Chi phí vốn huyđộng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (Trang 68)

- Phát triển các loại hình sản phẩm tiền gửi:

2.2.3. Chi phí vốn huyđộng

Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên chưa đủ để đánh giá hiệu quả của công tác huy động tiền gửi nếu chi phí huy động là quá cao. Một nguồn vốn hiệu quả là nguồn vốn có chi phí hợp lý tốt, vừa đảm bảo vừa đảm bảo huy động được vốn, vừa đảm bảo duy trì được một mức độ chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra hợp lý.

Như đã nói chi phí trả lãi là chi phí chủ yếu trong chi phí huy động vốn của ngân hàng. Chi phí trả lãi của ngân hàng phụ thuộc vào số dư phải trả lãi, lãi suất phải trả và thời gian sử dụng vốn.Trong đó, nguồn phải trả lãi và thời gian sử dụng vốn là yếu tố phản ánh quy mô và thời hạn của các khoản vốn huy động và nó chỉ đóng vai trò như một hệ số chi phí trả lãi. Còn lãi suất huy động mới là nhân tố chính, nó quyết định phần lớn đến quy mô và hiệu quả của công tác huy động.

Bảng 2.11. Chi phí huy động tại GP.Bank

Đơn vị tính : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng vốn huy động 3.918 4.083 8.214

Tổng chi lãi tiền vay 298 558 803

Lãi suất huy động bình quân (%/năm)

7,63 13,67 9,78

Qua bảng số liệu ta thấy lãi suất huy động tiền gửi của GP.Bank trong các năm qua có biến động rất lớn. Cụ thể, năm 2007 lãi suất huy động bình quân ở mức thấp là 7,63%/năm, sang năm 2008 đã tăng đột biến lên tới 13,67%, tuy nhiên sang năm 2009 đã giảm trở lại nhưng vẫn ở mức cao so với năm 2007 là 9,78%. Sự thay đổi đột ngột lãi suất huy động bình quân như trên do nguyên nhân sau đây: Năm 2007 kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế thế giới vẫn ổn định và trong năm 2007 là năm rất thành công của thị trường tài chính Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung khi mà Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), kinh tế Việt Nam tăng trưởng ấn tượng tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển rất mạnh. Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại rất thuận lợi, nguồn vốn huy động rất dồi dào và lãi suất huy động ở mặt bằng rất thấp, GP.Bank cũng hoạt động rất hiệu quả trong năm 2007 với quy mô vốn huy động đạt 5.711 tỷ đồng. Tuy nhiên, sang năm 2008 tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung trong năm 2008 phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế trầm nhất kể từ sau cuộc đại khủng hoảng những năm 1930. Thị trường tài chính bị khủng hoảng trầm trọng, lạm phát bùng nổ khiến ngân hàng Nhà nước phải đưa ra các biện pháp thắt chặt tiền tệ, lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng cao (lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng có thời điểm lên tới 43%/năm), công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn khiến hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối mặt với khủng hoảng về thanh khoản. Các ngân hàng phải nâng lãi suất huy động để duy trì và phát triển nguồn vốn trong đó có GP.Bank khiến lãi suất huy động tiền gửi bình quân ở mức rất cao trong năm 2008.

Sang năm 2009, tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới dần được cải thiện và bắt đầu thoát khỏi khủng hoảng, đồng thời Chính phủ Việt Nam thực

hiện các biện pháp kích thích kinh tế, nới lỏng chính sách tiền tệ, hạ lãi suất cơ bản, mặt bằng lãi suất dần được hạ xuống. Hệ thống ngân hàng thương mại huy động tiền gửi bớt khó khăn và tình trạng thanh khoản cũng được cải thiện, lãi suất huy động cũng giảm xuống ở mức thấp hơn năm 2008.

Có thể thấy sự biến động của lãi suất huy động qua một số biểu lãi suất huy động tiền gửi tham khảo tại GP.Bank trong các năm qua (tham khảo phần phụ lục).

Trong chiến lược huy động vốn của GP.Bank, lãi suất là một trong những công cụ được GP.Bank coi là thế mạnh để canh tranh với các đối thủ. Ngay từ khi chính thức hoạt động dưới mô hình mới, GP.Bank đã rất coi trọng mảng huy động vốn để tăng tiềm lực về tài chính để có thể hoạt động tốt các mảng kinh doanh khác. Với định hướng phát triển mạnh nguồn vốn có chất lượng, cơ cấu ổn định từ dân cư và tổ chức kinh tế, bằng nhiều biện pháp trong đó có biện pháp nâng cao lãi suất huy động, đưa mặt bằng lãi suất huy động của GP.Bank ở tốp khá cao trên thị trường. Cho nên, tuy đạt được thành tựu về quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu huy động như trên nhưng chi phí huy động của GP.Bank là cao hơn so với mức bình quân thị trường do áp dụng lãi suất huy động cao hơn so với mức trung bình của thị trường được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.12. Biểu lãi suất tiết kiệm VND áp dụng tại một số ngân hàng

Đơn vị: %/ năm Kỳ hạn KKH 01 Tháng 03 Tháng 06 Tháng 09 Tháng 12 Tháng AGRIBANK 2,40 6,60 7,20 7,80 8,04 8,40 VIETCOMBANK 3,00 7,20 7,56 7,80 8,16 8,40 SHBANK 3,00 7,35 7,65 7,95 8,30 8,56 PGBANK 3,00 7,45 7,70 8,05 8,35 8,60 GPBANK 3,00 7,50 7,76 8,10 8,35 8,60

Ngoài ra, chỉ tiêu chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân được thể hiện qua bảng số liệu như sau:

Bảng 2.13. Bảng so sánh lãi suất huy động và lãi suất cho vay

Đơn vị: %/năm

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Lãi suất huy động bình quân (1) 7,63 13,67 9,78 Lãi suất cho vay bình quân (2) 11,45 16,81 13,03

Chênh lệch (2) - (1) 3,82 3,14 3,25

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của GP.Bank qua các năm)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, do lãi suất huy động bình quân biến động rất mạnh trong năm 2008 và năm 2009 nên chênh lệch giữa lãi suất huy động cũng biến động mạnh, tuy nhiên mức độ biến động không cao bằng và ở mức khá. Qua đây, cũng có thể đánh giá công tác cho vay khách hàng của GP.Bank cũng tương đối hiệu quả, tăng trưởng với quy mô hợp lý ổn định, lãi suất cho vay cũng khá tốt.

Qua phân tích ở trên cho thấy hiệu quả huy động vốn của GP.Bank về mặt chi phí huy động đạt hiệu quả chưa cao, vì chi phí trả lãi của GP.Bank ở mức cao hơn so với bình quân thị trường do áp dụng biểu lãi suất huy động tiền gửi cao hơn so với lãi suất huy động bình quân của thị trường nhưng lãi suất cho vay thì theo ở mức trung bình của thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (Trang 68)