Đánh giá thực trạng công tác thu gom

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình (Trang 30)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đánh giá thực trạng công tác thu gom

Để phục vụ công tác thu gom rác thải tại các xã, phường ở thành phố, công ty TNHH MTV Môi trường và côngtrình Đô thị đã bố trí các loại xe phục vụ thu gom và vận chuyển rác như sau: xe gom rác đẩy tay, xe cải tiến và xe ép rác.

Số lượng xe bao gồm:

Xe gom rác đẩy tay có 156 xe (52 xe/1 đội VSMT x 3 đội VSMT). Xe cải tiến có 3 xe và xe ép rác có 5 xe.

Hình 1.4: Xe thu gom rác đẩy tay dung tích 0,8m3

Các phương tiện thu gom của các xã vùng ven thuộc thành phố do các đội tự quản đảm nhiệm. Chính vì vậy phương tiện thu gom, vận chuyển rác tại các địa bàn trong thành phố chưa được nắm vững và quan tâm. Phương tiện thu gom còn nhiều hạn chế về thành phần, có những xã điều kiện môi trường được quan tâm thì xe chở rác cũng được nâng cấp lênthành xe cải tiến đẩy tay.

Bên cạnh đó, phương tiện thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt ở các xã còn chưa được đảm bảo yêu cầu vệ sinh, đặc biệt xe chở rác cũ, xe bị hỏng nhưng vẫn được nhân dân tận dụng để vận chuyển rác; xe cải tiến chưa đúng quy cách cũng được đưa vào sử dụng. Xe cũ nát, thùng xe thủng, nước rỉ rác rò rỉ ra ngoài trong quá trình vận chuyển, thành xe thấp, không có bạt che, rác thải đầy dẫn đến tình trạng rơi vãi rác ra ngoài gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là vấn đề môi trường cần quan tâm, khắc phục trong thời gian tới.

Ở một số xã thuộc thành phố, đường vào bãi rác tập trung còn lầy lội và chật hẹp. Điển hình là 9 xã vùng ven.

Hình 1.5: Đường vào bãi rác xã Đông Mỹ

Hình 1.6: Xe cải tiến chở rác vào bãi rác

Vì vậy, cần phải có sự khảo sát về địa hình, cơ sở hạ tầng giao thông, quãng đường vận chuyển để lựa chọn xe chở rác cho phù hợp.

1.4.1.2. Tình hình tổ chức thu gom CTR sinh hoạt thành phố Thái Bình

* Tình hình thu gom

Hiện nay, tình hình hoạt động thu gom CTR ở thành phố Thái Bình được cụ thể như sau:

- Với các hộ gia đình sống tại mặt đường thải rác ra đường, hè phố, gốc cây, cột điện. Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị Thái Bình bố trí nhân lực quét rác đường phố và thu gom các loại rác.

- Với các hộ gia đình sống trong ngõ, tại các tổ, thôn xóm được thu gom bởi lực lượng thu gom rác do các tổ, xã, phường bố trí và tập kết tại các bãi tập trung rác thải. Công ty cử lao động đến xúc và vận chuyển đến nơi quy định để xử lý với nội dung:

+ Công ty đảm nhận việc quét thu gom rác tại lòng đường, vỉa hè tại các tuyến phố, vận chuyển đến nơi xử lý. Kinh phí hoạt động của công ty lấy từ ngân sách tỉnh, thành phố.

+ Các phường tự tổ chức thu gom rác thải của các hộ gia đình tại các ngõ nhỏ, khu dân cư và vận chuyển đến điểm tập kết rác thải tập trung (thường gọi là bể rác). Công ty sẽ bố trí lực lượng để xúc rác từ các điểm tập kết rác lên phương tiện

vận chuyển, vận chuyển đến nơi xử lý. Kinh phí cho việc tổ chức thực hiện này của các xã phường được cân đối từ thu phí vệ sinh của các hộ dân.

Công tác thu gom tương đối tốt vì các xã, phường đều bầu ra các đội tự quản thu gom rác từ các hộ gia đình bằng xe đẩy tay, sau đó đưa lên xe đưa đến điểm tập kết hoặc bãi rác nổi đã quy định. Song do ý thức của người dân và do địa hình đường xá, do phương tiện và thiết bị thu gom còn hạn chế như thiếu xe đẩy tay, ngõ nhỏ xe lớn không vào được gây khó khăn cho khâu vận chuyển dẫn tới chi phí vận chuyển sẽ cao nên mức phí thu cho mỗi gia đình tăng, nhiều gia đình phản đối dẫn tới hiệu quả thu gom rác chưa cao.

Hình 1.7: Quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt thành phố Thái Bình

Theo sơ đồ trên cho thấy:

- CTR đường phố như: giấy, chai, lọ, vỏ trái cây,... được nhân viên vệ sinh môi trường quét hàng ngày vào các ca làm việc, đưa vào thùng thu gom, sau đó được vận chuyển bằng xe chuyên dùng đưa đến BCL của thành phố.

- CTR sinh hoạt ở các xã vùng ven thành phố được người dân để vào túi nilon hay thùng chứa rác gia đình. Sau đó rác được nhân viên vệ sinh môi trường của xã thu gom bằng xe thô sơ như xe kéo tay, xe phục chế phụ cho việc thu gom rác của xã đưa đến điểm tập trung. Tiếp đó đưa lên xe chuyên dùng của công ty

Rác sinh hoạt ở các khu vực dân cư xa đường Rác đường phố

Các cơ quan công sở trường học, bệnh viện, khu công nghiệp

Rác sinh hoạt ở các khu vực dân cư gần đường lớn

Rác thải ở các khu vực công cộng

Thu gom Thu gom thùng rác

Xe thô sơ của các tổ tự quản Điểm tập trung Xe nâng thùng Bãi rác thành phố Thái Bình

TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị Thái Bình đem đến BCL của thành phố để xử lý.

- CTR sinh hoạt ở các khu dân cư gần đường lớn: rác này được các hộ gia

đình bỏ vào túi nilon hay thùng chứa rác của gia đình đem đổ vào các thùng rác ở đường lớn, sau đó đến giờ quy định nhân viên của công ty sẽ đưa rác ở các thùng tập trung về một điểm rồi đưa lên xe chuyên dùng đưa đến BCL của thành phố.

- Chất thải ở các khu vực công cộng như công viên, khu vui chơi và rác thải tại các cơ quan, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp của thành phố được nhân viên môi trường tại các khu vực đó quét dọn hàng ngày, hót vào thùng chứa rác đưa thẳng lên xe chuyên dùng vận chuyển rác và đem đi chôn lấp ở bãi rác của thành phố. Do lượng rác ở bệnh viện ngày càng lớn (rác thải nguy hại) nên lượng rác này được thu gom riêng đem đi xử lý.

* Nhân lực huy động trong thu gom

Tổng số công nhân tham gia công tác vệ sinh môi trường công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị Thái Bình quét và thu gom rác là 125 người chia làm 3 đội (đội 1: 45 người; đội 2: 36 người; đội 3: 44 người). Số người này chỉ quét và thu gom rác tại 10 phường, không quét tại các xã. Trung bình số người thực hiện tại 1 phường là 13 người.

3 đội vệ sinh môi trường thu gom rác thực hiện như sau: - Quét rác đường phố bằng thủ công, thực hiện 363 ngày/năm.

- Quét, gom rác đường phố ban ngày bằng thủ công, thực hiện 363 ngày/năm.

- Duy trì dải phân cách bằng thủ công, thực hiện 26 lần/năm. - Tua vỉa hè dọn phế thải gốc cây, cột điện, thực hiện 12 lần/năm.

* Vị trí, địa điểm và khối lượng rác được thu gom tại thành phố Thái Bình

Số lượng địa điểm điểm tập kết rác thải và các hình thức thu gom rác được thể hiện ở bảng 1.8, 1.9, 1.10.

Bảng 1.8: Các điểm tập kết rác thải tập trung (có xây tường bao) Diện tích 100m2/bãi

TT Địa điểm Khoảng cách đếnNhà máy (km)

KL rác thời điểm nhiều nhất (tấn/ngày) KL rác Trung bình (tấn/ngày) 1 Xã Phú Xuân 2 8,1 5,4 2 5,4 1,35 2 Xã Đông Hòa 6 4,5 1,35 6 4,5 1,35 6 4,5 1,35 3 Xã Tân Bình 5 4,5 1,35 10 4,5 0,9 4 Xã Đông Thọ 10 2,7 1,35 5 Xã Vũ Lạc 10 5,4 1,35 6 Xã Vũ Chính 10 16,2 10,8 7 Phường Phú Khánh 5 13,5 8,1 8 Phường Trần Lãm 6 5,4 5,4 Tổng cộng 88 84,6 41,4

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị Thái Bình, 2014)

Bảng 1.9: Các điểm tập kết rác thải tập trung (không xây tường bao)

TT Địa điểm Khoảng cách đếnNhà máy (km)

KL rác thời điểm nhiều nhất (tấn/ngày) KL rác Trung bình (tấn/ngày)

1 Phường Quang Trung 5 13,5 8,1

2 Phường Tiền Phong

(Đường Quách Đình Bảo) 1 4,05 2,7

Tổng cộng 6 17,55 10,8

Bảng 1.10: Các điểm thu gom rác từ xe đẩy tay lên xe ép rác

TT Địa điểm Khoảng cách đến Nhà máy (km) KL rác thời điểm nhiều nhất (tấn/ngày) KL rác Trung bình (tấn/ngày) Ghi chú 1 Chợ Bo - Phố Trần Thái Tông 2 4,05 2,7 Đội vệ sinh 1 2 Cổng công ty - đường Quách Đình Bảo 1 2,7 2,7

3 Chân cầu Thái Bình 2,5 6,75 5,4

4 Điểm canh nước đê Trần

Quang Khải 3 4,05 2,7

5 Trường Minh Thành -

phố Lê Quý Đôn 2 4,05 2,7

6 May Việt Hồng - Phố Trần Thánh Tông 3 4,05 2,7 Đội vệ sinh 2 7 Điểm Thể thao - Phố Trần Thánh Tông 3 6,75 5,4 8 Bia ong - Phố Lý Thường Kiệt 4 4,05 2,7

9 Ngã tư Lê Đại Hành giao

Lê Quý Đôn 5 4,05 2,7

10 Đại học Y khoa - đường

Lý Thái Tổ 4 4,05 5,4

11 Cầu Quyết Tiến - Phố Lý

Bôn 2,5 6,75 8,1 Đội vệ sinh 3 12 Nhà văn hóa CNLĐ - Phố Lê Lợi 2 4,05 5,4 13 CA giao thông - phố Phạm Thế Hiển 3 4,05 5,4

14 Cây xăng Quang Trung -

đường Kỳ Đồng 3,5 4,05 5,4

Tổng cộng 40,5 63,45 59,4

* Quy trình thu gom rác

- Quét, gom rác đường phố bằng thủ công, vận chuyển rác thải bằng xe ép rác đến nơi quy định để xử lý.

- Xúc, gom rác tại các điểm tập kết rác thải tập trung lên phương tiện vận chuyển, vận chuyển đến nơi quy định để xử lý.

- Xúc rác phế thải xây dựng tại đường, hè phố lên ô tô tự đổ 5 tấn bằng thủ công, vận chuyển đến nơi quy định để xử lý.

- Quét rác đường phố bằng cơ giới (thực hiện trong phạm vi 22,75 km - đường có đủ điều kiện về bề rộng lòng đường để xe quét rác lưu thông được).

1.4.1.3. Vấn đề tồn tại trong công tác thu gom CTR sinh hoạt thành phố Thái Bình

a. Vấn đề tồn tại trong công tác thu gom CTR sinh hoạt thành phố Thái Bình

* Thu gom tại khu vực nội thành của thành phố

Công tác thu gom gần như cũng đã được quan tâm hơn. Hàng ngày vẫn có tổ thu gom đến thu gom rác tại từng phường. Phương tiện thu gom chủ yếu là xe đẩy tay thủ công. Xe đẩy tay được chở đến bãi tập kết rác. Các điểm tập kết rác chưa tuân thủ đúng quy định, vẫn đổ tràn lan ra đường.

Hình 1.8: Một điểm tập kết rác tại TP.Thái Bình ngay chân cầu Thái Bình

* Thu gom tại các xã vùng ven thành phố

- Phương tiện thu gom còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Nhiều phương tiện cũ không đảm bảo tiêu chuẩn, không phù hợp với tuyến đường thu gom và đường vào trong bãi rác, do một số đường vào còn nhỏ, hẹp.

- Các xóm của nhiều xã vẫn chưa thành lập tổ thu gom dẫn đến tình trạng rác thải đổ bừa bãi ven đường, rác nổi trên sông, mương máng thủy lợi gây ách tắc dòng chảy, phát tán chất thải gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng tới đời sống người dân.

- Hoạt động thu gom chưa liên tục, hay bị gián đoạn.

- Lượng rác được thu gom từ xe đẩy tay lên xe ép rác hầu như được thu gom trong ngày nên hạn chế được vấn đề ô nhiễm. Tuy nhiên tại một sốđiểm, một số xe rác đẩy tay nhiều lúc không được đưa lên xe ép rác trong ngày vì xe ép rác đến muộn, do vậycần phải tuân thủ theo đúng thời gian quy định.

- Rác tại điểm thu gom vẫn chưa được thu gom hết.

b. Vấn đềtồn tại trong công tác thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt tại thành phố Thái Bình

* Đối với khu vực nội thành của thành phố

Do trong khu vực các phường có nhiều ngõ hẻm nên việc thu gom rác tận nhà khá khó khăn, vì thế rác hầu như tập trung ở các ngõ to và đường lớn. Gây ra việc mất mỹ quan và ô nhiễm tại các điểm để rác, ruồi muỗi và nước rỉ rác phát sinh trong khu vực.Có những nhà do ngại mang rác ra điểm để đổ rác dẫn đến tình trạng rác để mấy ngày trong ngách gây mùi hôi thối, sau đó mới đem đi đổ.

* Đối với khu vực các xã vùng ven của thành phố

- Các xã vùng ven thành phố do cách trung tâm thành phố khá xa nên việc vận chuyển rác và sự quan tâm của cơ quan quản lý còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc thu gom hầu như mang tính tự phát và phong trào môi trường của từng xã.

- Do sự đầu tư kinh phí còn nhiều hạn chế nên phương tiện thu gom chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Ngân sách nhà nước mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ cơ sở vật

chất. Hỗ trợ, phân bổ kinh phí còn chưa đồng đều giữa các xã, phường, còn mang ý chí chủ quan của người quản lý.

- Do ở các thôn, xóm chưa có điểm đổ rác tập trung nên tổ thu gom không được thành lập, người dân đổ rác tự phát mà không bị quản lý. Do sự khác nhau trong quy mô bãi chôn lấp dẫn đến sự khác nhau trong quy mô, hình thức thu gom.

- Do thiếu sự quan tâm của cơ quan quản lý đối với lĩnh vực môi trường, có UBND xã quan tâm, sâu sát đến vấn đề môi trường của địa phương nhưng có những xã lĩnh vực môi trường bị bỏ ngỏ.

- Tiền lương của công nhân còn thấp nên công nhân thu gom chưa nhiệt tình với công việc, tình trạng công nhân bỏ việc, bỏ làmxảy ra thường xuyên ở các xã.

Để giải quyết vướng mắc trên, thành phố Thái Bình cần phải xây dựng được mô hình thu gom rác thải ở các phường và các xã cho phù hợp, khắc phục được vấn đề tồn tại thì mới mang lại được hiệu quả cao trong công tác thu gom. Đồng thời phải lên kế hoạch cụ thể như: lịch trình thu gom cụ thể cho từng xã, phường; lựa chọn tuyến thu gom sao cho hợp lý, thuận tiện nhất; tăng cường nhân lực thu gom và cơ chế quản lý mô hình, đồng thời có biện pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy mô hình hoạt động hiệu quả.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)