Đánh giá thực trạng công tác xử lý

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình (Trang 39)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.2.Đánh giá thực trạng công tác xử lý

1.4.2.1 Thực trạng nhà máy xử lý rác

Nhà máy xử lý rác thải và sản xuất phân bón Thái Bình đã được đưa vào khai thác sử dụng được hơn 10 năm nay, hiện tại nhà máy xử lý rác thải đã nằm ở địa bàn phường Tiền Phong thuộc nội thành thành phố. Nhà máy đang xử lý khối lượng rác thải vượt gấp 2 lần so với thiết kế ban đầu. Hiện tại lượng rác thải xử lý trung bình 140 tấn/ngày, còn với thiết kế ban đầu là 70 tấn/ngày. Nhà máy đang trong tình trạng quá tải 4 lò đốt với các công suất: 0,5 tấn/h, 1 tấn/h, 2 tấn/h và mới trang bị thêm lò đốt rác công suất 4 tấn/h hoạt động liên tục 24/24h/ngày. Các máy móc hoạt động trong môi trường độc hại và đặc biệt độc hại nên bị oxy hóa và ăn mòn rất nhanh, vì thế các trang thiết bị đều xuống cấp, một số trang thiết bị xuống cấp nghiêm trọng.

Rác thải sau khi được thu gom vận chuyển về nhà máy xử lý rác. Rác được phân loại qua hệ thống sàng quay, một phần được đem đi đốt (chiếm 90% tổng lượng rác) còn một phần đem đi chôn tại bãi chôn lấp rác của thành phố (chiếm 10% tổng lượng rác).

a. Điểm tập kết rác

Tại điểm tập kết rác, rác được đổ trực tiếp xuống nền bê tông. Nước rỉ rác chảy tràn ra ngoài gây ô nhiễm và khiến cho nhiều ruồi muỗi xung quanh khu tập kết. Điểm tập kết được trang bị thô sơ, trời mưa to có thể bị ngập lụt trong nhà chứa do nền nhà chứa không cao.

Hình 1.10: Điểm tập kết rác tại nhà máy xử lý rác Thái Bình b. Hệ thống sàng quay và bãi tập kết rác 1,2,3

Hệ thống sàng quay đã được phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế:

- Công nhân phân loại chưa tốt vì chủ yếu phân loại thủ công. - Số công nhân phân loại ít, chỉ có 13 người chia làm 2 ca.

- Tuy được trang bị quần áo bảo hộ lao động 1 năm 2 bộ, khám sức khỏe định kỳ 1 năm/1 lần, được trang bị ủng và găng tay nhưng một số công nhân không tuân thủ theo đúng quy định trong khi làm việc.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị trong hệ thống phân loại đã cũ và gỉ sắt. - Bãi tậpkết1 và 2 nước rỉ rác chưa đượcthu gom đúng cách, nước vẫn chảy tràn lan ra ngoài. Tại bãi tập kết, hệ thống che nhà chưa đảm bảo, nếu mưa to thì nước mưa sẽ chảy và ngấm vào trong bãi chứa và chảy tràn ra sân.

Hình 1.12: Bãi tập kết 1 có 5 ngăn chứa rác

Hình 1.13: Bãi tập kết 2 có 5 ngăn chứa rác

Thực hiện được đến quy trình tách thành 2 thành phần là mùn thô tạp chất và mùn tinh. Giai đoạn ủ phân vi sinh không thực hiện được vì phân bón không đem lại năng suất cho cây trồng nên không được người dân mua nhiều.Mùn thô tạp chất và mùn tinh được một số ít người dân mua về để bón phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Hình 1.14: Rác và Mùn tinh ở bãi tập kết 3 c. Hệ thống lò đốt rác công nghiệp

Rác được vận chuyển qua hệ thống băng chuyền đi đến lò đốt rác.

Tính từ khi lò đốt rác số 1 được thành lập tới nay, nhà máy hiện tại có 3 lò đốt rác thải sinh hoạt với công suất:

- Lò 1 công suất 0,5 tấn/h, xây dựng năm 2003 - Lò 2 công suất 1 tấn/h, xây dựng năm 2006 - Lò 3 công suất 2 tấn/h, xây dựng năm 2012

Hiện tại 3 lò trên chưa tận dụng nhiệt cho mục đích tái sử dụng. Nước từ lò hơi được thu vào một bể rồi mang đi nơi khác xử lý.

Ống khói từ lò đốt rác Nước nóng từ lò đốt rác thoát ra Hình 1.15: Một số hình ảnh về lò đốt rác

Nhà máy hiện đang lắp đặt thêm lò đốt số 4 với công suất 4 tấn/h. Lò đốt 4 tấn theo dự định sẽ đi vào hoạt động vào quý II/2014 và hoạt động với hình thức bán tự động, chủ yếu điều khiển bằng máy móc, có sự hỗ trợ của con người. Lò đốt số 4 triển khai thực hiện sẽ tận dụng được nhiệt từ lò để sấy rác.

Ngoài ra còn tiếp nhận: - Bùn cống: 360 tấn/tháng

- Đất cát, xà bần 150-200 tấn/tháng - Rác công nghiệp: 10 tấn/tháng

- Rác xây dựng phế thải tồn đọng: 2.000m3

d. Vấn đề tồn tại khu vực xung quanh nhà máy xử lý rác

Nhà máy xử lý rác nằm cách nhà dân khoảng 200-300m nên gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Người dân hàng ngày phải ngửi mùi hôi thối của rác từ nhà máy. Nước rỉ rác chảy tràn lan làm ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác cũng như sức khỏe của người dân, đặc biệt là người dân phường Tiền Phong.

Diện tích đất canh tác nông nghiệp gần 2ha bị ô nhiễm nặng không thể cấy lúa được, hiện đã bị bỏ hoang.

1.4.2.2. Thực trạng bãi chôn lấp rác

a. Bãi chôn lấp rác của thành phố

Việc thiết kế xây dựng bãi chôn lấp không đảm bảo đúng quy định và tiêu chuẩn thiết kếxây dựng. Tường bao được xây chỉ mang tính chất tạm bợ. Không có hệ lót vải địa kỹ thuật, lượng nước rỉ rác bị rò rỉ ngấm ra xung quanh ảnh hưởng tới môi trường. Lượng nước rỉ rác chảy tràn lan ra hệ thống kênh mương quanh khu vực bãi rác, đặc biệt là hệ thống kênh. Hệ thống kênh này sẽ chảy ra hệ thống sông Bạch và sông Trà Lý. Hệ thống 2 sông này được dùng để cấp nước sinh hoạt cho thành phố. Hiện tại hệ thống kênh xung quanh bãi rác đang bị ô nhiễm nặng bởi bãi chôn lấp rác và hố thu nước thải từ hệ thống bể phốt của thành phố đổ vào.

Các bãi rác tập trung thường nằm ở phía cánh đồng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng khiến cho nhiều ruộng lúa xung quanh không thể cấy trồng được, lối vào bãi rác còn nhỏ khiến nhiều xe rác khó đi lại nhất là thời điểm trời mưa đường lầy lội. Rác thường đổ vào bãi rác một cách tự do không theo một quy định nào nên lượng rác trong bãi nhanh đầy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Bãi chôn lấp rác ở khu vực vùng ven thành phố

Lượng rác ở các bãi chôn lấp tương đối nhiều và địa điểm tương đối gần bãi rác của thành phố, không có một quy định thiết kế nào cho việc xây dựng bãi chôn lấp tập trung.

Rác được đổ tại bãi chôn lấp có nhiều mặt hạn chế sau: - Rác được đổ tràn lan ra cả lòng đường.

- Sẽ phát sinh lượng nước rỉ rác và tương đối lớn nếu trời mưa.

- Phát sinh mùi hôi thối đối với môi trường vì nó nằm trên trục đường đi lại. - Rác sẽ bay lung tung khi có gió to làm ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan khu vực.

1.4.2.3. Vấn đề tồn tại trong công tác xử lý CTR sinh hoạt thành phố

Từ kết quả đánh giá thực trạng các công trình xử lý CTR sinh hoạt thành phố Thái Bình, nhận thấy vấn đề còn tồn tại như sau:

- Dây chuyền công nghệ cũng như các trang thiết bị của nhà máy đã cũ và bị gỉ sắt đều xuống cấp nhanh.

- Đội ngũ công nhân phân loại rác còn ít.

- Nước rỉ rác tại các bãi tập kết 1, 2, 3 chưa được thu gom đúng cách gây ô nhiễm môi trường khu vực nhà máy và một phần rò rỉ ra bên ngoài làm ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác của người dân phường Tiền Phong.

- 6/9 xã vùng ven thành phố chủ yếu có bãi chôn lấp tập trung theo quy mô xã, tình trạng rác thải bừa bãi ven các trục đường đang diễn ra phổ biến hiện nay. Các bãi chôn lấp tập trung này chưa được vận hành theo đúng quy trình dẫn đến hiệu quả xử lý kém. Các bãi rác tập trung này còn gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh ảnh hưởng tới đất đai, hoa màu do lượng nước rỉ rác lan ra ngoài. Đây còn là

nguồn phát tán các chất ô nhiễm làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt và môi trường không khí làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, gây mất mỹ quan nông thôn.

Như vậy, để giải quyết được vấn đề tồn tại trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt cần phải xây dựng được mô hình xử lý rác thải cho phù hợp và có cơ chế quản lý vận hành mô hình nhằm phát huy được hiệu quả xử lý.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình (Trang 39)