Những hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Liên Kết Truyền Thông (Trang 94)

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

3.1.2. Những hạn chế

Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện hệ thống kế toán nhưng công tác kế toán vẫn tồn tại những hạn chế như sau:

Thứ nhất, việc áp dụng kế toán máy đã làm cho hình thức ghi sổ (chứng từ ghi sổ) mà công ty đang áp dụng không còn tuân theo các bước như vốn có của nó, thêm nữa công ty không có sổ đăng kí chứng từ ghi sổ vì tất cả chứng từ ghi sổ được lưu trong máy tính khi cần có thể gọi ra bảng thống kê các chứng từ đó theo số thứ tự, điều này sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm tra quá trình ghi sổ cũng như gây khó khăn cho những người muốn tiếp cận hệ thống thông tin kế toán của đơn vị.

Thứ hai, theo lý thuyết TK 156 có 3 TK cấp 2: TK 1561(giá mua hàng hóa), TK 1562 (chi phí thu mua hàng hóa), TK 1567 ( hàng hóa bất động sản). Trong thực tế, các tài khoản mà công ty sử dụng chỉ có TK 1561 và TK 1567 mà không sử dụng TK 1562 nên mọi chi phí mua hàng đều được tập hợp vào trị giá mua hàng trong kỳ. Ví dụ như chi phí thùng cát tông, đóng bìa, chi phí bảo hiểm hàng hóa…hạch toán vào TK 1561.

Đó cũng là một hạn chế trong công tác kế toán quản trị của công ty làm cho việc phân tích kết quả kinh doanh của từng nhóm hàng khó khăn hơn.

Thứ ba, doanh nghiệp kinh doanh thương mại có hình thức bán buôn không qua kho hoặc hàng hóa chỉ lưu tại kho trong một thời gian ngắn rồi được xuất đi luôn theo hợp đồng nhưng kế toán vẫn phản ánh là hàng nhập kho và phản ánh thông qua TK 156 để tính giá vốn theo phương pháp bình quân cuối kỳ. Những hàng hóa như thế này không cần thiết phải phản ánh thông qua TK 156 vì như vậy làm tăng thêm công việc của kế toán trong việc tính giá vốn hàng xuất bán cuối kỳ.

Doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng công nghệ thông tin, giá cả của những mặt hàng này có xu hướng biến động theo sự biến động của khoa học công nghệ và giá cả của cùng một mặt hàng công nghệ ngày càng có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, cuối năm công ty có lập biên bản kiểm kê hàng hóa nhưng không theo dõi giá trị thị trường của hàng hóa trong kho của doanh nghiệp mà chỉ kiểm kê về mặt số lượng của hàng hóa. Vì vậy chưa thể so sánh được giá trên thị trường của từng loại hàng hóa với giá trị ghi sổ của hàng hóa đó từ đó có kế hoạch trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Do vậy chưa đảm bảo phản ánh đúng giá trị tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Thứ tư, tại công ty không áp dụng trích lập dự phòng cho hàng tồn kho và các khoản phải thu khó đòi như vậy sẽ vi phạm nguyên tắc thận trọng. Việc này dễ gây ra trường hợp đột biến chi phí kinh doanh và điều này kéo theo sự phản ánh sai lệch kết quả kinh doanh trong kỳ đó cũng như gây sự lúng túng cho kế toán khi có khi có tình huống bất ngờ xảy ra mặc dù tình huống này khả năng rất ít xảy ra.

Thứ năm, công ty có áp dụng thanh toán trả chậm cho các đối tác có quan hệ lâu dài. Tuy nhiên công ty không quy định thời hạn thanh toán đối với từng hoá đơn từng khách hàng, chưa có chính sách chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán tiền sớm cho công ty. Do đó dẫn đến vẫn tồn tại tình trạng một bộ phận

khách hàng nợ dai dẳng không chịu thanh toán cho công ty, làm chậm trễ việc thu hồi vốn kinh doanh của công ty.

Thứ sáu, về vận dụng kế toán quản trị trong xác định kết quả bán hàng: Việc xác định được doanh thu bán hàng và kết quả bán hàng của từng loại hàng hoá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá đúng đắn tình hình tiêu thụ của từng loại hàng hoá, tìm ra nguyên nhân của thành tích cũng như hạn chế trong công tác tiêu thụ của từng hàng hoá. Từ đó, đề ra các quyết định phù hợp về công tác bán hàng giúp doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận.

Ở Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Liên Kết Truyền Thông:

- Công ty đã tách chi phí quản lý kinh doanh ra chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để theo dõi trên hai tài khoản riêng nhưng không phân bổ các chi phí chung (chi phí vật liệu, điện, nước, điện thoại,…) được tiêu dùng ở cả 2 bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp, mà toàn bộ chi phí chung được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều này chưa phản ánh được thực tế chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Công ty phân bổ toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho số hàng hóa tiêu thụ của cả năm, tuy nhiên không phân bổ chi phí này cho từng mặt hàng tiêu thụ, vì vậy không xác định chính xác được kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng để có kế hoạch kinh doanh phù hợp đáp ứng yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.

Thứ bảy, trình độ năng lực quản lý, điều hành dự án không đồng đều, còn yếu và thiếu cán bộ quản lý giỏi, việc điều hành còn chưa sâu sát, ảnh hưởng tới hiệu quả công việc. Công tác đào tạo còn chưa theo kịp với sự phát triển của công nghệ, còn thiếu cán bộ kỹ thuật chuyên gia kể cả trong lĩnh vực viễn thông và lĩnh vực mới của công ty. Khi có dự án lớn vấn đề nhân sự ít sự lựa chọn, đặc biệt thiếu chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia kinh doanh hiểu biết về lĩnh vực thiết kế giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp lớn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Liên Kết Truyền Thông (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w