Sự hòa nhập, khoan dung mang tính cộng đồng thay cho nguyên tắc

Một phần của tài liệu Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh và một số bài học của nó đối với việc giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay (Trang 136)

tắc mang tính cá nhân

Nếu trong triết học truyền thống, con người được quan tâm tới như một bản thể phổ quát, như một hình mẫu lý tưởng trừu tượng, bản chất của con người được xác định bằng các giá trị định trước, thậm chí mục đích, giá trị của đời sống cá nhân cũng bị áp đặt, thì triết học hiện sinh lại quan tâm tới

con người sống động, cụ thể với tất cả những cảm xúc liên quan tới đời sống con người, như đau buồn, trăn trở, hạnh phúc… Đạo đức học hiện sinh từ chối coi khoa học với những quy luật nhân quả như là khuôn mẫu thỏa đáng để lý giải tồn tại người; thay vào đó, nó đề cao cá nhân, phân biệt con người cá nhân với cộng đồng. Ở khía cạnh này, đạo đức học hiện sinh có ý nghĩa nhất định; bởi lẽ, nó đã làm nổi bật, khẳng định cái tôi độc đáo của cá thể người, chú trọng đến cá nhân con người, không có cá nhân sẽ không có cộng đồng xã hội.

Tuy nhiên, nếu chỉ đề cao cá nhân cùng những nguyên tắc mang tính cá thể, mà không chú trọng đúng mức đến sự hài hòa, hội nhập với cộng đồng thì lại là một khiếm khuyết, thiếu sót. Có thể nói, đạo đức học hiện sinh đề

tách rời giữa cá nhân và xã hội, đến bối cảnh khách quan của lịch sử trong đó con người sinh sống. Theo đó, nếu suy nghĩ cũng như hành vi của mỗi cá nhân không phù hợp với cộng đồng, thì rất có thể mối quan hệ ứng xử cũng như hoạt động của con người sẽ khó hoà hợp với xã hội.

Bàn về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, tác giả Nguyễn Văn Huyên viết: “cá nhân là một con người với tư cách một thành tố tạo nên xã hội. Xã hội là môi trường cho sự tồn tại và phát triển của mỗi con người với tư cách một cá nhân. Xã hội mà không được tổ chức và vận hành phù hợp với đòi hỏi của các cá nhân thì cá nhân rất khó khăn để tồn tại và phát triển. Mặt khác, mỗi cá nhân không chấp nhận những quy ước xã hội và hoạt động của xã hội thì cá nhân trở thành mất tự do, không thể hoạt động để phát triển đúng nghĩa con người. Tuyệt đối hóa mặt xã hội, cá nhân chỉ là phương tiện phục vụ xã hội một cách trừu tượng. Tuyệt đối hóa mặt cá nhân, coi cá nhân là tất cả thì xã hội sẽ rối loạn” [55, tr. 40]. Như vậy, việc hài hòa mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng xã hội là vô cùng cần thiết, là điều kiện tất yếu để duy trì sự ổn định và phát triển xã hội, nhưng đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh đã chưa thực sự nhận thấy và đánh giá đúng vai trò của sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội mà đề cao thái quá vai trò của cá nhân trong mối quan hệ với xã hội.

Thực tế cho thấy, mỗi cá nhân không thể tồn tại nếu tách mình ra khỏi cộng đồng xã hội. Sự tồn tại, phát triển của con người cũng như các quan niệm của con người về thiện hay ác đều chịu sự chi phối, quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội ở những mức độ khác nhau. Nếu chỉ khăng khăng giữ quan điểm cá nhân của mình, chỉ đề cao vai trò cá nhân mà không chú ý tới những quy định từ bên ngoài, tới chuẩn mực xã hội; chỉ thấy cá nhân mà không thấy xã hội, đem cá nhân đối lập với xã hội, chỉ đòi hỏi xã hội mà không thực hiện nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội…, thì vô hình trung,

quan niệm này của đạo đức học hiện sinh có thể dung túng cho lối sống buông thả, ích kỷ, cá nhân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thấy không ít kẻ chỉ nghĩ tới cá nhân mình, vì một chút lợi ích kinh tế mà họ sẵn sàng có những hành vi vô đạo đức, phi nhân tính. Trong những năm gần đây, số vụ trọng án giết người, cướp của, cố ý gây thương tích tăng lên rất nhiều. Chẳng hạn, nghiên cứu những vụ án nghiêm trọng, đặc biệt là những vụ giết người cho thấy, có tới 90% các vụ giết người xuất phát từ nguyên nhân mang tính xã hội; trong số các vụ án giết người được nghiên cứu trong mấy năm gần đây thì có tới ¼ số vụ mà nạn nhân chính là thân nhân của thủ phạm. Tính chất côn đồ, trắng trợn của hành vi giết người không chỉ phản ánh sự xem thường pháp luật của kẻ phạm tội, mà còn thể hiện sự biến đổi trong tính nhân bản thuộc về đạo đức của con người [Xem: 25, tr.62]. Chúng ta không khỏi bàng hoàng và lo ngại về mức độ phi nhân tính từ những vụ án nghiêm trọng xảy ra gần đây, như vụ Nguyễn Đức Nghĩa hay vụ Lê Văn Luyện.

Ở nước ta, hiện nay, không ít trẻ vị thành niên trở nên ích kỷ, cá nhân một cách lạ thường, chúng không biết đến ai ngoài bản thân mình, tự cho mình quyền đòi hỏi ở cha mẹ, mà không quan tâm đến hoàn cảnh sống, không tự hỏi mình đã làm được gì cho gia đình, cho bố mẹ. Họ vô cảm đến mức lạnh lùng trước nỗi đau của người khác, không biết chia sẻ cuộc sống với cộng đồng. Họ chỉ nghĩ đến cái lợi ích của chính bản thân mình, đòi hỏi người khác phải đáp ứng nhu cầu của họ nhưng thiếu chiều ngược lại. Họ muốn thể hiện cái tôi của mình theo kiểu “lập dị”. Chúng ta thấy trên mạng internet những vụ scandal cũng chỉ vì muốn thể hiện “cái tôi”. Có những bạn nữ lại thích đưa lên mạng những clip múa khêu gợi của chính mình, clip túm tóc, xé áo, đánh nhau giữa các nữ sinh trong các trường học…

Chúng ta cũng không khỏi xúc động khi chứng kiến những thế hệ thanh niên, sinh viên tình nguyện đang tham gia vào những việc làm hữu ích cho đời trên khắp mọi miền của đất nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng có

nhận thức và hành động đúng đắn để lợi ích cá nhân, lợi ích dân tộc thống nhất với nhau. Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm cho một bộ phận người vì lợi ích cá nhân mà bất chấp tất cả, chà đạp lên những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, cộng đồng và dân tộc để mưu cầu cuộc sống sung sướng, giầu sang cho cá nhân mình. Thậm chí, có những kẻ sẵn sàng bôi nhọ, xuyên tạc, khinh bỉ chính mảnh đất nơi họ đã được sinh ra và lớn lên. Bên cạnh đó, mối quan hệ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình dường như lỏng lẻo hơn vì bị chi phối, đan xen bởi tiền bạc, bởi lối sống ích kỷ cá nhân, đặt cái tôi của mình lên trên hết.

Nền nếp, kỷ cương gia đình, như “kính trên nhường dưới”, “kính già yêu trẻ”, con cháu hiếu thảo với ông bà và cha mẹ đang bị suy giảm và mất đi tính bền vững. Mỗi cá nhân trong gia đình dường như đang dần lãng quên trách nhiệm và bổn phận của mình trong việc gìn giữ nếp sống truyền thống, những nét đẹp trong văn hóa gia đình. Gia đình Việt Nam xưa vốn là gia đình hài hoà; trong đó, các thế hệ cùng chung sống yên bình, ấm êm và hạnh phúc dưới một mái nhà, có cả ông bà, cha mẹ lẫn con cái. Có thể nói, dưới tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, mô hình gia đình truyền thống – cái từng là nền tảng vững chắc tạo nên sự ổn định của xã hội đang có nguy cơ tan vỡ. Xu hướng thích ra ở riêng ngay từ khi mới lập gia đình ngày càng trở nên phổ biến. Mỗi gia đình nhỏ luôn cố tìm cho mình một tổ ấm riêng và trong cái tố ấm ấy, thành viên nào cũng cố tìm cho mình một không gian riêng. Với cách sống đó, quyền tự do cá nhân được tôn trọng, song mối quan hệ huyết thống lại dần bị phai nhạt. Có thể nói, nguyên tắc mang tính cá nhân, tự do làm theo sở thích cá nhân mà không biết đến những giá trị chung mang tính xã hội đã và đang thể hiện ở một bộ phận không nhỏ của xã hội hiện nay.

Ở một phương diện khác, qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta đang phải chứng kiến tình trạng con người phải đối mặt với những

sự nguy hiểm đối với sức khỏe, thậm chí cả tính mạng do sử dụng thực phẩm không an toàn, do dư lượng tồn đọng của các hóa chất độc hại có mặt trong thực phẩm trên bữa ăn hàng ngày. Hoa quả chứa hàm lượng chất bảo quản vượt quá tiêu chuẩn an toàn, các nguồn thức ăn từ động vật chứa chất tăng trọng, tạo nạc, rau củ quả chứa chất kích thích độc hại. Điều đáng nói là không phải người nông dân, người sản xuất, kinh doanh không biết những chất này độc hại đối với sức khỏe người tiêu dùng. Chúng ta sẽ giải thích như thế nào khi người sản xuất làm ra thực phẩm để bán ra thị trường, người bán hàng bán sản phẩm nhưng bản thân họ không dám sử dụng, còn họ sẽ dùng những sản phẩm sạch không có hóa chất? Chính lợi nhuận, lợi ích cá nhân thái quá, sự thờ ơ, vị kỷ của một bộ phận dân chúng đã đẩy đồng loại vào hiểm nguy, vào sự ốm đau bệnh tật.

Sự chai lỳ, vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại cũng là một trong những biểu hiện của sự lỏng lẻo, nghèo nàn trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Những thành tựu về khoa học - công nghệ, kinh tế và kỹ thuật đã góp phần to lớn vào việc nâng cao mức sống, chất lượng sống của con người. Song, điều đó không phải là không có những mặt trái hay khiếm khuyết. Những khu đô thị mới, những tòa cao ốc biểu hiện thành quả của sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cách sống “tối lửa tắt đèn có nhau” – nét văn hóa sống đẹp một thời từng đi vào văn học nghệ thuật và lưu truyền từ đời nay sang đời khác dường như không còn đúng với điều kiện sống “hiện đại”. Người ta có thể đi du lịch khắp nơi cả trong lẫn ngoài nước, biết nhiều điều rất mới lạ, nhưng tiếc thay họ lại không biết đến hàng xóm của mình là ai. Điều này đã làm giảm sút đáng kể tính cộng đồng, sự giao cảm giữa con người với con người, sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Cộng đồng dân cư mạng không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến một em bé 2 tuổi ở Trung

Quốc bị tai nạn giao thông, trong khi có rất nhiều người đi qua nhưng không ai đưa bé đi cấp cứu. Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng này cũng không phải là quá xa lạ, người ta có thể do hiếu kỳ, thấy người bị nạn thì xúm đông vào xem nhưng rất ít người đưa tay cứu giúp…

Có thể nói, lợi ích cá nhân trong nền kinh tế thị trường đã tác động đến đạo đức theo hướng tích cực, nó góp phần tạo nên các giá trị và các chuẩn mực đạo đức mới. Do đó, nếu chỉ thấy xã hội mà lãng quên cá nhân, nếu chỉ đề cao lợi ích xã hội mà xem nhẹ lợi ích cá nhân hay rơi vào chủ nghĩa bình quân thì sẽ dẫn tới chỗ lợi ích cá nhân bị thiếu đi sự quan tâm cần thiết. Khi đó, vai trò động lực của lợi ích cá nhân – cái trực tiếp thúc đẩy con người hành động sẽ bị triệt tiêu, tính tích cực và sáng tạo – nguồn lực quan trọng cho sự phát triển xã hội sẽ bị mài mòn và không được phát huy. C.Mác đã từng khẳng định: “Xã hội… là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người” và “lịch sử xã hội của con người luôn chỉ là lịch sử của sự phát triển cá nhân những con người” [66, tr.657 - 658]. Xã hội càng phát triển, thì những yêu cầu, nguyện vọng, khuynh hướng phát triển của cá nhân càng đa dạng. Do vậy, nếu không quan tâm giải quyết những vấn đề đó thì chẳng những làm suy yếu động lực của sự phát triển xã hội, mà còn làm cho đời sống xã hội trở nên nghèo nàn, đơn điệu [xem: 44, tr.624 - 625].

Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, lợi ích cá nhân phải được thực hiện trên cơ sở hài hoà với lợi ích của nhiều cá nhân khác, với lợi ích của tập thể và xã hội, nếu không sẽ dễ rơi vào chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Cả lý luận lẫn thực tiễn đều chỉ ra rằng, việc quan tâm và đáp ứng tốt nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân là hết sức cần thiết và đáng khích lệ; rằng, cần phải chăm lo cho lợi ích chính đáng của cá nhân, coi đó như một trong những động lực cơ bản thúc đẩy mỗi cá nhân phát triển và cống hiến. Xã hội là tập hợp của những cá nhân. Mục tiêu của sự phát triển xã hội, xét đến cùng, cũng chính là để mỗi cá nhân

sống trong đó được hưởng ấm no, hạnh phúc. Nhưng, nếu đề cao đến mức tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân thì lại là một sai lầm, mà cái giá phải trả là vô cùng lớn. Con người không thể chỉ vì thỏa mãn lợi ích cá nhân mà bất chấp mọi thứ, chà đạp lên tất cả.

Trong bối cảnh lợi ích cá nhân được đề cao quá mức như hiện nay, thì xét về phương diện giáo dục đạo đức, công tác giáo dục và xây dựng các chuẩn mực đạo đức mới cần phải tham gia vào quá trình tạo lập sự cân bằng, hài hòa giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, giữa các nguyên tắc mang tính xã hội và tính cá thể. Theo đó, công tác giáo dục đạo đức hiện nay cần hướng con người tới sự bao dung, hòa nhập vào cộng đồng và xã hội, không nên tôn sùng đến mức tuyệt đối hóa cái cá nhân, lợi ích cá nhân. Nếu trong một xã hội mà ai cũng chỉ nghĩ đến cá nhân, chỉ “biết mình mà không biết đến người” thì đó là những dấu hiệu của một sự suy đồi, xuống cấp về nhân cách; đồng thời, đó cũng là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội với tính cách là xã hội của con người. Cho nên, cần phải giáo dục con người nhận thức được một cách đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, từ đó, có sự điều chỉnh hành vi của cá nhân theo hướng tạo lập sự hòa nhập với cộng đồng, thay vì chỉ ôm giữ nguyên tắc mang tính cá nhân (cái tôi) của mình mà không quan tâm tới tha nhân. Mọi hành động của con người cần hướng đến cái chung là duy trì, bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, xuất phát từ lợi ích cá nhân trên nền tảng lợi ích xã hội. Giáo dục đạo đức cần phê phán, lên án mạnh mẽ tình trạng sùng bái tới mức cực đoan lợi cá nhân vị kỷ; đồng thời, góp phần xây dựng sự hài hòa trong quan hệ lợi ích giữa cá nhân – cộng đồng – dân tộc. Đó cũng chính là phương thức để mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng và dân tộc có thể phát triển, hơn thế - còn là phát triển bền vững.

Không thể phủ nhận rằng, trong cuộc sống của chúng ta khi gặp khó khăn, bất trắc thì sự chia sẻ, động viên của cộng đồng là rất cần thiết. Tinh thần tương thân tương ái của người Việt vốn là một truyền thống tốt đẹp đã đi

cùng lịch sử phát triển của dân tộc, thể hiện qua nhiều câu tục ngữ truyền đời: “Thương người như thể thương thân”, “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” hay “lá lành đùm lá rách”, “chị ngã em nâng”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”...

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh

Một phần của tài liệu Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh và một số bài học của nó đối với việc giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay (Trang 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)