Tình yêu trinh nguyên, nồng cháy

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua 3 tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đ (Trang 49)

6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.2. Tình yêu trinh nguyên, nồng cháy

Tình yêu là chủ đề rộng lớn cho các nhà văn thoả sức tìm kiếm và khai phá, bởi nó thể hiện tập trung quan niệm của con ngƣời về cuộc đời và nhân sinh. Từ sau 1975 đến nay, việc "tự cởi trói" đã khiến cho các cây bút đƣơng đại tự do hơn trong việc sáng tạo nghệ thuật ngôn từ. Viết về tình yêu dƣờng nhƣ là sở trƣờng của nhiều tác giả nữ: Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ... thế nhƣng đó là những tình yêu của thời hiện đại, tình yêu nảy sinh trong hoàn cảnh thời bình. Còn trong Nỗi buồn

50 sau chiến tranh với những dang dở, mất mát và đau thƣơng. Ở chủ đề này, Bảo Ninh đã làm dung hoà giữa máu lửa và hƣơng thơm tạo nên một chất nhạc, một thứ lực hấp dẫn đƣa ngƣời đọc vào trạng thái thăng hoa của cảm xúc. Đây chắnh là đóng góp lớn của Nỗi buồn chiến tranh về chủ đề tình yêu cho văn học Việt Nam đƣơng đại.

Trong tiểu thuyết của Bảo Ninh, chủ đề tình yêu đƣợc nhìn nhận khá phức tạp. Mỗi tình huống trong tác phẩm đều đƣợc nhà văn mang đến một khoảng trời riêng về tình yêu và chiến tranh. Đó là ký ức về mối tình đau xót giữa Kiên và Phƣơng trên con tàu định mệnh năm xƣa. Tiếng gầm rú đầu tiên của máy bay nhƣ một tiếng còi dài của chiến tranh vang lên đã làm họ lạc mất nhau giữa đêm tối của chiến trận hoang vu. Trƣớc mắt Kiên và Phƣơng - hai tâm hồn trắng trong, chƣa vƣớng bụi đời đã bị cuốn vào cảnh tàn phá dữ dội của bom đạn. Trên đƣờng đi vào chiến trƣờng, đoàn tàu bị máy bay Mỹ "oanh tạc ở ga Thanh Hoá, bom nổ tối mặt, một loạt nổ sau gáy trƣớc mặt và một tràng bom giáng xuống trúng đầu máy hộ tống. Nổ một tiếng kinh hồn, đầu máy vỡ tan... một dãy toa xe bắt đầu cháy, những tia lửa phù ra từ các cửa toa mở toang lan lên nócỢ [52, tr. 252].

Giữa khung cảnh hỗn độn của bom rơi, đạn nổ, họ đã lạc khỏi nhau. Kiên lật đật chạy lên các toa xe phắa giữa đầu tàu tìm Phƣơng. Cảnh tƣợng đầu tiên mà anh nhìn thấy là: "ở góc tối, Phƣơng ngồi đấy, có lẽ ngủ dựa vào chồng bao gạo, hai chân co lại mặt úp xuống hai tay trần khoanh lên đầu gối tóc xoã phủ kắn vai hai má nhột nhạt nhƣ là gầy hóp đi, một gƣơng mặt lạ lẫm hầu nhƣ không quen biết, ngực áo cộc tay mở hết cúc, cổ bị những vết cào xƣớc, môi bầm dập và không nói, cái nhìn trừng trừng nhƣ vô cảm, lửng lơ, xa lạ, ở ống quần lụa phải bị rách lên đến hết đùi, những vết máu loang chảy xuống bắp chân và gót" [52, tr. 244].

Hình ảnh Phƣơng - ngƣời yêu đầu tiên của Kiên gặp nạn trên con tàu định mệnh là một chân dung đau xót về sự mất mát của tình yêu. Phƣơng

51 đánh mất đời ngƣời con gái, cùng một lúc cô mang hai vết thƣơng: vết thƣơng trên thân thể và vết thƣơng trong tâm hồn. Cảnh tƣợng Phƣơng tắm khoả thân buông xuôi bất chấp đời giữa những "vồng lửa hình sin" của bom đạn chiều hôm là bức chân dung tuyệt mỹ. Tình yêu đó cũng là hiện thân của cái đẹp bị vùi dập trong không gian chiến tranh ác liệt "Phƣơng ngƣớc nhìn máy bay, nhìn trận mƣa bom, những cột lửa và những cồn khói sánh đặc, bốc dựng lên, song hầu nhƣ chẳng mảy may hoảng sợ. Chỉ nhìn, rồi không nhìn nữa, không để ý nữa, đàng hoàng, bình thản tiếp tục tắm... Phƣơng với hai cánh tay đẹp đẽ, tròn lẳn, cái eo mịn màng phẳng phiêu, đôi chân đẹp nhƣ tạc dài và chắc, mềm mại với làn da trắng nhƣ sửa đặc" [52, tr. 274].

Đằng sau dáng vẻ bất chấp đời của Phƣơng, cách cô "ung dung biểu diễn tấm thân trần truồng phô phang nỗi khổ nhục ra giữa nƣớc trời quang quẻ" qua sự quan sát lạnh lùng rắn đanh của Kiên, nhƣng ta vẫn đọc thấy nỗi buồn trƣớc sự mất mát của cái đẹp, của tình yêu. Một cái đẹp "trong trắng, kiều diễm, có tắnh chất bản năng cùng với hƣớng hoàn mỹ bẩm sinh của ngƣời con gái Kiên tôn thờ. Đúng nhƣ lời tiên đoán đầy phấp phỏng lo âu của mẹ Phƣơng trong một ngày xa xƣa trƣớc đó: Trƣợt khỏi cây đàn, những tâm hồn nhƣ con gái bác sẽ bị trƣờng đời vò nát" [52, tr. 228]. Cái đẹp thánh thiện, bẩm sinh ở Phƣơng vốn quá đỗi mong manh, không có khả năng tự vệ giữa cuộc đời, lại càng không đủ sức chống trả lại sức nặng ghê gớm của cuộc chiến khốc liệt.

Trong Khúc bi tráng cuối cùng, một tình yêu thầm lặng bắt đầu từ tuổi trẻ và kéo dài cho tới khi tóc đã hoa râm của ngƣời thiếu phụ cũng đủ làm cho chất tình giăng giăng toàn tiểu thuyết. Ở đó, cũng bắt đầu từ cuộc tình của cô gái làng Hoa tên Huyền Trang với chàng trai tên Lâm. ỘHai mƣơi năm dâu bể. Khi đó chị cũng còn trẻ lắm, hoàn toàn mang vẻ đẹp trinh nguyên vừa chắn nhụy của một cô gái trồng hoa ngoại thành Hà Nội, quanh năm chỉ biết

52 nghe tiếng gió lao xao thổi trên những sắc hoa, sắc lá lành hiền, dìu dặtỢ [28, tr. 19]. Sinh ra trong thời chiến, bất cứ chàng trai nào cũng mang trong mình nhiệt huyết bảo vệ Tổ quốc, lên đƣờng nhập vào cuộc hành quân kháng chiến. Chàng trai ra đi để lại sự bang khuâng trong lòng ngƣời: ỘEm chờ anhẦdù thế nào em cũng chờ anhỢ [28, tr. 19]. ỘHai thân hình áp vội vào nhau giây lát rồi chàng trai vội dứt ra. Đò đã sang sông. Anh bƣớc xuống. Con đò mỏng manh nhƣ một chiếc lá trôi xa dần trong hoàng hôn úa đỏ rồi khuất dạng sau khúc eo dào dạt những vạt ngô nonỢ [28, tr. 20]. Cũng giống nhƣ nhân vật Phƣơng trong Nỗi buồn chiến tranh, ngƣời con gái ấy yêu với một tình yêu đắm say và cuồng si. Cô sẵn sàng hiến dâng cho ngƣời mình yêu tất cả những gì trinh nguyên nhất của đời con gái. Chỉ có điều, cô còn có thể có một đứa con với ngƣời mình yêu còn Phƣơng thì gặp bi kịch hơn trên con tàu định mệnh ấy.

Trong Tàn đen đốm đỏ, ta gặp tình yêu của linh hồn cô gái với linh hồn Phƣơng. Dù họ không còn là những con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt nhƣng ngay cả khi chết đi rồi, họ vẫn trao gửi cho nhau những rung động thật sự - thứ tình yêu cao cả ngọt ngào. Cô gái tin vào một ngày sẽ đƣợc cùng chàng trai trở về Hà Nội: ỘHòa bình, tôi sẽ đƣa em về. Đƣa em về. Nhất định thếỢ [65, tr. 51]. Họ bên nhau trong những ngày tháng chiến trận, những ngày toàn quân giải phóng. Trong cái khốc liệt của chiến trƣờng, dù rằng đã chẳng còn đƣợc mang kiếp ngƣời nhƣng họ vẫn yêu và vẫn tin một ngày mai tƣơi sáng để cùng dựng xây một tổ ấm. Ngọt ngào đầy dƣ ba là những gì ngƣời đọc có thể nhận thấy dễ dàng trên từng trang văn.

Có thể nói, hình ảnh ngƣời phụ nữ trong cả ba cuốn tiểu thuyết đều mang vẻ đẹp tinh khôi từ thể xác đến tâm hồn. Họ biết yêu cuồng nhiệt ngay cả khi chết đi rồi. Chất thơ tỏa lên toàn thiên tiểu thuyết là chắnh bởi vị dịu ngọt của tình yêu ấy.

53

2.4. Chất thõ từ vẻ đẹp của ngýời lắnh 2.4.1. Tình yêu ngýời lắnh

Có thể nói, viết về nỗi đau là đặc trƣng góp phần làm nên thành công của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Qua đó, Bảo Ninh muốn thể hiện hoàn cảnh của hiện thực cuộc chiến đau thƣơng, khốc liệt khiến cho tình yêu lứa đôi không đƣợc trọn vẹn. Những ngƣời phụ nữ với tình yêu đầu đời và những tình cảm nảy sinh trong hoàn cảnh bom đạn đã đánh thức trong Kiên một thứ tình yêu dang dở, một bi kịch của cuộc đời. Nếu nhƣ chiến tranh đánh thức trong Kiên phần bạo lực, biến anh thành "cỗ máy" âm thầm và mệt mỏi, vô cảm trƣớc sự chết chóc thì tình yêu từ Hạnh đến ngƣời nữ y tá, đến Lan, rồi đến Phƣơng lại đánh thức trong anh một tình yêu mà mãi tận cuối đời vẫn không bao giờ trọn vẹn. Mỗi ngƣời phụ nữ trong tiểu thuyết nhƣ hoá thân thành những tiếng gọi nắu kéo Kiên không chỉ trong cuộc sống mà cả nhân tắnh và tình ngƣời. Trong những khoảnh khắc tuyệt vọng của cuộc đời thì tình yêu trở thành nơi trú ẩn cho tâm hồn Kiên. Ngƣời thiếu phụ trên Đồi mơ đã cho Kiên hy vọng về cuộc sống khi anh quay trở lại. Phƣơng và ngƣời đàn bà câm đã cho Kiên ngọn nguồn nuôi dƣỡng cảm hứng sáng tạo, giúp anh hoàn thành thiên mệnh viết văn của đời mình.

Điều đáng chú ý hơn cả là mối tình của Kiên và Phƣơng, một tình yêu đẹp nhƣng giữa không gian chiến trận, tình yêu ấy chỉ là một nốt nhạc buồn trong chuỗi hình ảnh đầy rẫy chết chóc và đau thƣơng. Tình yêu ấy đƣợc bắt đầu từ "một nỗi cuồng khấu trẻ thơ", những ngày tháng trẻ dại. Qua ngòi bút "vị nghệ thuật", Bảo Ninh đã xây dựng một cặp tình nhân thời chiến đầy thơ mộng, mối tình Kiên - Phƣơng. Họ bất chấp chiến tranh ác liệt cùng với những định kiến giáo điều, sống cũng nhƣ yêu "tự do và trong sạch". Nhƣng cuộc chiến nhƣ một nhát cắt phũ phàng của số phận đẩy tình yêu của họ ra hai cực trên chuyến tàu năm xƣa. Bắt đầu từ đây, cuộc đời

54 Kiên chìm trong máu lửa, thƣơng đau và thất bại. Họ vĩnh viễn mất đi tình yêu trong sáng tuổi 17. Ngày Kiên trở về, tình cảm của họ chỉ còn là nỗi thống khổ của hai con ngƣời chịu nhiều tổn thƣơng trong chiến tranh, "Ký ức chẳng buông tha, chúng mình đã lầm tƣởng có thể vƣợt qua đƣợc một hạt sạn? Không phải là hạt sạn mà là một trái núi...". Lời nói của Phƣơng lúc nàng ra đi là một lời thú nhận cuối cùng. Họ vĩnh viễn mất nhau, số phận cay đắng cho tình yêu đầu đời của hai ngƣời sau chiến tranh không thể nào hàn gắn nổi.

Cả đời mình, Kiên đã cố gắng quên Phƣơng nhƣng không thể, cô vẫn là toàn bộ cuộc sống tinh thần của anh, "Tình yêu đó trở thành một cái gì vô phƣơng cứu vãn trong đời. Phƣơng ra đi có nghĩa là tình yêu tan vỡ, có lẽ vì nàng hiểu rằng đó là cách tốt nhất để gìn giữ trong nhau kỷ niệm đã qua, tạo nên những vùng chƣa hề có và sự dang dở vĩnh viễn còn lại nơi sâu thẳm trong tâm hồn mỗi ngƣời. Và nhƣ vậy, đối với Kiên, Phƣơng vẫn vĩnh viễn trắng trong là phần vô hình của quá khứ và hy vọng cuối cùng nắu kéo anh ở lại trên đời. Còn Kiên, anh hiểu rằng, Phƣơng ra đi vì sợ phần vật chất thô kệch hiện tại sẽ dày xéo tan nát những kỷ niệm kỳ diệu của hai ngƣời. Nhƣng trong Kiên, tình yêu đối với Phƣơng vẫn mãi còn nhƣ những ngọn gió mãi hoài thổi trên cuộc đời này". Đây là một trong những đoạn văn tiêu biểu, đậm chất "vị nghệ thuật" của cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh xen lẫn tình yêu và cảm hứng sáng tạo.

Lần tìm về với kỷ niệm xƣa, cuộc đối thoại giữa Kiên và Phƣơng bên Hồ Tây năm nào là bản tóm tắt của cuốn tiểu thuyết. Đó là điều dự báo về một cuộc tình đầy bi kịch nhƣ Phƣơng nói "ngọn lửa thiêu đốt các bức tranh, thiêu đốt cha và luôn cả đời em" [52, tr. 56]. Mãi sau này, Phƣơng vẫn là một giấc mơ bắ ẩn và tráng lệ, bông hoa nở rộ trong mƣa và đêm mới toả hết hƣơng thơm kỳ lạ. Cuộc đời, sắc đẹp và tâm hồn Phƣơng là những huyền thoại không dứt, mênh mông và huyền ảo đối với Kiên. Âm thanh

55 của nhiều câu văn đầy tắnh nhạc và những suy tƣ bình luận của tác giả tạo nên một nhân vật phụ nữ "đẹp kỳ ảo". Ngƣời phụ nữ ấy, cái đẹp ấy đã bị chiến tranh huỷ hoại tạo nên một vết thƣơng ngấm đau từng ngày, từng giờ trong trái tim Kiên.

Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn khi sống đã viết: "Sống giữa đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn, tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào đó nuôi dƣỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời" (Trịnh Công Sơn - Một cõi đi về).

Có thể nói tình yêu là một thế giới tình cảm vô cùng phức tạp. Cũng giống nhƣ chiến tranh, tình yêu cũng đầy biến động, mỗi con ngƣời có một thân phận riêng và xét đến cùng thì tình yêu cũng có thân phận. Đặc biệt, trong hoàn cảnh chiến tranh, thân phận của tình yêu lại càng đƣợc thể hiện rõ hơn, đây chắnh là một phƣơng diện đặc sắc mà Bảo Ninh đã thành công trong cuốn tiểu thuyết của mình.

Trong cuộc đời mỗi con ngƣời, nhất là đối với ngƣời lắnh, điểm tựa lớn nhất cho tâm hồn chắnh là những kỷ niệm về tình yêu, nơi cứu rỗi tâm hồn của ngƣời lắnh nơi trận mạc. Nỗi buồn chiến tranh đã thể hiện bằng hồi ức về những mối tình trong Kiên, gắn liền với không gian chiến trận. Bên cạnh Truông Gọi Hồn, Sân Ga... rầm rập của thế giới loạn ly, còn có những không gian khác nhƣ: Đồi mơ, nhà Chung cƣ, đêm Hồ Tây, sân Trƣờng Bƣởi... Đồi Mơ gợi lên tình yêu của Lan dành cho Kiên, những ngày tháng anh chiến đấu và sống ở nhà mẹ Lành, đã nãy nở trong Lan tình cảm đặc biệt với Kiên bằng những phút xao động trong Kiên. Thế nhƣng, khi thoáng nghĩ về Đồi Mơ, anh thƣờng day dứt về lời ƣớc hẹn buồn bã và vô vọng của Lan "bỗng dƣng một ngày nào đó anh gặp cảnh ngộ không may, thấy đã hết ngã đi tiếp thì xin anh hãy nhớ ngay rằng, dù sao cũng còn một nơi, cũng còn có một ngƣời. Đồi Mơ đây là nơi anh đã lên đƣờng chiến đấu lập nghiệp, mai sau nếu anh muốn cũng sẽ là một

56 nơi, một chốn anh về". Kiên có thể đến với Lan, đến với Đồi Mơ sau những tháng ngày chiến tranh và thất lạc Phƣơng, nhƣng anh đã không quay trở lại, Đồi Mơ vẫn còn mãi trong ký ức của Kiên, nhớ về nó nhƣ nhớ về một thân phận tình yêu. Anh hằng nhủ "những gƣơng mặt đàn bà mến thƣơng xa lạ gợi niềm nhớ nhung, âu yếm... niềm đau của một mối tình, ký ức xa vời, trập trùng và lặng lẽ, khắc nghiệt và thẳm sâu nhƣ rừng, nhƣ núi trong lòng anh" [60, tr. 97].

Cũng trong Nỗi buồn chiến tranh, tình yêu để lại nhiều dƣ vị trong Kiên là nỗi nhớ về Hạnh - ngƣời mà Kiên gọi bằng chị. Lấy bối cảnh không gian ở khu nhà Chung cƣ, Bảo Ninh kể: "khi Kiên chỉ là thằng oắt con thì đám đàn ông nhiều tay bê bết cuộc đời vì Hạnh". Mối tình ấy gắn liền với một kỷ niệm năm Kiên học lớp 10, Hạnh nhờ Kiên đào hầm trong phòng Hạnh, lần đầu tiên chạm vào da thịt của Hạnh và sau đó Kiên vẫn đƣợc Hạnh để ý nhƣng anh tránh mặt, tránh nỗi niềm đam mê thôi thúc. Kiên nhập ngũ, Hạnh vào thanh niên xung phong, ngày Kiên trở về chiếc hầm trong phòng Hạnh không còn dấu vết. Và mãi mãi trong lòng Kiên đã lƣu giữ thầm lặng một tình cảm biết ơn đầy tha thiết và ngậm ngùi đối với chị. Mãi mãi ấy là niềm nuối tiếc và là một nỗi đau lớn.

Có thể nói, Nỗi buồn chiến tranh là câu chuyện tình yêu đau xót của Kiên và Phƣơng mà những tình yêu khác chỉ là cái bóng. Điều này đƣợc thể hiện tập trung xuyên suốt cuốn tiểu thuyết, đối với Kiên, Phƣơng là ngƣời đánh thức tình yêu trong anh thời trai trẻ, là nguồn sức mạnh chập chờn trong đời lắnh chiến trận của anh, nhƣng đồng thời tình yêu đó cũng bắt đầu sự rạn nứt bởi tiếng bom đạn. Phƣơng đánh mất đời con gái của mình ngay trong những giờ khắc khởi động của chiến tranh, vết thƣơng

Một phần của tài liệu Chất thơ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới qua 3 tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Khúc bi tráng cuối cùng (Chu Lai), Tàn đen đốm đ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)