Xuất nâng cao dây chuyền phân loại rác

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình (Trang 73)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.2. xuất nâng cao dây chuyền phân loại rác

Hiện nay việc phân loại rác tại nguồn ở các nước phát triển được thực hiện khá hiệu quả nhưng ở nước ta thì vẫn còn rất hạn chế. Trên thực tế, rác thải tổng hợp ở nước ta quá phức tạp, không chỉ đơn giản là rác thải sinh hoạt mà trong đó chứa hầu hết lượng rác thải y tế cùng với chất thải xây dựng và công nghiệp. Điều này khiến cho các dây chuyền, thiết bị xử lý rác dù chủ yếu được nhập từ nước ngoài khá hiện đại nhưng cũng không thể đáp ứng được yêu cầu của vấn đề phân loại rác và các nhà máy xử lý rác vẫn rất cần đến sự tham gia trực tiếp của công nhân để phân loại rác trước khi đưa vào xử lý. Và bên cạnh bài toán về chi phí, thời gian còn là vấn đề sức khỏe của nhân công trong môi trường độc hại. Nhà máy xử lý rác và sản xuất phân bón Thái Bình cũng không là ngoại lệ.

Do nhà máy được vận hành hơn 10 năm nay nên hệ thống dây chuyền, máy móc thiết bị đã bị xuống cấp, thêm nữa các máy móc này hoạt động trong môi trường độc hại nên bị ôxy hóa và ăn mòn rất nhanh. Công tác phân loại rác chưa đạt hiệu quả cao vì chủ yếu phân loại bằng tay thủ công.

Trước thực trạng như vậy, nhà máy cần có phương án nâng cấp hệ thống dây chuyền phân loại sơ cấp hiện đại, mới hơn và thân thiện với môi trường.

Sau đây là giải pháp nâng cao dây chuyền phân loại rácbằng công nghệ phân loại rác thải tự động gắn điều khiển từ xa giúp giải phóng sức lao động cho con người trong môi trường độc hại hay còn gọi là “máy phân loại rác thải” [22]. Thiết bị này được lập trình qua thiết bị số tự động, phân loại rác thành 7 nhóm phù hợp, mỗi nhóm đi qua một cửa riêng. Nhóm 1 là mùn hữu cơ dễ phân hủy có nguồn gốc động, thực vật; nhóm 2 là nilon màng mỏng và nhựa phế thải; nhóm 3 là rác thải mùn hữu cơ có nguồn gốc thực vật vụn; nhóm 4 là cát, sạn thủy tinh vụn; nhóm 5 là gạch đá, vật liệu thô không tái chế được; nhóm 6 là sắt thép kim loại màu và đen; nhóm 7 là rác thải cá biệt có kích thước lớn, khó phân hủy...

Đặc biệt là mỗi đầu ra đều được gắn camera theo dõi quá trình hoạt động của cả tổ hợp và được xử lý trên máy tính thông qua phòng điều hành. Để điều khiển hoạt động của cả một hệ thống chỉ cần có 2 công nhân, trong đó 1 công nhân điều

khiển và 1 công nhân nạp rác. Quá trình phân loại, xử lý đều được thực hiện trên dây chuyền khép kín nên kiểm soát được sự phân tán khí có mùi độc hại, vi khuẩn gây bệnh, loại bỏ nguy cơ nhiễm bệnh cho người lao động.

Máy được tích hợp trong mô đun có diện tích 20m2, điện năng sử dụng chỉ bằng 30%, thay thế 100% lao động sử dụng trong công đoạn phân loại rác bằng tay. Công nghệ cho phép giảm từ 70-85% thể tích chôn lấp so với các công nghệ hiện có, giảm thời gian phân hủy, nhờ đó tăng sản lượng và sớm thu hồi được khí gas, thu hồi mùn hữu cơ sinh học, giảm thời gian quay vòng hố chôn lấp hàng chục năm so với công nghệ hiện nay. Máy hoạt động với công suất 100-150 tấn rác/ngày phù hợp với lượng rác thải thu gom hàng ngày của thành phố.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)