Nguồn gốc phát sinh và phân bố

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình (Trang 25)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Nguồn gốc phát sinh và phân bố

1.3.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn tại thành phố Thái Bình được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

Hình 1.3: Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải rắn ở thành phố Thái Bình

Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ - thương mại.

Trong lượng lớn rác thải sinh hoạt này, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế tái sử dụng, còn phần lớn phải hủy bỏ hoặc phảiqua một quá trình chế biến phứctạp mới có thể tái sử dụng.

Nông nghiệp, hoạt động xử

lý rác thải

Chất thải

Nơi vui chơi, giải trí Bệnh viện, cơ sở y tế Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp Nhà dân, khu dân cư. Chợ, bến xe Giao thông, xây dựng. Cơ quan trường học

- Chất thải từ hoạt động xây dựng: chất thải phát sinh từ quá trình thi công công trình xây dựng dân dụng, công trình phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi. Rác thải xây dựng như đất đá, gạch vỡ đổ ra bãi chôn lấp.

- Chất thải từ đường phố, ngõ xóm: Phần lớn rác thải ở đường phố, ngõ xóm là

do các khu dân cư sống ven các trục đường đổ thải bừa bãi hoặc do người dân thiếu ý thức khi đi chợ sớm, đi làm tiện thể mang rác vứt ven đường. Đây là nguồn thải khó kiểm soát do tính chất lưu động, không cố định của nguồn thải.

- Chất thải từ các khu, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp: chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ sản xuất công nghiệp bao gồm chất thải công nghiệp không nguy hại, chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn sinh hoạt của công nhân làm việc trong các nhà máy.

- Chất thải từ các chợ: chất thải phát sinh từ các hoạt động buôn bán hàng ngày ở các chợ trong thành phố, bao gồm cả các chợ tạm được thu gom đưa về nhà máy.

- Chất thải y tế: chất thải từ các bệnh viện và trung tâm y tế hay còn gọi là rác thải nguy hại được thu gom riêng và đưa đi xử lý ở nơi khác, không đưa về nhà máy xử lý. Nhà máy chỉ xử lý rác thải sinh hoạt của bệnh nhân.

1.3.1.2. Tổng lượng CTR khu vực nội thành thành phố Thái Bình

Theo thống kê số lượng và lượng chất thải rắn thu gom, xử lý trên địa bàn thành phố Thái Bình năm 2012 theo tài liệu [9]ta có bảng thống kê sau:

Bảng 1.7: Tổng lượng chất thải rắn khu vực nội thành thành phố Thái Bình

TT Danh mục Tổng lượng CTR phát sinh trên địa bàn thành phố (tấn/ năm) Tổng lượng CTR được thu gom, xử lý (tấn/năm) Tỷ lệ CTR được thu gom, xử lý (%) Ghi chú I Chất thải rắn 323.750 309.340 95,55 Bình quân xử lý 847,51 tấn /ngày

1 Chấtthải sinh hoạt 47.000 46.000 97,87 Bình quân xử lý 126,03 tấn /ngày 2 Chấtthải công nghiệp 3.000 2.000 66,67 Bình quân xử lý

5,48 tấn /ngày 3 Chấtthải xây dựng 273.750 261.340 95,47 Bình quân xử lý

716,0 tấn /ngày 3.1 Phế thải do phá dỡ

công trình xây dựng 146.000 138.700 95,00 Bình quân xử lý 380 tấn /ngày

3.2 Đất đào móng, nạo

vét cống rãnh 127.750 122.640 96,00 Bình quân xử lý 336 tấn /ngày

(Nguồn: [9])

Theo số liệu thống kê cho thấy lượng rác thải phát sinh tại các công trình tương đối lớn, tỷ lệ thu gom cũng khá cao, chỉ riêng về rác thải công nghiệp thì tỷ lệ thu gom là thấp nhất. Việc thu gom rác tạicác công trình công cộng cũng chưa được đẩy mạnh. Tỷ lệ CTR khu vực nội thành được xử lý 10% khối lượng rác thải sau khi thu gom. Tuy nhiên chủ yếu là vận chuyển bằng phương tiện cơ giới và công nghệ xử lý chính là chôn lấp chưa được phân loại và xử lý bằng công nghệ cao.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Thái Bình (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)