Đánh giá chung

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình (Trang 46)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.4.Đánh giá chung

1.4.4.1. Những kết quả đạt được

Như trình bày ở trên về tình hình quản lý và tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt thành phố Thái Bình cho thấy:

- Hệ thống quản lý, xử lý CTR sinh hoạt thành phố Thái Bình đang ngày càng hoàn thiện. Tỷ lệ chất thải rắn trên địa bàn được thu gom đạt khoảng 60-70%.

- Hiện tại thành phố đã có bộ máy quản lý chất thải rắn, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng.

- Các xã, phường có các đội tự quản thu gom rác nên công tác thu gom tương đối tốt.

- Số lượng phương tiện vận chuyển rác đa dạng đã phần nào giải quyết công tác thu gom rác thải tương đối tốt.

- Công tác quản lý và thu gom chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế,... thường xuyên được chú trọng quan tâm.

1.4.4.2. Những tồn tại và vấn đề cần nghiên cứu

- Phân loại rác tại nguồn chưa được người dân triển khai thực hiện hoặc thực hiện mang tính sơ sài. Ngoài rác có khả năng tái chế, tất cả các thành phần rác thải sinh hoạt khác thường được bỏ chung vào túi nilon rồi thải ra môi trường. Do vậy khối lượng rác thải thu gom, xử lý lớn; đòi hỏi chi phí chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt tăng.

- Tỷ lệ rác thải được phân loại, thu gom, tái chế chưa cao. Vì vậy cần phát triển hơn nữa hệ thống 3R (reduce - reuse - recycle) trên địa bàn thành phố từ sự đồng bộ màu sắc từ thùng rác, nơi đổ rác đến xe thu gom rác, nơi đổ rác hay thu gom rác tại khu dân cư.

- Thiếu địa điểm trung chuyển rác ở 3 xã (Đông Mỹ, Vũ Phúc, Vũ Đông) nên công tác vận chuyển còn gặp khó khăn. Thêm vào đó điểm tập kết chưa đảm bảo

các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, gây bức xúc cho cộng đồng sinh sống xung quanh.

- Phương tiện thu gom rác đã cũ nátkhông đảm bảo tiêu chuẩn khiến nước rỉ rác rò rỉ ra ngoài trong quá trình vận chuyển; thành xe thấp, không có bạt che làm rác rơi vãi gây ô nhiễm môi trường.

- Về công tác xử lý, hiện nay nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân bón Thái Bình đang xử lý khối lượng rác thải vượt gấp 2 lần so với thiết kế ban đầu, nhà máy đang trong tình trạng quá tải với 4 lò đốt. Thêm nữa các máy móc hoạt động qua nhiều năm và trong môi trường độc hại nên bị oxy hóa và ăn mòn nhanh làm các trang thiết bị xuống cấp nghiêm trọng.

- Bãi chôn lấp rác hiện đã đầy, trong thời gian tới sẽ đóng bãi chôn lấp và tiến hành xây dựng bãi chôn lấp mới đáp ứng lượng rác thải ngày càng tăng của thành phố.

- Công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ dẫn đến không theo dõi được tần suất thu gom rác có đúng như quy định hay không và cũng không theo dõi được toàn bộ lượng rác thải phát sinh trên toàn thành phố.

Kết luận Chương 1

Kết quả thu được từ Chương 1 của Luận văn như sau:

1. Giới thiệu được tổng quan về công tác phân loại, thu gom, xử lý CTR sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam.

2. Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Bình. 3. Đánh giá được thực trạng công tácphân loạithu gom CTR sinh hoạt ở các xã, phường trong thành phố.

3. Đánh giá được thực trạng công tác xử lý CTR sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Bình.

4. Đánh giá được thực trạng công tác quản lý CTR sinh hoạt tại thành phố Thái Bình.

Qua quá trình đánh giá thực trạng đã nêu được vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình.

Để giải quyết được những vấn đề tồn tại trên, luận văn tiếp tục nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý CTR sinh hoạt thành phố Thái Bình như sau:

- Xây dựng mô hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt ở các xã, phường sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Luận văn lựa chọn xây dựng mô hình thu gom, vận chuyển, xửlý CTR sinh hoạt cho xã Đông Mỹ để làm mẫu và được trình bày tại Chương 2.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý CTR sinh hoạt ở nhà máy xử lý rác và sản xuất phân bón Thái Bình. Những giải pháp đó được đề cập trong Chương 3.

- Đề xuất các giải pháp quản lý mang tính đồng bộ các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn ở các xã, phường của thành phố Thái Bình. Những giải pháp đó được đề cập trong Chương 3 của Luận văn.

CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THU GOM, VẬN CHUYỂN CTR SINH HOẠT CHO XÃ ĐÔNG MỸ - THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình (Trang 46)