Một số chú ý về phương pháp hình thành khái niệm trong sách giáo khoa địa lý lớp 11 THPT

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ Xác định hệ thống khái niệm trong nội dung sách giáo khoa Địa lý 11 (Chương trình Địa lý THPT nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào). (Trang 42)

7- 1. Trước tiên cần chú ý tới các khái niệm chung về Địa lý kinh tế - xã hội mà các em học sinh đã tiếp thu được ở lớp 9 vì đây là những khái niệm có nhiều liên quan tới các khái niệm riêng về Lào, nó có tác dụng rất tốt trong việc định hướng suy nghĩ cho các em. Ví dụ: Khái niệm về tài nguyên thiên nhiên, các khái niệm về dân cư và lao động các ngành kinh tế, cỏc vựng kinh tế…

(lớp 9), các kiến thức về kinh tế - xã hội Lào (lớp 11)… Các kỹ năng cơ bản cần vận dụng và phát triển như: Kỹ năng sử dụng các bảng số liệu thống kê, sử dụng biểu đồ, lược đồ, bản đồ, ỏt lỏt… Cỏc kiến thức và kỹ năng này sẽ giúp rất nhiều trong việc tiếp thu những kiến thức và kỹ năng mới.

7- 3. Trong quá trình hình thành các khái niệm địa lý cần đặc biệt chú ý tới các con đường hình thành khái niệm (con đường qui nạp và diễn dịch, đặc biệt chú ý con đường qui nạp). Trong quá trình giảng dạy cần chú ý tới các phương pháp dạy học tích cực, chỳ ý tới các phương pháp đặc trưng của bộ môn và học sinh phải thực sự được hoạt động để tiếp thu kiến thức và kỹ năng. Phải thực sự coi trọng việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học trong các tiết học, coi đây là nguồn tri thức quan trọng cũng như là phương tiện để rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy cho học sinh và nhằm đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học.

7- 4. Một số gợi ý về phương pháp giảng dạy mà sách giáo viên đã hướng dẫn. Sách giáo viên là tài liệu khá quan trọng giúp giáo viên trong việc xác định các khái niệm và các thuộc tính của khái niệm và một số phương pháp giảng dạy áp dụng vào việc hình thành khái niệm.

Việc dạy môn Địa lý kinh tế - xã hội Lào đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp có hiệu quả trong việc phát triển tư duy, kích thích học sinh suy nghĩ, tìm tòi, liên hệ với thực tế để đi đến những nhận định, đánh giá khách quan, khoa học làm cơ sở cho việc phát triển thái độ hành vi.

Trước yêu cầu đó, nếu chỉ sử dụng các phương pháp truyền thống, chủ yếu giúp cho học sinh nắm và tái hiện tri thức thì chưa đủ. Phải dạy cho học sinh biết tư duy một cách lụgớc, biết so sánh, phân tích, phát hiện các mối liên hệ nhân quả, biết cách lựa chọn các phương pháp tối ưu để giải quyết một vấn đề. Đặc biệt chú ý tới các phương pháp tuy tính tích cực của học sinh như các phương pháp sau đõy:

a- Phương pháp dạy học nêu vấn đề (thực chất là tạo ra và giải quyết một chuỗi các tình huống có vấn đề). Bởi vì trong sách giáo khoa Địa lý lớp 11 mỗi bài đã là một hoặc vài vấn đề.

b- Phương pháp thảo luận: Đây là phương pháp rất có tác dụng trong việc phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh nhưng lại ít được giáo viên quan tâm và sử dụng.

c- Phương pháp rèn luyện cho học sinh năng lực tìm tòi, nghiên cứu một vấn đề. Đây là phương pháp có giá trị cao trong dạy học, nó giáo dục cho học sinh năng lực sáng tạo, các kỹ năng trí tuệ quan trọng như: Phân tích, tổng hợp.

7- 5. Phải chú ý tới việc đổi mới các phương pháp dạy học để hình thành khái niệm.

Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy phải được thực hiện một cách tích cực và có hiệu quả. Chúng tôi đặc biệt chú ý sử dụng các phương pháp đặc trưng của bộ môn Địa lý (phương pháp khai thác nguồn tri thức từ các phương tiện và thiết bị dạy học Địa lý). Các phương pháp dạy học tích cực khác cũng được đặc biệt quan tâm như học theo nhóm, dạy học nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, phương pháp nghiên cứu,… Giáo viên thật sự là người tổ chức và hướng dẫn. Học sinh phải được hoạt động tích cực để tiếp thu các kiến thức và kỹ năng cơ bản (chuyển từ học thụ động thành tự học, tự nghiên cứu).

2.2. Xác định khái niệm, hệ thống khái niệm trong chương trình Địa lý lớp 11 THPT Địa lý lớp 11 THPT

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ Xác định hệ thống khái niệm trong nội dung sách giáo khoa Địa lý 11 (Chương trình Địa lý THPT nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào). (Trang 42)

w