marketing nhằm phát triển khách du lịch quốc tế
3.1.1. Dự báo triển vọng của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và đến với Công ty CP Thương mại và Du lịch Nam Việt CP Thương mại và Du lịch Nam Việt
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cho thấy: Hoạt động du lịch cả nước đã diễn ra phong phú, sinh động trong 3 tháng đầu năm 2013, ngành du lịch Việt Nam đã đón 1,8 triệu lượt khách quốc tế, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ lượng khách đến Việt Nam rất cao. Khách quốc tế đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… chiếm số lượng lớn trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Tuy số lượng khách 3 tháng đầu năm có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2012 song doanh thu từ du lịch vẫn ước đạt 53,5 nghìn tỷ đồng. Tổng doanh thu từ du lịch của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2013 đã bằng 1/3 doanh thu của cả năm 2012. Đây là kết quả đáng khích lệ, thắng lợi bước đầu cho du lịch nước nhà trong năm 2013, tiếp nối đà tăng trưởng của năm 2012 mà năm du lịch được đánh giá là một điểm sáng về kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Tín hiệu vui cho du lịch của thành phố Hải Phòng là 3 tháng đầu năm Quý Tỵ đón 818.628 lượt khách, tăng 13,26% so với cùng kỳ, doanh thu 435,130 tỷ đồng, tăng 21,99% so với cùng kỳ.
Hiện du lịch Việt Nam đang tập trung vào du lịch nghỉ lễ đợt 30 tháng 4 và mồng 1 tháng 5 và coi đây là "5 ngày vàng" của du lịch nước nhà, mở đầu cho mùa cao điểm của du lịch nội địa năm nay. Để thu hút khách du lịch quốc tế, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã chào bán các tour du lịch nghỉ lễ này với mức giá hấp dẫn và nhiều khuyến mại. Điều này hoàn toàn phù hợp với chương trình kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà một trong những mục tiêu cần tập trung là: Đẩy mạnh nhu cầu du lịch nội địa nhân dịp các ngày nghỉ, ngày lễ lớn của dân tộc.
Bước vào năm 2013, xu hướng du lịch ngày càng trở nên phổ biến và phát triển, du lịch quốc tế vẫn tiếp tục tăng trưởng. Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là nền tảng cơ bản và định hướng phát triển lâu dài với những mục tiêu cụ thể và tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân trong thời kỳ 2011 – 2020 đạt 11,5%/năm đến 12%/năm. Đến năm 2020, Việt Nam đón 10- 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47- 48 triệu
lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 18- 19 tỷ USD. Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp hai lần năm 2020.
Với Công ty CP Thương mại và Du lịch Nam Việt trong ba năm gần đây lượt khách quốc tế đến năm 2010 là 2081 lượt khách, năm 2011 là 3807 lượt khách, năm 2012 là 5309 lượt khách. Như vậy, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1726 lượt khách, năm 2012 số khách tăng 1442 lượt khách so với năm 2011. Lượt khách qua các năm có xu hướng tăng lên nhưng sự tăng của năm 2012 so với năm 2011 thấp hơn của năm 2011 so với năm 2010. Xu hướng năm 2013 vẫn tăng lên nhưng do lạm phát khiến người dân thắt chặt chi tiêu nên mục tiêu phấn đấu trong năm 2013 đón 6500 lượt khách. Hiện du lịch Việt Nam đang tập trung vào du lịch nghỉ lễ đợt 30 tháng 4 và mồng 1 tháng 5 và coi đây là "5 ngày vàng" của du lịch nước nhà, mở đầu mùa cao điểm của du lịch nội địa năm nay. Để thu hút du khách, Công ty CP Thương mại và Du lịch Nam Việt đã chào bán tour du lịch nghỉ lễ này với mức giá hấp dẫn và nhiều khuyến mại và là điểm mạnh của Công ty là: du lịch Hạ Long, Đồ Sơn – Hạ Long – Cát Bà. Điều này hoàn toàn phù hợp với chương trình kích cầu du lịch gắn với việc thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà một trong những mục tiêu cần tập trung là: Đẩy mạnh nhu cầu du lịch nội địa nhân dịp các ngày nghỉ, ngày lễ lớn của dân tộc... Dự báo trong năm 2013 doanh thu và lượt khách tăng nhanh với sự nỗ lực luôn hoàn thiện sản phẩm, đổi mới cơ sở vật chất. Và cùng với sự phát triển của ngành du lịch và những triển vọng của du lịch quốc tế tới Việt Nam, Công ty sẽ nỗ lực đến năm 2020 là quy mô sẽ được mở rộng và nhiều người biết đến Công ty CP Thương mại và Du lịch Nam Việt.
Như vậy, các công ty lữ hành nói chung và Công ty CP Thương mại và Du lịch Nam Việt nói riêng cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất, phát triển sản phẩm du lịch mới, kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư nguồn nhân lực du lịch nhằm tận dụng triệt để cơ hội này.