Ngôn ngữ giàu nhạc tắnh

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua 3 tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đ (Trang 70)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.1.2. Ngôn ngữ giàu nhạc tắnh

Nhạc điệu là cấu tạo ngữ âm của lời văn nghệ thuật hình thành bởi vật liệu âm thanh của ngôn từ. Yếu tố hình thái vật chất tạo nên nhạc điệu là điệp âm, điệp vận, với các hình thức đa dạng của chúng: bằng, trắc, nhịp điệu, niêm, đối vần, tƣợng thanh, ngữ điệu. Cái làm nên cái hồn của nhạc điệu là sự liên tƣởng của tổ chức âm thanh với cảm giác âm nhạc trong lòng ngƣời.

71 Để kiến tạo nhạc điệu của lời văn nghệ thuât, ba yếu tố không thể thiếu là cách gieo vần, ngắt nhịp, phối thanh. Nếu nhƣ trong thơ yếu tố ngữ âm giữ vai trò quan trọng nhất trong việc kiến tạo nhạc tắnh thì nhạc tắnh trong tiểu thuyết là sự nổi bật về nhịp điệu. Blốc định nghĩa: ỘNhà thơ đó là ngƣời đại diện cho nhịp điệuỢ. Cảm xúc trong thơ đƣợc mã hóa bằng nhịp điệu. Những tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh nhƣ Nỗi buồn chiến tranh, Khúc bi tráng cuối cùng, Tàn đen đốm đỏ cũng sử dụng yếu tố nhịp

điệu để tạo nên nhạc tắnh (đó chắnh là chất thơ của tiểu thuyết).

Câu vãn trong Nỗi buồn chiến tranh thýờng là câu vãn dài với nhiều dấu chấm lửng vừa nhý sự liệt kê vừa nhý sự bỏ dở để ngýời đọc có thể tự hiểu, tự lấp đầy. Trong tác phẩm đối thoại không nhiều mà chủ yếu là kể, tả, độc thoại nội tâm. Lắ giải cho hiện týợng này đó là do tác phẩm viết theo kết cấu dòng ý thức, chảy theo dòng tâm trạng của nhân vật Kiên.

Nhịp điệu trong Nỗi buồn chiến tranh là nhịp điệu thong thả, cà kê. Điều này rất thắch hợp cho việc diễn tả một thế giới nội tâm sâu lắng, đầy ẩn ức của các nhân vật. Nhịp điệu nhý thế có đýợc một phần là do tiểu thuyết tràn ngập không gian mýa và không gian bóng đêm với kiểu dùng câu nhý thế này: ỘNgày nắng. Đêm mýa. Mýa nhỏ thôi, nhýng mýaẦ MýaẦ Núi non nhạt nhoà, những nẻo xa mờ mịt. Cây rừng ýớt át. Cảnh rừng lặng lẽ. Tối ngày đất rừng ngun ngút bốc hõi. Biển hõi màu lục, ngụt mùi lá mục,Ợ [52, 20] ỘKhông khắ ẩm sánh lại quánh ýớt Ầ Cả trong lẫn ngoài giấc ngủ đều một đêm tối nhý býng và mịt mùng hõi ẩm. Gió ýớt rýợi thở dàiẦ và âm thầm lẫn trong tiếng suối là tiếng thở dài của rừng sâu nghe vời vợi xa xôi và tuyệt mù hý ảo, nhý là âm vang vọng lại từ một thời nào đó, nhý là tiếng của làn lá vàng rõi trên thảm cỏ từ lâu lắm rồiẦỢ[52, tr. 20]. Những kắ ức về mýa thật nặng nề và u ám: ỘNhững ngày sau đó quạ bay rợp trời, và sau khi bọn Mĩ rút thì mýa nhý mùa ập xuống, lụt rừng. Bãi chiến trýờng biến thành đầm lầy, mặt nýớc màu nâu thẫm nổi váng đỏ lòm,

72 lềnh bềnh xác ngýời xấp ngửa, xác muông thú cháy thui, trýõng sình trôi lẫn với cành lá và những thân cây to nhỏ bị mảnh pháo bãm. Khi lũ tan, mọi vật trồi ra dýới nắng lầy nhầy bọc trong lớp bùn đặc ghê tanh nhý thịt thốiẦỢ[52, 20]. Mýa buồn và chiến tranh dýờng nhý có mối liên kết đặc biệt mà ngýời lắnh không tự lắ giải nổi, chỉ có thể cảm nhận một cách chủ quan: ỘTrông trời thì cứ mýa, ngày này qua ngày khác. Cuộc chiến có vẻ nhý bị vùi lấp trong biển mênh mông mù mịt mýa rõi trên mái rừng và ngýớc nhìn mãi bầu trời thâm xám, thấp và tối nhý vòm hang thì ngýời ta chỉ có thể nghĩ tới duy nhất nó mà thôi: chiến tranh, chiến tranhỢ[52, tr. 20].

Nói nhƣ Đỗ Đức Hiểu, nỗi buồn chiến tranh và nỗi buồn tình yêu thấm vào nhau, hòa lẫn vào nhau, da diết, xót xa, hủy diệt, đó là hai nhịp mạnh của quyển tiểu thuyết. Kiên vẫn phải sống, sống một thời hậu chiến u buồn (nỗi buồn hậu chiến), vì một Ộthiên mệnhỢ mờ mịt xa vời, tối tăm và đau xót, đƣợc biểu đạt bằng ỘđêmỢ. Nhạc tắnh đƣợc kiến tạo nhờ hiện tƣợng lặp biểu tƣợng Đêm: Ộbóng đêmỢ, Ộđêm hèỢ, Ộđêm trƣờngỢ, Ộđêm ác mộngỢ, Ộđêm mƣaỢ, Ộđêm hoang vuỢ, Ộđêm của một tâm hồnỢ, Ộđêm thức trắngỢ. Chỉ một trang 126, 164 chứa đựng hàng chục tiếng ỘđêmỢ: Ộđêm đenỢ, Ộđêm âm uỢ, Ộđêm rét mƣớtỢ, Ộtrong đêmỢ,Ợđêm thác loạnỢ, Ộđêm kỳ ảoỢ, Ộđêm hƣơng hoaỢẦ ỘNhà văn của phƣờngỢ nhƣ ngƣời mộng du, lang thang cả đêm khắp phố phƣờng, đêm đêm viết hàng núi giấy, những chữ, những cây xuất hiện từ Ộbóng đêm âm uỢ của tiềm thức trở thành hình tƣợng ảo giác trên trang bản thảo. Đêm Hà Nội, đêm linh cảm, những đêm hình thành quyển tiểu thuyết, đó là một tiểu thuyết trong tiểu thuyết. Đó là nhịp mạnh thứ ba của Nỗi buồn chiến tranh. Tình yêu, chiến tranh, viết tiểu thuyết Ờ ba nhịp đó xen kẽ, đan chéo, gây chóng mặt bàng hoàng, nhức nhối. Mƣa và đêm. Chiến tranh và sáng tác, khủng khiếp và hồn hoang. Len lỏi và bao trùm dẫn dắt tất cả biến động của tiểu thuyết (mƣa và đêm)

73 là một mối tình đau xót, kéo dài, vang vọng, âm ỉ, nổ bùng, hủy hoại tất cả, xây dựng bằng những từ ngữ, những câu văn, những đoạn văn đầy tắnh nhạc, những âm điệu mềm mại, những trang viết mang tắnh điêu khắc và cũng bằng những hình tƣợng pha trộn hƣơng thơm với máu lửa, đêm đen . Tình yêu hòa quyện với chiến tranh, sáng tạo. Nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn tình yêu vỡ thành hai mảnh, hai nhịp của một bài ca.

Ngôn từ tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh tạo nên sự vận động bên

trong phức tạp, bằng sự hỗn hợp những hình tƣợng nhiều sắc thái, biểu đạt một thế giới bên ngoài (thiên nhiên, phố phƣờng, quán cà phê, hồ Ha-leẦ) bị dập vụn, tan tác, cháy bùng, méo lệch và một thế giới bên trong (suy tƣ, tâm hồn, đáy sâu của trái tim) âm u, bị giằng xé, tan nát. Ngôn từ tiểu thuyết Bảo Ninh gồm những cấu trúc không ăn khớp, đứt nối, tƣởng nhƣ chắp vá (chắnh cái kết cấu phức tạp của tác phẩm, khi kéo dài miên man, khi đột ngột cắt đứt. Những gấp khúc, những câu thơ văn xuôi véo von ca hát xen lẫn những câu văn gẫy vụn, một Ộnúi bản thảo, đốt bản thảo, Kiên thờ ơ và quyết liệt chiếm đoạt cô gái câmỢ. Tất cả tạo nên một nhịp điệu ngôn từ khi trầm bổng, khi ngƣng quãng.

Những tiểu thuyết giàu nhịp điệu luôn biết cách khai thác nhạc tắnh dựa trên nguyên tắc sự lặp lại, khai thác các khả năng cú pháp và thủ pháp luân phiên đắp đổi thanh, nhịp và vần cả thơ để tạo nên giai điệu luyến láy, ngân rung đầy quyến rũ cho câu văn. Có những câu văn mà đọc lên nhƣ nghe thấy cả nhịp điệu. Ngôn ngữ đặc tả mang nhịp điệu trong Tàn đen đốm đỏ

chủ yếu để nói về những rung động rất khẽ của cung bậc tình yêu: ỘHòa bình, tôi sẽ đƣa em về. Đƣa em về. Nhất định thế. Em khẽ gật. Mắt long lanh nhƣ cƣời, Cả khu rừng vang rộn rãỢ [65, tr. 51]. Hay nhƣ giai điệu luyến láy lặp từ trong đoạn: ỘTôi chƣa gặp tình yêu, chƣa biết tình yêu

nhƣng bây giờ tôi đã gặp, đã biết. Tình yêu ấy là em. Mong manh nhƣ tia

74 hồn em thanh khiết. Tay tôi và tay em vịn vào thân cây săng lẻ trắng ngà. Cây ơi, hãy chứng cho tình yêu chúng tôiỢ [65, tr. 51].

Ngôn từ trong Tàn đen đốm đỏ khi thì đặc tả tình yêu với nhịp điệu dồn dập: ỘĐó là sau này. Còn lúc ấy tình yêu bất tử là tình yêu dành để thờ cúng. Tình yêu của gã không đƣợc thế. Nó trần tục. Gã dồn ép Thuyên quyết liệt[65, 63]. Khi thì êm ái tinh khôi: ỘGã dành trọn đêm cho Thuyên. Vẫn khúc thành quen thuộc. Đêm cuối tháng, không trăng, sao. Trời nhờ nhờ. Gió hẩy nhẹ mái tóc xõa buông của Thuyên. Mùi hƣơng quen thuộc, cảm giác xốn xang của chia tay, đẩy gã vào một mê trận chƣa từngỢ [65, tr. 62].

Nhạc tắnh đƣợc kiến tạo nhờ hiện tƣợng lặp thành phần chủ ngữ cho thấy sự rối bời đan xen xao xuyến của ngƣời lắnh tên Phƣơng trong tình yêu mới chớm: ỘTiếng của tôi thầm thì. Không phải tiếng của tôi. Tiếng của gió? Không phải tiếng của gió. Tiếng của cây? Không phải tiếng của cây! Hình nhƣ tiếng của con chim liếu điếu? Đúng rồi, tiếng hót lảnh lót. Đúng tiếng hót hôm chết bom, nó cất lên an ủi em gái tôi. Bây giờ, tiếng hót của con chim liếu điếu vƣợt hai ngàn cây số vào đây, để chúc mừng tình yêu của tôiỢ [65,tr.51]

Nhạc tắnh đƣợc tạo nên nhờ hiện tƣợng lặp và liệt kê khiến ngƣời đọc nhƣ cảm nhận đƣợc tiếng lòng xốn xang, hồ hởi, xao xuyến của con ngƣời. Cũng có khi nhạc tắnh đƣợc tạo nên nhờ hiện tƣợng lặp thành phần chủ ngữ Ộcánh diềuỢ. Trong Khúc bi tráng cuối cùng, có đoạn: ỘSau một mùa đông ảm đạm, nắng lên, cảnh sắc bỗng trở nên yên ả, thơ thới làm sao. Một cánh diều khao khát ẩn mình nằm chờ bao ngày trên gác bếp đìu hiu, nay gặp gió bỗng vƣơn mình bay lên chao liệng đến chắn tầng mây. Cánh diều quê. Cánh diều tuổi nhỏ. Cánh diều đi vào giấc mơ ngƣời lắnh ở những cánh rừng nơi xa. Cánh diều hy vọng và khát vọng. Sớm mai đây, diều ơi, ở mãi trên cao tắt ấy, diều đã linh cảm đƣợc điều gì mà tiếng sáo cứ ngân xa, nao

75 nức đến vô cùng nhƣ thếỢ [65, tr. 290]. Những câu văn dài, ngắn nhƣ tiếng nhạc lòng đang buông bả miên man bất tận khiến trang viết về chiến tranh không chỉ là một cảm giác khốc liệt, đẫm mùi mƣa bom bão đạn.

Trên thế giới có lẽ M. Duras ( tác giả của Ngƣời tìnhẦ) là nhà tiểu thuyết đầu tiên say mê nhịp điệu đến mức đem âm nhạc phổ vào tiểu thuyết. Với những tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh, khai thác chất thơ trong nhạc tắnh của ngôn ngữ, các nhà tiểu thuyết với cách kiến tạo câu văn theo phƣơng thức gieo vần, ngắt nhịp, phối thanh, đặc biệt là sử dụng linh hoạt hiện tƣợng ỘlặpỢ, Ộliệt kêỢẦ đã Ộphổ nhạcỢ cho những trang văn của mình, cất lên những Ộtiếng thơỢ ngân vang trên nền hủy diệt của chiến tranh và nhẹ nhàng gõ cửa tâm hồn bạn đọc mang đến cho họ sự say mê

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua 3 tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)