Thực trạng thu gom, phân loại CTR sinh hoạt xã Đông Mỹ

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình (Trang 55)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3.2. Thực trạng thu gom, phân loại CTR sinh hoạt xã Đông Mỹ

2.3.2.1. Phân loại rác

Hiện nay, các hộ gia đình trong xã Đông Mỹ đã tiến hành phân loại rác sơ bộ với mục đích tận dụng rác thải có khả năng tái chế như sắt, nhôm, nhựa phế liệu, đồ thủy tinh để bán đồng nát, rác thải còn lại được đổ thải ra ngoài môi trường.

2.3.2.2. Tình hình thu gom CTR sinh hoạt

- Cả xã có 5 thôn trong đó chỉ có 3 thôn được thu gom rác thải và 1 bộ phận của Ngã tư Gia Lễ cũng được thu gom:

+ Thôn không được thu gom rác: thôn An Lễ, Tống Thỏ Nam.

+ Thôn được thu gom rác: thôn Gia Lễ, Tống Thỏ Trung, Tống Thỏ Bắc. - Ngã tư Gia Lễ ngày nào cũng được thu gom. Tiền thu gom rác được tính theo lượng rác phát sinh tại khu vực khoảng từ 1.000 - 2.000 đồng.

- Tiền thu gom rác ở khu vực 3 thôn khác nhau. Do lượng rác phát sinh ít nên sẽ có 2 hình thức thu tiền:

+ Thu theo đầu người: 3.000 đồng/1 tháng.1 người. + Thu theo hộ: 7.000 đồng/1 tháng.

2.3.2.3. Thực trạng bãi rác tập trung

Bãi rác nằm ngay trên trục đường quốc lộ 39B. Bãi rác rộng từ 1.600 - 1.700m, xây dựng tạm bợ. Xung quanh bãi rác là cánh đồng lúa và ở cách xa khu dân cư.Hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao làm ruộng bị ô nhiễmnhưng người dân vẫn tiếp tục trồng lúa.

Theo quy hoạch của thành phố Thái Bình đến năm 2030, xã Đông Mỹ sẽ là nơi tập trung bãi chôn lấp rác; tiến hành xây lại bãi rác hiện có nên tạm thời dừng thu gom và rác sẽ được vận chuyển về bãi rác thành phố.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)