1. Giới thiệu
Giáo viên mở bài bằng cách nêu vấn đề: Sự phân chia toàn bộ dân số thành các bộ phận khác nhau theo một tiêu chí đã tạo nên cơ cấu dân số. Đây là những đặc trưng biểu thị chất lượng dân số, có liên quan chặt chẽ với quy mô và tốc độ gia tăng dân số. Các loại cơ cấu dân số chủ yếu được sử dụng nhiều trong dân số học là cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới, cơ cấu dân số theo lao động và trình độ văn hoá.
2. Dạy khái niệm1: Cơ cấu sinh học.
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: + 3 nhóm tìm hiểu về cơ cấu dân số theo giới theo độ tuổi (theo phiếu học tập số 1).
Phiếu học tập số 1:
1.Cơ cấu dân số theo độ tuổi là gì ?
……… ………
2. Dựa vào bảng số liệu (mục 3.2 trang36 SGK), so sánh tỷ lệ các nhóm tuổi trong cơ cấu dân số trẻ và cơ cấu dân số già.
……… ………
3. Những khó khăn của cơ cấu dân số trẻ và dân số già đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
……… ………
+ 3 nhóm còn lại tìm hiểu về tháp tuổi (phiếu học tập số 2) Phiếu học tập số 2:
1. Cơ cấu loại tháp tuổi cơ bản nào? Hãy mô tả các kiểu tháp tuổi đó ? ……… ………
2.Nêu những đặc trưng cơ bản của dân số được thể hiện ở từng kiểu tháp tuổi?
……… ………...
3.Hãy phân tích và so sánh cỏc thỏp tuổi của Lào như thế nào? (Hình 9)
……… ………..
- Học sinh lên trình bày kết quả, giáo viên giúp học sinh chuẩn kiến thức.
3. Dạy khái niệm 2: Cơ cấu theo nghề nghịờp
Dạy khái niệm cơ cấu dân số theo lao động :
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào sỏch giỏo khoa và vốn hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi:
+ Cơ cấu dân số theo lao động cho ta biết điều gì? + Thế nào là nguồn lao động ?
+ Phân biệt sự khác nhau giữa hai nhóm dân số hoạt động nghề nghiờp và nhóm dân số không hoạt động nghề nghiệp?
- Học sinh trả lời, giáo viên giúp học sinh chuẩn kiến thức. - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào SGK trang 38 cho biết:
+ Dân số hoạt động theo nghề nghiệp được chia thành mấy nghề? Đó là những nghề nghiệp nào ?
+ Trả lời câu hỏi mục 3.3 trang 38 SGK
- Học sinh trình bày kết quả, giáo viên giúp học sinh chuẩn kiến thức.
4.Dạy khái niệm 3: Cơ cấu dân số theo hộ gia đình
- Giáo viên yờu cầu học sinh dựa vào SGK vốn hiểu biết của mình, trả lời các câu hỏi sau:
+ Cơ cấu dân số theo hộ gia đình là gì?
+ Người ta thường dựa vào luật pháp nào để xác định cơ cấu dân số hộ xây dựng gia đình?
+ Dựa vào bảng số liệu (trang 36 SGK) nêu nhận xét về nam và nữ xây dựng gia đình được?
- Học sinh trình bày kết quả, giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức.
4. Đánh giá
Câu 1: Tỷ lệ nhóm tuổi 0 - 14 tuổi trong cơ cấu dân số trẻ là: a. Chiếm 43,1%. b. Chiếm 46,2%.
c. Chiếm 44,1%. d. Chiếm 45,1%.
Câu 2: Kiểu tháp tuổi (hình 9) ổn định thể hiện:
a. Tỷ suất sinh cao, tuổi thọ trung bình thấp.
b. Tỷ suất cao, tuổi thọ trung bình cao. c. Tỷ suất sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao. d. Tỷ suất sinh thấp, tuổi thọ trung bình thấp.
Biết: Dân số 5.377.000 người, trong đó số nam là: 2.657.400 người chiếm 49,4%, số nữ là: 2.719.600 người chiếm 50,6%.
Bài thực nghiệm số 4: Bài 20: Nước Trung Quốc 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội
Tiết theo phõn phối chương trình: Tiết 40