Tính toán thể tích và diện tíc hô chôn lấp mới

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình (Trang 96)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.4.4. Tính toán thể tích và diện tíc hô chôn lấp mới

Với giả thiết:

- Bãi chôn lấp được xây dựng với quy mô nhỏ. BCL mới

- Bãi được thiết kế dựa trên nguyên tắc nửa nổi nửa chìm.

- Tỉ trọng của rác thải bằng 0,5 tấn/m3, trong quá trình chôn lấp, rác được nén với hệ số k = 0,9.

- Các lớp rác được đầm nén kỹ với chiều cao 2m.

- Các lớp rác phủ trung gian có độ dày 20cm. Lớp phủ trên cùng có độ dày 1,1m, trong đó lớp cấp phối dày 40cm, lớp ngăn cách dày 50cm, lớp thoát nước dày 10cm, lớp trên cùng 10cm.

- Tổng thể tích lớp đất phủ bằng 15% tổng thể tích lớp rác.

Căn cứ vào giả thiết trên ta tính toán diện tích cần thiết cho khu vực bãi mới như sau: Thể tích rác ở ô chôn lấp: M V D = Trong đó :

M: khối lượng chất thải rắn chôn lấp (tấn)

D: tỉ trọng chất thải rắn, thành phố Thái Bình nằm trong miền Bắc Việt Nam, rác thải có tỉ trọng từ 0,48-0,58 tấn/m3. Chọn D= 0,58

Vậy thể tích rác ở ô chôn lấp là:

V = = = 141.166,89(m3) Thể tích rác khi đã được đầm nén là: Vrác nén = V x k

Trong đó:

k: hệ số đầm nén , k=0,7.(theo Thông tư 06: 2008) Vậy thể tích rác khi đã được đầm nén là

Vrác nén = V x k = 141.166,89 x 0,7 = 98.816,82(m3)

Theo TCXDVN 261:2001 thì tỷ lệ lớp đất phủ trung gian chiếm khoảng 10% -15% tổng thể tích rác thải.

Như vậy ta cần thiết kế bãi chôn lấp rác với tổng thể tích cần chôn lấp là:

Vtổng = (Vrác x 10%) + Vrác = (98.816,82 x 10%) + 98.816,82 = 108.698,5

(m3)

3.4.4.1. Tính toán diện tích chôn lấp cho từng ô Diện tích chôn lấp rác yêu cầu tới năm 2020:

SCL= VTổng/ HCL + SCL: Diện tích chôn lấp

+ H: Chiều cao lớp rác trung bình HCL= 10m

SCL=108.698,5/10 = 10.869,8(m2)

Vậy diện tích BCL yêu cầucần mở rộng cho tới năm 2020 là 10.869,8m2 . Theo tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 261/2001/BXD và TTLT 01/2001/BKHCN-BMT, khối lượng rác chôn trong một ô thường bằng lượng rác phát sinh trong 2 năm, tùy thuộc vào mức độ phát sinh chất thải chôn lấp trong từng năm, từng giai đoạn để phân chia. Các hố sẽ được xây dựng và sử dụng theo thứ tự thiết kế, ô chôn lấp thứ n đầy sẽ đóng ô và tiếp tục sử dụng ô thứ n+1.Do lượng phát thải sinh hoạt từ năm 2014 - 2020 không chênh lệch nhiều qua các năm nên diện tích trung bình của 3 ô chôn lấp sẽ là:

Sô1 = SCL/3 = 10.869,8/3 = 3.623,2 (m2)

Tính toán kích thước các cạnh của từng ô chôn lấp: Ta giả định:

- Một ô chôn lấp chôn hết lượng rác phát sinh của 2 năm. - Thể tích của mỗi ô là: V=V1+V2 (m3) ( ) ( 1 2) 1 1 1 1 1 1 1 3 / V = H a b× + × + × × ×a b a b a b ( ) ( 1 2) 2 2 2 2 2 2 1 3 / V = H a b× + × +a b a b a× × ×b Trong đó: V1: Thể tích phần nổi (m3 ) V2: Thể tích phần chìm (m3 ) a,b: Kích thước mặt bằng ô chôn lấp (m) a1,b1: Kích thước mặt trên (m) a2,b2: Kích thước mặt dưới (m) 0 1 2 1 60 a = − ×a H ×tg b1 = − ×b 2 Htg60o 0 2 2 2 45 a = − ×a H ×tg 0 2 2 2 45 b = − ×b H ×tg

Phần đáy ta thiết kế góc nghiêng tạo bởi cạnh bên và chiều cao là 450. Phần đỉnh ta thiết kế góc nghiêng là 600.

Các giá trị a, b lựa chọn dựa vào thể tích đã xác định ở trên và theo tiêu chuẩn thiết kế khi lựa chọn diện tích ô tương ứng với lượng rác thiết kế.

3.4.4.2. Lớp lót đáy và thành ô chôn lấp

Trong quá trình xử lý, vận hành bãi chôn lấp vần đề nước rò rỉ là vấn đề rất đáng lo ngại khi chúng thấm xuống tầng nước ngầm của khu vực bãi chôn lấp. Như vậy vấn đề chống thấm phải được đặt ra hàng đầu. Để đảm bảo tốt việc này cần phải thiết kế hệ thống lớp lót đáy và thành ô đảm bảo các yêu cầu theo tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 261/2001/BXD và TTLT 01/2001/BKHCN-BMT.

Đối với khu vực bãi chôn lấp CTR thành phố Thái Bình , lớp lót ở đáy có cấu tạo từ dưới lên trên như sau:

- Lớp đất nền nguyên thủy được đầm chặt

- Lớp đất sét dày 0,6m đầm chặt đạt tốc độ thấm 10-7cm/s - Lớp màng địa kỹ thuật chống thấm HDPE dày 2mm - Lớpsỏi thoát nước dày 0,3m

- Lớp vải địa kỹ thuật

- Lớp đất dày 0,6m đầm chặt

(Hệ thống các tầng bảo vệ màng chống thấm nói trên phải được xử lý sao cho chúng có độ dốc bề mặt tối thiểu 3%).

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)