Cơ cấu vốn huyđộng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (Trang 58)

- Phát triển các loại hình sản phẩm tiền gửi:

2.2.2.Cơ cấu vốn huyđộng

2.2.2.1. Cơ cấu theo đối tượng huy động

Trong công tác huy động vốn, mỗi đối tượng huy động có một đặc điểm, đặc tính riêng biệt vì vậy, trong quá trình huy động vốn cần căn cứ vào cơ cấu

nguồn vốn hiện tại và tình hình nhu cầu sử dụng vốn để đưa ra chiến lược huy động vốn phù hợp với từng đối tượng.

Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng huy động của GP.Bank trong những năm vừa qua được thể hiện như sau:

Bảng 2.6. Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng huy động

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Số Tỷ trọng (%) Tăng trưởng (%) Cá nhân 1.226 31,2 2.461 60,2 100,7 5.135 62,5 108,6 Tổ chức kinh tế 2.692 68,8 1.622 39,8 -39,7 3.079 37,5 89,8 Tổng 3.918 100 4.083 100 4,2 8.214 100 101,1

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của GP.Bank các năm )

31.2%68.8% 68.8% Năm 2008 39.8% 60.2% Năm 2007 Năm 2009 62.5% 37.5%

Biểu 2.8. Biểu đồ tỷ trọng huy động vốn theo đối tượng huy động

Qua số liệu cơ cấu huy động vốn theo đối tượng, có thể thấy qua mấy năm qua, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ cá nhân tương đối ổn định (khoảng 60%) trong tổng nguồn huy động trong hai năm 2008 và năm 2009. Trong năm 2008 có sự thay đổi đột biến của tỷ trọng từng chỉ tiêu, năm 2007 huy động từ cá nhân chỉ chiếm 31,2% tăng vọt lên 60,2% vào năm 2008. Ngược lại, huy động từ tổ chức kinh tế năm 2007 chiếm tỷ trọng rất cao ở mức 68,8% nhưng giảm đột ngột xuống mức 39,8%. Điều này có thể giải thích như sau:

Năm 2006, GP.Bank chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động và chuyển trụ sở hoạt động từ Ninh Bình ra Hà Nội, trong quá trình chuyển đổi đã được Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tham gia góp 20% vốn với tư cách là cổ đông chiến lược. Với tư các là cổ đông chiến lược, Tập đoàn Dầu khí đã có những hỗ trợ về tài chính trong các mảng như huy động vốn, ủy thác đầu tư,…trong đó trong năm 2007 Tập đoàn Dầu khí đã gửi tại GP.Bank số dư tiền gửi là 1.000 tỷ. Tuy nhiên, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã tác động tới nền kinh tế Việt Nam, các tổ chức kinh tế gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là vấn đề thiếu vốn. Vì vậy, trong năm 2008 Tập đoàn Dầu khí đã rút toàn bộ nguồn tiền gửi tại GP.Bank khiến cho nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế bị giảm đi một cách đột ngột.

Mặt khác, các tổ chức kinh tế khác cũng như Tập đoàn Dầu khí cũng lâm vào tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh nên đã rút một phần các khoản tiền gửi tại ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh, ngoài ra nhu cầu gửi tiền cũng giảm đáng kể vì vậy dẫn đến nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế của GP.Bank bị giảm đột ngột trong năm 2008.

Trong hai đối tượng huy động trên thì số dư huy động từ cá nhân có tốc độ tăng trưởng rất cao, ổn định và chiếm tỷ trọng lớn . Điều nay cho thấy công tác huy động vốn từ dân cư được tổ chức rất tốt. Huy động vốn từ cá nhân chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng tốt là điều kiện rất thuận lợi cho việc sử dụng vốn bởi đây là nguồn vốn có tính ổn định rất cao và có kỳ hạn dài hơn so với nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế. Tuy nhiên chi phí huy động lại cao hơn chi phí huy động từ tổ chức kinh tế do lãi suất huy động cao hơn và các giao dịch mang tính nhỏ lẻ. Ngoài ra, có thể thấy tiền gửi TCKT tăng trưởng không đều trong các năm qua là nguyên nhân của sự không ổn định của tốc độ tăng trưởng tổng huy động.

2.2.2.3. Cơ cấu theo kỳ hạn huy động

* Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn.

Kỳ hạn của nguồn vốn luôn là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn vốn của một ngân hàng. Một cơ cấu vốn theo kỳ hạn có phù hợp sẽ quyết định trực tiếp đến việc sử dụng vốn như thế nào cho đảm bảo an toàn và hiệu quả từ đó quyết định lợi nhuận của ngân hàng.

Bảng 2.7. Cơ cấu huy động tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của GP.Bank

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

(%) (%) (%)

Tiền gửi không kỳ hạn 591 15 285 7 683 8.3

Tiền gửi có kỳ hạn 3.327 85 3.798 93 7.531 91.7

Tổng 3.918 100 4.083 100 8.214 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của GP.Bank qua các năm)

Biểu 2.9. Biểu đồ cơ cấu huy động tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của GP.Bank

Ta thấy, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động (khoảng dưới 15%) trong các năm qua. Ngược lại, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn (trên 85%), điều này cho thấy nguồn vốn của GP.Bank là tương đối ổn định tạo điều kiện rất thuận lợi cho công tác sử dụng vốn bởi nguồn vốn ổn định thì sẽ ít phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, ít phải dự trữ thanh khoản hơn và sử dụng có hiệu quả hơn. Tuy nhiên thì, tiền gửi không kỳ hạn lại có chi phí huy động rẻ hơn rất nhiều so với chi phí huy động tiền gửi có kỳ hạn được thể hiện qua các biểu lãi suất huy động của GP.Bank (tham khảo phần phụ lục).

Ngoài ra, có thể thấy tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn của GP.Bank trong hai năm gần đây giảm đáng kể so với năm 2007 vì trong hai năm 2008 và 2009 tình hình kinh tế trong nước và thế giới rơi vào khủng hoảng. Nền kinh tế Việt Nam bị suy giảm, lạm phát tăng cao, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Các nhân hàng thương mại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn, có thời điểm phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Để đảm bảo thanh khoản, các ngân hàng thương mại đã phải thực hiện rất nhiều các biện pháp để tăng cường huy động vốn để duy trì nguồn vốn. Một trong những biện pháp là chia nhỏ kỳ hạn tiền gửi tới đơn vị kỳ hạn là tuần với lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Vì vậy, những khách hàng có tiền nhàn rỗi trong khoản thời gian ngắn tối thiểu là một tuần đã có thể gửi tiền tại ngân hàng với kỳ hạn ngắn với lãi suất cao. Chính vì thế tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn sẽ tăng lên và tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn giảm xuống.

* Cơ cấu tiền gửi theo độ dài kỳ hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình huy động tiền gửi theo độ dài kỳ hạn của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu được phản ánh qua bảng biểu sau:

Bảng 2.8. Cơ cấu vốn huy động theo độ dài kỳ hạn của GP.Bank

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Dưới 12 tháng 2.046 52,2 2.513 61,5 4.681 57,0 Từ 12 đến 24 tháng 785 20 861 21,2 1.987 24,2 Trên 24 tháng 1.087 27,8 709 17,3 1.546 18,8 Tổng 3.918 100 4.083 100 8.214 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của GP.Bank qua các năm)

Biểu 2.10. Biểu đồ cơ cấu vốn huy động theo độ dài kỳ hạn

Từ bảng số liệu trên có thể thấy tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổn huy động (khoảng trên 50%), hai kỳ hạn còn lại là từ 12 tháng đến 24 tháng và trên 24 tháng chiếm tỷ trọng tương đương nhau (khoảng 20%).

12 tháng và kỳ hạn trên 24 tháng, nguyên nhân dẫ đến sự thay đổi đột biến trên là do trong năm 2008 kinh tế trong nước và thế giới lâm vào khủng hoảng trầm trọng, kinh tế Việt Nam bị suy giảm, lạm phát tăng cao, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ khiến lãi suất tăng rất cao, mặt khác các ngân hàng thương mại phải đối mặt với khủng hoảng thanh khoản nên đã sử dụng hàng loạt các biện pháp để tăng cường huy động vốn, một trong những biện pháp đó là nâng cao lãi suất huy động đặc biệt là các kỳ hạn ngắn, thậm chí lãi suất ở các kỳ hạn ngắn còn cao gần bằng lãi suất ở các kỳ hạn dài để duy trì ổn định nguồn vốn, đảm bảo thanh khoản. Có thể tham khảo tình hình lãi suất huy động của GP.Bank tại một số thời điểm qua các bảng lãi suất huy động tiền gửi của GP.Bank (tham khảo các phụ lục).

Chính vì vậy, kỳ hạn dưới 12 tháng thu hút được rất nhiều khách hàng gửi tiền bởi vì với kỳ hạn ngắn mang lại sự linh hoạt cho khách hàng nhưng lại được hưởng với mức lãi suất cao gần như kỳ hạn dài, mặt khác, tâm lý của người gửi tiền là muốn lãi suất cao nên trong thời gian lãi suất biến động theo xu hướng tăng thì khi gửi tiền người gửi tiền sẽ lựa chọn gửi ngắn hạn nhiều hơn là dài hạn để khi lãi suất tiếp tục tăng thì người gửi sẽ rút tiền ra để gửi lại với mức lãi suất cao hơn.

Vì vậy, tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng của GP.Bank năm 2008 tăng đột biến từ 52,2% lên 61,5%, còn tỷ trọng tiền gửi dài trên 12 tháng thì giảm đột ngột từ 27,8% xuống còn 17,3%.

Để đánh giá tính hiệu quả về kỳ hạn huy động vốn ta cầ phân tích kỳ hạn huy động và kỳ hạn cho vay được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.9. Bảng so sánh kỳ hạn cho vay và huy động

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Ngắn hạn Trung dài hạn Ngắn hạn Trung dài hạn Ngắn hạn Trung dài hạn Huy động (1) 2.046 1.872 2.513 1.570 4.681 3.533 Cho vay (2) 989 728 2.084 1.066 3.452 2.531 Chênh lệch (1) – (2) 1.057 1.144 429 504 1.229 1.002

(Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của GP.Bank qua các năm)

Có thể thấy, nguồn huy động trung dài hạn của GP.Bank luôn đáp ứng đủ nhu cầu cho vay trung dài hạn vì vậy, GP.Bank không cần sử dụng đến vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Đây là một yếu tố hạn chế rất nhiều rủi ro thanh khoản và lãi suất cho GP.Bank.Vì vậy cơ cấu cho vay và huy động về kỳ hạn của GP.Bank được đánh giá là rất an toàn. Tuy nhiên thì cũng không tận dụng được hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn. bởi không tận dụng được chênh lệch lãi suất tương đối trong việc dùng vốn huy động ngắn hạn với lãi suất huy động thấp cho vay trung và dài hạn với lãi suất cao hơn cho vay ngắn hạn.

2.2.2.4. Cơ cấu theo loại tiền huy động

Cơ cấu huy động tiền gửi của GP.Bank được thể hiện ở bảng dưới:

Bảng 2.10. Cơ cấu tiền gửi huy động theo loại tiền

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%)

Tiền gửi nội tệ 3.752 95,7 3.587 87,8 7.163 87,2 Tiền gửi ngoại tệ 166 4,3 496 12,2 1.051 12,8

Tổng 3.918 100 4.083 100 8.214 100

Biểu 2.11. Biểu đồ huy động tiền gửi theo loại tiền.

Theo số liệu trên thì huy động tiền gửi là nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu (khoảng 88%) trong tổng huy động tiền gửi của ngân hàng. Cụ thể, năm 2007 tiền gửi nội tệ chiếm đến 95,7% trong khi đó huy động tiền gửi ngoại tệ chỉ chiếm 4,3% trên tổng tiền gửi. Tuy nhiên, sang năm 2008 và năm 2009 thì tiền gửi là VND đã giảm về tỷ trọng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn lần lượt là 87,8% và 87,2% trên tổng tiền gửi. Còn tiền ngoại tệ trong các năm 2008, 2009 cũng tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với năm 2007. Nguyên nhân của diễn biến tiền gửi nội tệ giảm về tỷ trọng có thể tổng hợp theo lý do chủ yếu sau đây: huy động tiền gửi nội tệ tăng chậm hơn tương đối so với tốc độ huy động tiền gửi ngoại tệ do diễn biến tình hình kinh tế năm 2008, 2009 có nhiều khó khăn, thị trường tiền tệ bị thắt chặt, khiến cho huy động tiền gửi nội tệ của các ngân hàng thương mại bị giảm hoặc tăng yếu, mặt khác do bất ổn về kinh tế, lo ngại lạm phát và lãi suất tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại ở mức rất cao, có thời điểm lên tới 8%/năm, nên không ít người chuyển sang tích trữ, đầu cơ ngoại tệ gửi vào các ngân hàng thương mại vừa được hưởng lãi suất hấp dẫn, lại không lo tiền bị mất giá.

Nhìn chung, với cơ cấu huy động theo loại tiền như trên đối với GP.Bank là phù hợp bởi tỷ trọng khách hàng vay vốn của GP.Bank hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu có nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ không cao nên GP.Bank không chú trọng công tác huy động tiền gửi bằng ngoại tệ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (Trang 58)