4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.2. Bố trí lỗ thoát khí cho hệ thống đóng bãi chôn lấp rác thải
Phương pháp thu khí đặt ống phun thẳng là khoan các giếng vào CTR đã được chôn lấp sâu tối thiểu là 1m, có thể khoan sâu tới lớp lót đáy. Nếu CTR đã đóng kết thành một khối vững chắc có thể đặt trực tiếp ống thu khí gas vào giếng bằng ống nhựa PVC đường kính tối thiểu là 50mm.
Xung quanh ống là các tầng đá lọc đảm bảo độ rỗng để thu được tối đa lượng khí gas tạo thành, ngoài ra còn tạo đủ không khícần thiết để chống lại việc rò rỉ khí. Để
khí đi vào ống nhựa được dễ dàng khoan lỗ xung quanh ống nhựa khoảng cách là 15cm. Khi CTR kết thành khối không vững chắc thì phải đóng các ống thép được khoan lỗ xung quanh vào giếng khoan. Ống thép phải có đườngkính lớn hơn ống nhựa.
Giếng thu hồi khí đứng gồm một ống thu khí có đường kính 150 mm (thường dùng ống PVC hoặc ống PE) đặt trong một lỗ khoan có kích thước 460-920 mm. Một phần ba đến một phần hai bên dưới của ống thu khí được đục lỗ và được đặt trong đất hay CTR. Khoảng cách giữa các giếng được xác định dựa vào bán kính thu hồi khí. Không giống như giếng nước, bán kính thu hồi của giếng đứng có dạng hình cầu. Tỷ lệ thu hồi khí quá dư có thể làm cho không khí xâm nhập vào khối CTR từ lớp đất bên cạnh. Để ngăn cản sự xâm nhập của không khí tốc độ thu hồi khí của mỗi giếng phải được kiểm soát một cách cẩn thận, do đó các giếng thu hồi khí được gắn với các lỗ thông hơi và các van kiểm soát dòng khí. Hệ thống thu gom khí được bố trí thành mạng lưới tam giác đều, khoảng cách giữa các giếng thu khí gas theo quy định của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD là từ 70-100m.
Ống thu gom khí rác
50-60m 50-60m 50-60m 50-60m 50-60m
50-60m
1. Đất sét 3. Ống thoát khí
2. Bãi chôn lấp 4. Lớp HDPE chống thấm
Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống thoát khí rác
Do khu vực xử lý rác thải sinh hoạt thành phố Thái Bình hình thứchoạt động chủ yếu là lò đốt rác thải sinh hoạt. Nên lượng rác cuối cùng đem chôn chủ yếu là cặn trong lò đốt và các rác thải không thể đem đốt được. Chính vì thế lượng khí phát sinh trong bãi chôn lấp không lớn lắm. Nhưng do quá trình phân loại không đảm bảo đạt tiêu chuẩn nên việc thiết kê hệ thống ông thông khí cho bãi chôn lấp nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho khu vực bãi chôn lấp:
Khí bãi rác là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất có trong BCL. Khi chôn rác xảy ra đồng thời và kết hợp giữa các phản ứng:
- Phản ứng phân hủy chất hữu cơ bằng vi sinh vật đầu tiên là hiếu khí tạo CO2, sau đó là quá trình yếm khí tạo ra CH4, CO2 , H2S….
- Các biến đổi vật lý như sự khuếch tán khí vào bãi rác vào không khí và vào nước rác, di chuyển nước rác vào nước ngầm,nước mặt, đất…
- Các phản ứng hóa học không kiểm soát được như phản ứng hòa tan, bốc hơi, hóa hơi, hấp thụ….