Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: „„Văn hóa của các dân tộc khác cần phải nghiên cứu toàn diện, chỉ có trong trường hợp đó mới có thể tiếp thu được nhiều hơn cho văn hóa của mình‟‟. Người cho rằng, „„cái gì tốt của Đông hay
Tây phương thì ta phải học lấy để làm giầu cho nền văn hóa Việt Nam‟‟ [2, tr.349]. Theo Người, „„Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt thì ta học lấy để tạo ra nền văn hóa Việt Nam; nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay‟‟ để từ đó, „„trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam‟‟, „„lột cho hết tinh thần dân tộc‟‟ [Trích theo: 1, tr.6]
Tại Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra chiến lược phát triển văn hóa, xã hội của đất nước, đó là “Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là một động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế... Khuyến khích tự do sáng tạo trong hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, có sức lan tỏa lớn, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc” [19, tr.126].
Tất nhiên, không phải cái gì thuộc về truyền thống cũng đều tốt đẹp. Vì vậy, đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh có mặt tích cực là phá bỏ những tập tục lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của con người. Thực trạng này đã được nhận định: „„tinh thần cộng đồng làng xã dẫn đến tâm lý phủ định cá nhân, san bằng cá tính, dẫn đến chủ nghĩa bình quân, địa phương, bè phái, cục bộ. Chủ nghĩa tình cảm dẫn đến thiếu duy lý, không lôgíc, thiếu khách quan, thiếu tinh thần pháp luật, không tôn trọng quy luật khách quan. Đánh giá cao giá trị tinh thần mà coi nhẹ yếu tố vật chất dẫn đến duy tâm, duy ý chí… Cần cù, chịu đựng dẫn đến tư duy kém kỹ thuật, không năng động, chậm đổi mới…‟‟ [64, tr. 270 - 271].
Chẳng hạn, ở nước ta hiện nay, ở nơi này hay nơi khác vẫn còn tồn tại những hủ tục trong ma chay, cưới hỏi, lễ tết… gây ra sự lãng phí, tốn kém tiền của. „„Sự thái quá thường thể hiện trong những bữa cỗ ngày giỗ, tết thường kéo dài hai ngày, thức ăn thừa mứa. Nào là thịt trâu, bò, lợn,… những bánh trái làm bằng hoa quả, đường, bột và mỡ lợn‟‟, đến mức
„„nhiều nhà giầu có đã khuynh gia bại sản để chi tiêu cho việc mồ mả, cúng tế, luôn luôn kèm theo những bữa tiệc tốn kém…‟‟ [56, tr. 45]. Có thể nói, đối với những tập tục lạc hậu, thì đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh có ý nghĩa trong việc thúc đẩy, khuyến khích con người dám vượt qua dư luận của làng xã, địa phương để loại bỏ chúng và sáng tạo ra những giá trị mới phù hợp hơn với thời đại.
Nhưng ngược lại, có những giá trị truyền thống vô cùng tốt đẹp mà chúng ta không thể phủ nhận. Trên phương diện này, nếu sự lựa chọn của cá nhân trên cơ sở tự do không thật sự gắn với trách nhiệm có thể sẽ làm ảnh hưởng tới cộng đồng xã hội. Đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh mới chỉ khuyến khích con người sáng tạo ra các giá trị mới, mà không thấy hết ý nghĩa và sức mạnh tiềm tàng của các giá trị truyền thống, của lịch sử. Ý nghĩa ở đây là, với những chuẩn mực, tập tục cổ hủ, lạc hậu thì chúng ta cần mạnh dạn xóa bỏ để sáng tạo ra các giá trị mới - điều mà đạo đức học hiện sinh khuyến khích. Một khi quyết định lựa chọn của cá nhân tạo ra giá trị phù hợp với chuẩn mực xã hội, với phong tục tập quán và truyền thống của dân tộc thì khi đó đạo đức học hiện sinh sẽ mang giá trị tích cực: Trong hành vi này, chuẩn mực đạo đức cá nhân không đi ngược chuẩn mực đạo đức xã hội; đồng thời, con người phát huy được tính năng động, sáng tạo trong hoạt động của mình. Song, đối với những truyền thống có giá trị thì chúng ta phải kế thừa, phát huy. Đương nhiên, việc kế thừa cũng cần bao hàm trong đó sự biến đổi và nâng cao cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới.
Như chúng ta đã biết, triết học hiện sinh luôn đề cao vai trò cá nhân. Các nhà hiện sinh cho rằng, thiện, ác là do chính con người tạo ra thông qua sự tự do lựa chọn và quyết định của chính mỗi cá nhân. Quả thực, mỗi cá nhân là một viên gạch để xây lên tòa nhà xã hội; vì vậy, cá nhân đóng vai trò
rất quan trọng trong sự phát triển xã hội nhưng điều đó không có nghĩa là đặt cái tôi cá nhân cực đoan lên trên hết mà quên đi chuẩn mực xã hội, những giá trị truyền thống của dân tộc.
Tiêu chuẩn của đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh là tuân theo nguyên tắc của cá nhân, cá nhân có thể thay đổi nguyên tắc này mà không phụ thuộc vào quá khứ, sự thay đổi này hoàn toàn do nguyên nhân bên trong chứ không phải do áp lực từ bên ngoài. Quan niệm đạo đức học này mang tính chủ quan, không chú ý đến tiêu chí xã hội của các giá trị luân lý và các giá trị nói chung, xóa nhòa ranh giới giữa cái thiện và cái ác, tạo cơ sở lý luận cho chủ nghĩa phi đạo đức [xem: 36, tr.185]
Đạo đức học quan tâm tới cách mà trong đó con người nghĩ về hành vi của riêng cá nhân họ, cố gắng giải quyết các vấn đề của mình và thích nghi mình với những người khác trong xã hội. Nhưng sự tin tưởng, lựa chọn dựa trên các quy tắc hay nguyên tắc chung đều bị đạo đức học hiện sinh coi là phủ nhận tự do. Luật chung duy nhất cho đạo đức học hiện sinh là tránh các luật chung. Ở đây, chuẩn mực đạo đức xã hội không được chấp nhận, ngoại trừ nguyên tắc đạo đức cá nhân.
Có thể nói, sự tự do lựa chọn của con người theo đạo đức học hiện sinh mới chỉ liên quan đến sự lựa chọn “dự phóng”, tức là sự lựa chọn theo nguyện vọng của mỗi cá nhân. Vì vậy, một khi sự tự do lựa chọn của mỗi cá nhân không phù hợp với lợi ích chung của xã hội, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, thì có thể xuất hiện nguy cơ của các trào lưu lệch chuẩn, đối nghịch với các giá trị chung của xã hội và các giá trị truyền thống của dân tộc. Theo chúng tôi, giá trị cá nhân không thể tách rời khỏi giá trị xã hội. Tinh thần trách nhiệm xã hội là đỉnh cao của giá trị bản thân: Bởi lẽ, qua sự cống hiến và đóng góp, mỗi cá nhân tự thể hiện, đồng thời tự khẳng định mình. Điều này được cộng đồng xã hội ghi nhận.
Đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh đã quá nhấn mạnh tính năng động, tính sáng tạo, tự chủ của con người đến mức rơi vào chủ quan thái quá. Đạo đức học hiện sinh đã tách con người ra khỏi môi trường xã hội, đã không đúng khi phủ nhận tính quy định khách quan đối với hành vi của con người. Đồng thời, nó cũng không thấy hết ý nghĩa khách quan của những giá trị đạo đức mà nhân loại đã trải qua hàng ngàn năm nay vun đắp và xây dựng, quên đi những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì quá đề cao vai trò của cá nhân con người. Thực tế cho thấy, quá khứ không hẳn là cái gì đó đã “cứng đờ, đông đặc, sám sịt và bất động”. Đối với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc được hình thành, kiểm chứng và khẳng định trong suốt chiều dài lịch sử, con người không những không được phủ nhận, mà còn cần phải có trách nhiệm giữ gìn, kế thừa và phát huy trong bối cảnh mới.
Mặc dù có ít nhiều đề cập đến trách nhiệm của mỗi người trước những người khác, trước tha nhân; song, về cơ bản, đạo đức học hiện sinh chưa thực sự quan tâm đúng mức đến sự liên quan giữa trách nhiệm của cá nhân với các giá trị đạo đức chuẩn mực của xã hội, với những đặc thù văn hóa của môi trường xã hội và với những yếu tố khách quan với tính cách nền tảng của chúng.
Lịch sử tư tưởng nhân loại cho thấy, sự ra đời, phát triển của các tư tưởng không phải diễn ra trên mảnh đất trống không, mà bao giờ cũng là sự kế thừa có chọn lọc lịch sử đi trước. Tuy nhiên, do đề cao một cách thái quá vai trò của cá nhân cũng như quá nhấn mạnh tính tự quyết của cá nhân, không coi trọng tính quy định khách quan, bên ngoài đối với mỗi cá nhân con người, nên đạo đức học hiện sinh đã có hạn chế, thậm chí là sai lầm khi không xem xét và đánh giá đúng vai trò của việc kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc – những giá trị đã được vun đắp, xây dựng qua hàng ngàn năm lịch sử và làm nên cốt cách, tinh thần của một quốc gia, dân tộc.
Từ hạn chế này của đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh, chúng ta có thể rút ra bài học trong việc giáo dục những giá trị truyền thống của dân tộc, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.
Trong hệ giá trị của dân tộc Việt Nam, giá trị truyền thống “chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất qua các thời đại lịch sử khác nhau của dân tộc để làm nên bản sắc riêng. Nó được truyền lại cho các thế hệ sau và cùng với thời gian, cùng với sự tiến triển của lịch sử sẽ được bổ sung bằng các giá trị mới” [10, tr.11]. Truyền thống được đánh giá là: “tạo ra sự tiếp nối từ thời cổ đại đến xã hội công dân hiện nay. Truyền thống giúp chúng ta tìm đến với căn nguyên từ quá khứ với tư cách là sự thể nghiệm hiện hữu mang tính cá nhân, tự do và đầy trách nhiệm và thậm chí với tư cách là ngọn nguồn thiêng liêng, và hơn thế nữa nó chỉ cho chúng ta con đường tiến tới mục đích thiêng liêng, con đường chân chính. Đây chính là cái đích sâu xa và là động lực cho cuộc sống. Vì vậy, nó chính là điểm tựa trong cuộc sống của một dân tộc. Nó hiện thực hóa chính bản thân dân tộc đó và nó đảm bảo lợi ích của chính họ và các thế hệ kế tiếp. Vì vậy, truyền thống rất quan trọng và phải được bảo vệ, phát huy hơn nữa. Truyền thống là mảnh đất nuôi dưỡng niềm hy vọng cho con người và khi được nuôi dưỡng trong mạch nguồn văn hóa, văn minh, truyền thống mới đủ sức mạnh bảo vệ và thúc đẩy cuộc sống cũng như củng cố mối liên hệ giữa các dân tộc” [63, tr.211].
Tuy nhiên, đáng tiếc là, hiện nay, một bộ phận thanh niên ở nước ta, thay vì tự hào với những giá trị nhân văn mà ông cha đã tạo dựng và bồi đắp từ đời này sang đời khác, lại có biểu hiện quay lưng, thờ ơ với quá khứ, với lịch sử và truyền thống của dân tộc. Những giá trị truyền thống tốt đẹp góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc, như tình thương yêu con người, đoàn kết, đề cao giá trị cộng đồng, cần cù, tiết kiệm… bị nhiều người nhìn nhận như những gì đã lỗi thời, xưa cũ, không còn hợp với thời đại, không cần thiết cho cuộc sống hiện tại của họ. Nhiều người xem thường, xa rời những giá trị
truyền thống; họ không biết rằng chính những giá trị ấy đã làm nên cốt cách, tinh thần, sức mạnh dân tộc và bản sắc văn hóa Việt. Tầng lớp trẻ hiện nay, mặc dù họ có thể năng động, tháo vát, giỏi chuyên môn…, nhưng hiếm khi bắt gặp họ dừng xe trên đường giúp người bị nạn, nhường chỗ cho người già hay trẻ nhỏ… Họ có thể thuộc lòng tên các cầu thủ bóng đá, biết nhiều bài hát, ca sĩ nước ngoài…, nhưng lại không biết đến những bài dân ca trữ tình mà một thời mẹ hát ru đưa con vào giấc ngủ, không cảm thấy rung động trước các môn nghệ thuật truyền thống.
Đặc biệt, nghiêm trọng hơn, không ít người trong giới trẻ ngày nay thiếu hụt những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc. Họ không biết đến truyền thuyết về Âu Cơ, Lạc Long Quân; không biết đến những danh nhân văn hóa,... Kết quả của một cuộc điều tra xã hội học cho thấy, có 39% số người được hỏi không biết về Vua Hùng; 64% không biết Trương Công Định là ai; 71,4% trả lời sai về Lương Thế Vinh và 50,4% không biết chút nào về Chu Văn An [5, tr.2]. Có thể nói, đây là một sự thiếu hụt tri thức đáng báo động không chỉ với các nhà giáo dục, mà với tất cả những ai có lương tri và trách nhiệm với sự tồn vong, hưng thịnh của dân tộc trong tương lai.
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã nói: “Trong khi chăm lo phát triển kinh tế, coi đó là nhiệm vụ trung tâm, chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, động lực tạo ra sự phồn vinh và phát triển lâu bền của quốc gia không chỉ đơn thuần là vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến và tài nguyên thiên nhiên giầu có, mặc dù điều đó là quan trọng, mà chủ yếu là do trí tuệ của con người, do khả năng sáng tạo của toàn dân được hình thành từ truyền thống văn hóa Việt Nam. Đó là kho tri thức, tâm hồn, đạo lý, tính cách, lối sống… của từng người và của cả cộng đồng dân tộc…” [trích theo: 11, tr.49].
Như vậy, kế thừa các giá trị truyền thống kết hợp với tiếp thu các yếu tố hợp lý, tích cực của nền văn hóa nhân loại là việc làm cần thiết trong bối cảnh hội nhập ngày nay. Những giá trị như yêu nước, thương người, nhân ái,
cần cù, yêu lao động… là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Chính những giá trị này đã tạo nên lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Bởi thế, mỗi dân tộc, trong đó có Việt Nam, cần giữ gìn, chắt lọc, kế thừa, bổ sung và phát triển để giá trị truyền thống trở thành sức mạnh nội sinh, trở thành động lực thúc đẩy tiến trình phát triển của dân tộc và làm cho nền văn hóa dân tộc không bao giờ bị hòa tan trong dòng xoáy hội nhập.
Chẳng hạn, đức tính cần cù, yêu lao động đã hình thành từ rất lâu trong lịch sử dân tộc ta. Nền kinh tế nước ta trải qua hàng ngàn năm là kinh tế nông nghiệp, điều kiện tự nhiên khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, hay xảy ra bão lũ khắc nghiệt..., nên nhân dân ta qua đời này đời khác đã xây dựng được hệ thống đê điều đồ sộ chống lại thiên tai, địch họa. Trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhân dân ta đã chịu đựng hy sinh, gian khổ… để vươn lên. Những câu ca dao, tục ngữ và hình ảnh lao động, “cày đồng đang buổi ban trưa, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”, “một nắng hai sương”, “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”… đã nói lên tinh thần cần cù lao động của nhân dân ta. Việc kế thừa các giá trị truyền thống, trong đó có các phẩm chất cần cù, yêu lao động, hiếu học là rất cần thiết để mỗi cá nhân tự vươn lên, đóng góp cho xã hội, cho gia đình và cho chính bản thân mình.
Do vậy, bên cạnh việc khuyến khích cá nhân cần tích cực, năng động trong việc tìm kiếm và sáng tạo những giá trị mới theo tinh thần của đạo đức học hiện sinh thì giáo dục đạo đức ở nước ta hiện nay không thể không nhắc nhở, thức tỉnh trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc gìn giữ những thuần