Các điều kiện, giai đọan hình thành khái niệm cho học sinh 1 Các điều kiện hình thành khái niệm địa lý đạt hiệu quả

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ Xác định hệ thống khái niệm trong nội dung sách giáo khoa Địa lý 11 (Chương trình Địa lý THPT nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào). (Trang 79)

1. Các điều kiện hình thành khái niệm địa lý đạt hiệu quả

Để cho việc hình thành khái niệm địa lý hiệu quả cần phải tuân theo các điều kiện sau:

- Xác định các khái niệm gốc (khái niệm cơ bản) làm chỗ dựa cho các khái niệm phụ thuộc các cấp

- Lựa chọn đồ dùng trực quan có tính đến nội dung khái niệm và các giai đoạn hình thành khái niệm.

- Tạo cho học sinh thói quen làm việc với sách giáo khoa, bản đồ (kể cả bản đồ chuyên đề), bảng biểu thống kê, sơ đồ và rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy.

- Coi sách giáo khoa là công cụ quan trọng trong việc xác lập các mối quan hệ đặc biệt là quan hệ liờn mụn.

- Xét trong toàn bộ sách giáo khoa Địa lý Kinh tế - xã hội Lào và một số các nước Đông Nam Á thì sự hình thành khái niệm bắt đầu bằng việc nghiên cứu một nước điển hình của từng nhóm nước, từ đó tìm ra dấu hiệu chung và riêng cho các tỉnh trong nước. Sau đó, so sánh với các nước khác

2. Các giai đoạn hình thành khái niệm Địa lý nói chung

Theo cuốn “phương pháp dạng dạy Địa lý ở trường phổ thông” của Penchechinitụva (1983) chia 3 giải đoạn hình thành khái niệm Địa lý.

a) Giai đoạn 1: Nêu khái niệm mới, xác định các dấu hiệu bản chất của khái niệm. Giai đoạn này thực hiện khi nghiên cứu một đề mục hay một chương mới trong đó khái niệm xuất hiện lần đầu. Để xác định một khái niệm nội dung gồm 2 phần:

- Phỏt hiện các dấu hiệu bản chất của khái niệm - Xác định khái niệm đó thuộc loại nào.

Các khái niệm hình thành ở giai đoạn này được coi là sơ đẳng nên chưa phân biệt được cái bản chất và không bản chất.

b)Giai đoạn 2: Mở rộng thêm dung lượng khái niệm nhằm đào sâu khái niệm.

Giai đoạn này học sinh tự nêu lên đặc điểm đối tượng chủ yếu bằng phương pháp diễn dịch hay quy nạp. Như vậy, tư duy học sinh được đẩy mạnh.

c) Giai đoạn 3: Đưa khái niệm đã học vào một nhóm nhất định, phát hiện các mối liên hệ giữa các khái niệm cựng nhúm với các khái niệm của những nhúm khỏc mà nó có quan hệ.

Như vậy, sự hình thành khái niệm không chỉ dùng lại ở chỗ vạch ra các đấu hiệu bản chất của các khái niệm mà còn phát hiện các mối quan hệ tồn tại giữa nó và các khái niệm khác.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ Xác định hệ thống khái niệm trong nội dung sách giáo khoa Địa lý 11 (Chương trình Địa lý THPT nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào). (Trang 79)

w