III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
3.6. Nhận xét kết quả thực nghiệm
Điểm trung bình của bài thực nghịờm lớn hơn so với điểm trung bình của bài đối chứng, độ lệch chuẩn ở các bài dạy thực nghiệm nhỏ hơn độ lệch chuẩn ở các bài dạy bình thường. Qua đây, ta thấy việc dạy học thông qua việc xây dựng khái niệm và hệ thống khái niệm, lại vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào việc hình thành các khái niệm có tác dụng tốt, mang lại hiệu quả cáo trong giảng dạy chương trình Địa lý kinh tế - xã hội của Lào (lớp 11 THPT). Nếu xét theo tỷ lệ % thỡ cỏc kết quả như sau:
Điểm < 5 Điểm 5 và 6 Điểm 7 và 8 Điểm 9 và 10 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Lớp TN 0 0,0 113 59,4 67 35,2 10 5,2
Lớp ĐC 9 4,7 79 52,1 71 37,3 11 5,7
Kết quả này được thể hiện qua các biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện kết quả học tập ở các lớp thực nghiệm
và đối chứng (%)
Qua việc so sánh ta thấy ở các lớp thực nghiệm điểm dưới trung bình không có. Các điểm 5 - 6 giảm và các điểm khá và giỏi (7,8, 9, 10) tăng lên rõ rệt. Điều này chứng tỏ viẹc học tập và giảng dạy thông qua việc hình thành khái niệm và hệ thống khái niệm, lại được vận dụng các phương pháp dạy học tích cực (theo tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy) có tác dụng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh (giáo viên là người hướng dẫn và tổ chức quá trình nhận thức của học sinh còn học sinh được thay đổi phương pháp học: Từ thụ động sang tự học - học sinh là người tích cực và chủ động trong hoạt động nhằm tự
mình chiếm lĩnh lấy nguồn tri thức và kỹ năng cần thiết. Nguyên nhân của kết quả này là:
- Đối với giáo viên: Việc xác định khái niệm và định hướng phương pháp hình thành khái niệm thuận lợi cho giáo viên trong công việc soạn bài, xác định được đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cơ bản. Đồng thời giỳp giỏo viờn có thể lựa chọn các phương pháp và các hình thức giảng dạy thích hợp. Nú cũn giỳp giáo viên có thể thực hiện được vai trò là người tổ chức và hướng dẫn cho học sinh hoạt động để tiếp thu bài học và kiểm soát được quá trình học tập của học sinh.
- Đối với học sinh: Có hứng thú hơn trong việc học tập, thực sự được hoạt động và tích cực chủ động trong việc học tập và vì vậy việc tiếp thu bài học vững vàng và sâu sắc hơn, tư duy của các em cũng không ngừng phát triển.
Như vậy có thể nói việc dạy học theo cách xác định các khái niệm cơ bản và có phương pháp hình thành khái niệm phù hợp, áp dụng được vào việc giảng dạy chương trình Địa lý lớp 11 THPT của Lào. Vì theo cách này đã đổi mới được phương pháp dạy học của giáo viên và đã đổi mới được cách học của học sinh, góp phần tích cực vào việc năng cao hiệu quả của việc giảng dạy và học tập môn Địa lý kinh tế - xã hội của Lào - Lớp 11 THPT (những vấn đề Địa lý kinh tế - xã hội Lào) trong các trường THPT