Thực trạng phân loại CTR tại thành phố Thái Bình

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình (Trang 27)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.3.Thực trạng phân loại CTR tại thành phố Thái Bình

1.3.3.1. Phân loại rác tại nguồn

Ở thành phố Thái Bình hầu hết rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn, chỉ có một số loại rác thải có khả năng tái chế như giấy vụn, nhựa phế liệu,

kim loại, thủy tinh,... được người dân phân loại ra và tận dụng để bán cho người thu gom phế liệu.

Phân loại rác tại nguồn chưa được người dân triển khai thực hiện hoặc thực hiện vẫn còn sơ sài và mang tính tự phát với mục đích tận dụng rác thải có khả năng tái chế. Ngoài rác thải có khả năng tái chế, tất cả các thành phần rác thải sinh hoạt khác thường được các hộ gia đình bỏ chung vào túi nilon rồi thải ra môi trường. Khối lượng rác thải thu gom, xử lý lớn; đòi hỏi chi phí chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tăng.

Tuy vậy, việc phân loại chủ yếu là do những người đi nhặt rác phân loại. Chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn là do:

- Người dân chưa được hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác tại nguồn. Công tác vệ sinh môi trường của tỉnh, thành phố mới chỉ tuyên truyền khuyến khích nhân dân tự phân loại rác tại nguồn mà chưa đưa ra lộ trình cụ thể để thực hiện công việc này.

- Việc áp dụng phương pháp xử lý rác thải hữu cơ như ủ phân compost, làm hầm biogas còn nhiều hạn chế; chủ yếu là các xã thuộc thành phố mới thực hiện được còn trong khu vực nội thành đều mang đi chôn lấp hết. Tuy chi phí xây dựng cho bể ủ phân compost và hầm biogas này không lớn, yêu cầu khoảng cách từ nhà dân tới bể và hầm có khoảng cách nhất định và nhiều lúc còn gây mùi nên số gia đình áp dụng còn rất ít.

Phân loại rác tại nguồn là mộtviệc làm hết sức có ý nghĩa trong việc xử lý, tái chế rác thải, góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải.

1.3.3.2. Phân loại rác tại bãi chôn lấp

Việc phân loại rác tại khu vực bãi chôn lấp của thành phố Thái Bình được chia làm 2 khu vực:

a. Phân loại rác tại các bãi chôn lấp thuộc 9 xã vùng ven thành phố

Ngoài bãi chôn lấp (BCL) rác của thành phố còn có 6/9 xã vùng ven thuộc thành phố có bãi chôn lấp ráctập trung.

Việc vận chuyển rác thải về bãi của các xã thuộc thành phố được đổ thẳng xuống hố chôn lấp mà không được phân loại rác dẫn đến hố chôn lấp nhanh đầy,

tuổi thọ BCL giảm, chi phí cho xử lý rác thải tăng. Nguyên nhân của việc chưa phân loại rác này là do:

- Rác thải không được phân loại tại nguồn, rác từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học,... với đủ các loại thành phần rác được để chung trong cùng một túi nilon nên rất khó khăn cho người phân loại.

- Tần suất thu gom rác của các xã trung bình 2 lần/tuần nên khi rác được thu gom, vận chuyển đến bãi rác, rác thải hữu cơ đã bị phân hủy một phần tạo mùi hôi thối, vì vậy không thể tiến hành phân loại được.

- Tiền lương trả cho người thu gom thấp. Cụ thể với hai hình thức là 3.000 đồng/1 người hoặc 7.000 đồng/hộ.tháng như hiện naychỉ đủ để trả công thu gom, vận chuyển rác. Phân loại rác là công việc độc hại, với tiền lương thấp như vậy sẽ không đáp ứng được nhu cầu.

- Hiện tại các bãi rác này không thiết kế khu phân loại rác mà chỉ là bãi trống để tập trung rác.

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các xã sẽ ngày càng tăng nếu không được phân loại, sẽ tạo sức ép lên môi trường và sức ép cho bãi chôn lấp.

b. Phân loại rác thảitại bãi chôn lấp của thành phố

Rác được vận chuyển đến bãi rác của nhà máy bằng xe ép rác và được phân loại trên sàng quay. Tại hệ thống sàng quay nàynhững loại rác to sẽ đi lên trên mặt sàng và những loại rác hạt nhỏ mịn sẽ đi xuống dưới sàng (được chuyển sang làm phân bón).

Rác to được vận chuyển lên trên mặt sàng sẽ được đội ngũ công nhân phân loại tại sàng:

- Những loại rác có thể tái chế, thu gom đem bán được. - Những loại rác có thể đem đi đốt được.

- Phần còn lại đem đi chôn.

1.3.3.3. Đánh giá thực trạng phân loại CTR sinh hoạt ở thành phố Thái Bình

- Chất thải rắn (CTR) tại thành phố Thái Bình gia tăng nhanh chóng về lượng, thành phần ngày càng phức tạp và vẫn chưa được phân loại tại nguồn, gây khó khăn

cho công tác xử lý. Việcphân loại chất thải rắn tại nguồn còn nhiều bất cập như sau khi người dân phân loại, CTR lại bị đổ chung vào cùng một xe vận chuyển.

- Các bãi chôn lấp tại các xã vùng ven thành phố thiết kế không đạt đúng tiêu chuẩn cho phép, rác đưa đến không được phân loại mà chất thành đống rồi san ủi chứ không theo ô chôn lấp, khiến cho công việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại bãi chôn lấp gặp nhiều khó khăn gây nên hiện tượng rác quá tải và mọc lên những bãi rác nổi ven đường mà không được sự đồng ý của nhà nước.

- Trong quá trình phân loại rác tại nhà máy, rác chưa được phân loại một cách triệt để nên khi đem đi chôn lấp còn lẫn nhiều tạp chất khó phân hủy hoặc các tạp chất xúc tác với nhau tạo ra chất thải độc hại gây ảnh hưởng tới môi trường.

- Ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh chung còn chưa cao cho nên rác thải không đổ vào thùng hay nơi quy định mà thường vứt bừa bãi ra môi trường xung quanh, xuống ao, hồ, cống rãnh hay đổ ngay trên đường phố không chỉ gây nên sự chậm trễ cho quá trình thu gom của công nhân vệ sinh môi trường mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân đô thị. Tình trạng đổ rác bừa bãi vẫn còn ở nhiều tuyến phố. Chất thải xây dựng vẫn đổ trên các khu đất trống, ven đường,... Rác thường xuyên ứ đọng tại các khu vực nội thành nhất là vào các ngày lễ tết khi lượng rác thải tăng lên rất nhiều. Ở một số khu vực công cộng như chợ, rác thải được thu gom thành đống nhưng chưa được chuyển đi ngay, vừa gâymất vệ sinh vừa gây mất mỹ quan thành phố.

- Kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiền lương chi trả cho người thu gom thấp không đảm bảo cuộc sống hàng ngày và không đáp ứng được nhu cầu công việc.

- Nguồn nhân lực tham gia bảo vệ môi trường còn thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn thấp không đáp ứng được nhu cầu bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình (Trang 27)