Hướng dẫn học sinh lĩnh hội khái niệm riêng Địa lý kinh tế của một nươc.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ Xác định hệ thống khái niệm trong nội dung sách giáo khoa Địa lý 11 (Chương trình Địa lý THPT nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào). (Trang 83)

II. Qỳa trình hình thành khái niệm

2. Hướng dẫn học sinh lĩnh hội khái niệm riêng Địa lý kinh tế của một nươc.

một nươc.

Phần trên, đã trình bày một số nét chủ yếu về việc xác định kiến thức cơ bản của bài Địa lý kinh tế - xã hội Lào. Những kiến thức đó sẽ được trang bị cho học sinh thông qua các phương pháp giảng dạy Địa lý kinh tế - xã hội trên quan điểm “coi học sinh làm trung tõm” trong quá trình nhận thức.

Ví dụ: Bài giảng của Trung Qốc.

Để học sinh thấy rõ đặc điểm tự nhiên của Trung Quốc, sau khi học mục vị trí, giáo viên có thể sử dụng bản đồ kết hợp với phương pháp phát vấn.

Câu hỏi:

a). Sự phân bố sông ngòi Trung Quốc có đặc điểm gì? Tại sao? b). Ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế như thế nào?

Muốn Làm sáng tỏ những câu hỏi này, học sinh phải quan sát bản đồ tự nhiên (hoặc bản đồ trong sách giáo khoa), kết hợp với những kiến thức về Trung Quốc và kiến thức Địa lý tự nhiên đại cương đã học ở THCS. Đối với câu hỏi (a), học sinh có thể trả lời dễ dàng: Sông ngòi Trung Quốc chủ yếu tập trung ở phía Đông. Các em có thể lúng túng khi trả lời câu hỏi “tạo sao?”. Chúng ta biết rằng, trong bài Địa lý kinh tế không cần nghiên cứu sâu nguyên nhân phát sinh, phát triển của các sự vật và hiện tượng Địa lý tự nhiên mà chủ yếu xem xét giá trị kinh tế của chúng. Nhưng khi cần thiết ở chừng mực nhất định, có thể tạo điều kiện cho học sinh thường xuyên vận dụng tri thức cũ để

làm sáng tỏ nội dung bài học và thiếu hiểu nó. Học sinh có thể giải đáp hoàn toàn hoặc một phần câu hỏi này. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh xác lập được mỗi quan hệ nhân quả giữa địa hình và chế độ mưa và tính chất của dòng chảy. Phía Đông của Trung Quốc chủ yếu là đồng bằng, lượng mưa ở đây cao hơn lượng mưa trung bình của các nơi khác, lại được nước tuyết tan tư dãy Himalaya cung cấp nguồn nước cho cỏc sụng.

Đối với câu hỏi thứ 2 (b), các em có thể nờu liờn giá trị chung của sông ngòi mà các em đã học ở lớp trước, như sông ngòi bồi đắp nên đồng bằng phù sa, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, công nghiệp, có giá trị về giao thông, thuỷ điện. Nhưng câu hỏi: “sụng ngũi Trung Quốc có giá trị gì đối với phát triển kinh tế?”, học sinh có thể trả lời không hoàn toàn đầy đủ. Giáo viên cần gợi ý cho học sinh phân tích bản đồ đề thấy rõ giá trị sông ngòi (giao thông bồi đắp phù sa, cung cấp nước)

Như vậy, để học sinh nắm được đặc điểm và giá trị sông ngòi một nước, có thể dùng phương pháp vấn kết hợp với bản đồ, kênh hình để học sinh hoạt động tư duy, giỳp cỏc em nhận thức tri thức địa lý trên cơ sở thông hiểu không phải là ghi nhớ máy móc.

Trong mục “Điều kiện xã hội” giáo viên có thẻ kết hợp phương pháp khai thác tri thức từ sách giáo khoa và phát vấn (khai thác tháp tuổi…)

Đối với “đặc điểm kinh tế” có thể sử dụng biểu đồ kết hợp với câu hỏi đề học sinh nắm vững nội dung này: Những ngành công nghiệp nũi nhọn của Trung Quốc hiện nay? Phân bố chủ yếu ở đâu? Tại sao?

Học sinh có thể dựa vào sách giáo khoa và kiến thức tài nguyên trả lời được những ngành công nghiệo mũi nhọn của Trung Quốc: Khai thác than, dệt bông, điện tử, cơ khớ chớnh xỏc… và phần lớn tập trung ở ven biển phía Đông. Còn “tại sao”, để trả lời được học sinh phải tư duy về đặc điểm vị trí ven biển có tác dụng gì? Thu hút vốn đầu tư, dễ dàng thông thường, nơi có

Sau khi kết thúc bài giảng, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh khai quỏt hoỏ những thành phần của bài thành kết luận chung. Kết luận này phải nêu rõ nội dung địa lý chủ yếu của vấn đề nghiên cứu một nước, có tác dụng phân biệt với nước khác.

Đối với bài Trung Quốc, chúng ta có thể thấy rõ là nền kinh tế Trung Quốc đang hiện đại hoá mang màu sắc Trung Quốc như vận dụng biển để xây dựng các đặc khu kinh tế.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ Xác định hệ thống khái niệm trong nội dung sách giáo khoa Địa lý 11 (Chương trình Địa lý THPT nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào). (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w