần thánh của cuộc đời. Thiên nhiên ở đây hiện lên

33 phong phú và đa dạng, đó là cảnh sắc của những vùng rừng núi khác nhau hay vẻ đẹp nơi Hà thành. Tất cả xuất hiện ở các thời điểm khác nhau, gắn với tâm tình của mỗi nhân vật đã tạo nên những không gian trữ tình trong trẻo, đậm đà chất thơ.

2.1.1. Vẻ đẹp huyền bắ, hoang dại của núi rừng

Với những nhà văn mặc áo lắnh thì thiên nhiên nơi đại ngàn sơn cƣớc hiện lên thân thuộc nhƣ ngƣời bạn trong những cuộc hành quân của họ. Và núi rừng mỗi miền đƣợc cảm nhận theo một cách khác nhau đầy ấn tƣợng. Núi rừng nơi những gờ núi lạnh lẽo của truông Gọi Hồn mang vẻ đẹp rất riêng. Bởi nó gắn với vẻ quyến rũ của loài hoa hồng ma: ỘHồi đó, vào độ cuối tháng Tám, ven các cánh rừng dọc theo triền suối này hoa hồng ma nở rộ trong mƣa, đâm bông trắng xóa, thở hƣơng thơm ngát. Nhất là về đêm, hƣơng hoa nhƣ thể đƣợc cô đậm, ngọt, ngào ngạt, thẩm thấu vào giấc ngủ làm thành bao nhiêu là giấc mơ kỳ lạ gây những ám ảnh khoái lạc mê mẩnỢ. [52, tr. 18]. Một loài hoa rừng riêng biệt nhƣ mang đến phép màu nhiệm cho khu rừng, cho những ngƣời lắnh chiến trẻ trung, cuồng nhiệt. Vẻ đẹp của núi rừng hiện lên bàng bạc, thăm thẳm trong hƣơng thơm của hồng hoa. Loài hoa ấy đƣa con ngƣời đi vào không gian tƣởng tƣợng thật trong lành: ỘBầu trời cao vợi, mây nắng tuyệt vời gần nhƣ là tầng trời của những

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua 3 tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)