Biểu hiện về hình thức nghệ thuật

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua 3 tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đ (Trang 29)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3.2.2.Biểu hiện về hình thức nghệ thuật

Chất thơ trong tiểu thuyết nói chung, tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh trong thời kỳ Đổi mới nói riêng đƣợc biểu hiện từ ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu, giọng điệu trữ tình sâu lắng.

Nhìn chung, ngôn ngữ hình ảnh và biểu cảm không xuất hiện với tần số cao nhƣ trong tác phẩm thơ nhƣng bên cạnh lớp ngôn ngữ giàu chất hiện thực chiến tranh là thứ ngôn ngữ đậm chất thơ bàng bạc trong tiểu thuyết. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết ở giai đoạn này đƣợc kiến tạo qua những phƣơng thức tạo hình quen thuộc của thơ ca nhƣ: so sánh, liên tƣởng, nhân hóa, ẩn dụ, tƣơng phản. Ngôn ngữ đậm chất thơ ấy đƣợc thể hiện đậm nét qua bức họa về thiên nhiên, về con ngƣời trong và sau cuộc chiến.

ỘNhà thơ là ngƣời đại diện cho nhịp điệuỢ (Blôc). Định nghĩa này đã nhấn mạnh vai trò của nhịp điệu trong sáng tác thơ. Trong văn xuôi, cụ thể là trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh thời kì Đổi mới, ý thức về nhịp điệu xuất hiện khá muộn, song không phải là không có. Những tiểu thuyết giàu nhịp điệu luôn biết cách khai thác các khả năng cú pháp và thủ pháp luân phiên đắp đổi thanh, nhịp và vần của thơ để tạo nên giai điệu ngân rung đầy quyến rũ của câu văn. Có những câu văn đọc lên nhƣ nghe thấy nhạc điệu. Có bản nhạc trầm lặng, có bản nhạc rộn ràng gắn theo tâm trạng của nhân vật.

Nhạc tắnh còn đƣợc kiến tạo nhờ nguyên tắc ỘlặpỢ tạo độ luyến láy cho câu văn. Nguyên tắc ỘlặpỢ trên các khắa cạnh nhƣ: thành phần chủ ngữ, lặp kiểu câu định nghĩa, kiến trúc câu, sử dụng lặp câu cảm thán, hay thành phần hỏi. Mặt khác, nhạc tắnh còn đƣợc tạo nên nhờ khai thác khả năng cú pháp của câu dài nhƣ tiếng nhạc lòng buông thả miên man.

Tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ Đổi mới, các tác giả gửi gắm niềm tin yêu vào con ngƣời, thể hiện khát vọng hƣớng tới Chân Ờ Thiện Mỹ của con ngƣời. Có lẽ vì thế nên, giọng điệu trữ tình sâu lắng là cách để

30 các nhà văn giúp bạn đọc có những khoảng lặng trong tâm hồn. Giọng điệu trữ tình vốn là yếu tắnh trong thơ ca, đã hiện diện rõ nét trong nhiều tác phẩm viết về chiến tranh thời kỳ Đổi mới. Có những trang văn giọng điệu thiết tha khi viết về khát khao tình yêu hƣớng về ngƣời yêu dấu, khi viết về những giấc mơ tình yêu đầy bản năng và chân thật. Giọng điệu trữ tình sâu lắng khi viết về những cảnh ngộ của con ngƣời trong cuộc chiến và tâm trạng, ƣớc mơ của con ngƣời trƣớc tác động của ngoại cảnh. Nó còn đƣợc thể hiện tâm trạng với những phút giây xao động trong tâm hồn ngƣời lắnh trƣớc tình yêu đầu đời hay đứng trƣớc phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên đƣờng hành quân ra trận.

Khai thác các đặc tắnh nêu trên, tiểu thuyết về đề tài chiến tranh thời kì đổi mới đã chứng tỏ khát vọng không ngừng khám phá những tiềm năng thể loại. Mặt khác, nó cũng đánh dấu sự biến chuyển quan trọng trong ý thức về sáng tạo văn chƣơng.

Tiểu kết: Những phƣơng diện biểu hiện cụ thể nêu trên xuất hiện trong từng tác phẩm không giống nhau. Có thể tất cả các phƣơng diện ấy đều tập trung trong một tác phẩm nhƣng cũng có khi chỉ một hay một vài phƣơng diện của chất thơ với những mức độ đậm nhạt khác nhau. Dựa trên việc đi vào tìm hiểu nội hàm khái niệm chất thơ trong văn xuối kết hợp với những biểu hiện của nó về mặt nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh thời kỳ Đổi mới đã tạo cơ sở nền tảng để chúng tôi tìm hiểu: Chất thơ trong tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh thời kỳ đổi mới qua một số sáng tác của Bảo Ninh, Chu Lai, Phạm Ngọc Tiến.

31

CHƢƠNG 2: BỨC TRANH HIỆN THỰC ĐẬM CHẤT

THƠ TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH, KHÚC BI

TRÁNG CUỐI CÙNG, TÀN ĐEN ĐỐM ĐỎ

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua 3 tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đ (Trang 29)