Đa dạng hoá các hình thức bảo đảm tiền vay Thứ nhất, Đa dạng lĩnh vực đầu tư cho vay

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ (Trang 70)

- Đơn giản, thuận tiện 7 9,21 8 Sự hài lòng của khách hàng

3.2.3. Đa dạng hoá các hình thức bảo đảm tiền vay Thứ nhất, Đa dạng lĩnh vực đầu tư cho vay

- Thứ nhất, Đa dạng lĩnh vực đầu tư cho vay

Ngoài các hình thức cấp tín dụng truyền thống mà trước nay Ngân hàng vẫn thực hiện đối với khách hàng của mình như: chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá,… Ngân hàng cần phải phát triển các nghiệp vụ mới như: bảo hiểm, cho thuê tài chính,… để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng (đặc biệt là các khách hàng là DNN&V còn nhiều hạn chế về mặt pháp lý).

Ngày này, nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ vốn tự có để mua tài sản, không đủ điều kiện để vay tín chấp hay tài sản thế chấp không đảm bảo. Có nhu cầu quan hệ vay vốn tại Chi nhánh. Nếu cho vay thì mức độ rủi ro sẽ rất cao, vì vậy chi nhánh nên phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính vừa giữ được mối quan hệ với khách hàng nhưng mức độ rủi ro lại thấp. Hơn nữa đứng trên góc độ người cho thuê phương thức tài trợ này, có một số lợi ích so với loại tài trợ khác như sau:

+ Bên cho thuê với tư cách là chủ sở hữu về mặt pháp lý, vì vậy họ được quyền quản lý và kiểm soát tài sản theo các điều khoản của hợp đồng cho thuê. Trong trường hợp bên đi thuê không thanh toán tiền thuê đúng thời hạn thì bên cho thuê được thu hồi tài sản, đồng thời buộc bên đi thuê phải bồi thường các thiệt hại .

+ Đối tượng tài trợ được thực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn liền với mục đích kinh doanh của bên đi thuê, vì vậy mục đích sử dụng vốn được đảm bảo, từ đó tạo tiền đề để hoàn trả tiền thuê đúng hạn.

- Thứ hai, Liên kết đầu tư

Trong kinh doanh có những doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn mà một ngân hàng không thể đáp ứng được hoặc khó xác định mức độ rủi ro có thể có thì ngân hàng nên liên kết đầu tư. Bằng cách này, ngân hàng đã tự phân tán rủi ro của mình với các ngân hàng khác. Liên kết đầu tư là các ngân hàng cùng xem xét đánh giá khách hàng và dự án xin vay vốn của khách hàng để cùng tiến hành cho vay. Các ngân hàng phải ký kết với nhau một hợp đồng liên kết đầu tư, thoả thuận với nhau mức độ quyền hạn mỗi bên, kể cả việc chia lợi nhuận và rủi ro nếu có. Thực tế Chi nhánh có thể tiến hành liên kết với một số ngân hàng trên địa bàn huyện để đầu tư cho vay đối với những dự án lớn mà thực tế nếu không liên kết ngân hàng không thể đáp ứng được, liên kết với những ngân hàng trên cùng địa bàn để tạo mối quan hệ lâu dài, giảm thiểu chi phí tìm đối tượng liên kết đầu tư.

- Thứ ba, Tham gia bảo hiểm tín dụng

Bảo hiểm tín dụng là loại hình bảo hiểm dành cho ngân hàng nhằm đảm bảo sẽ bồi thường cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng của họ gặp rủi ro, không có khả năng trả nợ. Bảo hiểm tín dụng không chỉ có lợi cho các tổ chức kinh tế, các cá nhân tham gia vào quan hệ tín dụng mà còn đảm bảo cho sự ổn định của nền kinh tế, làm giảm đi mất mát thiệt hại trong quan hệ tín dụng. Có hai hình thức bảo hiểm tín dụng như sau:

+ Khách hàng vay vốn ngân hàng tham gia bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh, như vậy các khoản đầu tư của khách hàng vay vốn đã được coi là tham gia bảo hiểm. Đây là phương pháp rủi ro tín dụng tốt mà ngân hàng lại

không phát sinh thêm thao tác nghiệp vụ. Do đó, để sử dụng tốt hình thức này, ngân hàng cần có các chính sách ưu tiên về lãi suất đối với những khách hàng này, như vậy họ sẽ tích cực tham gia mua bảo hiểm, có lợi cho cả người đi vay và người cho vay. Nhưng tại Chi nhánh hiện nay chưa áp dụng hình thức này. Trong thời gian tới nếu ngân hàng áp dụng được hình thức này thì không những khoản cho vay của khách hàng được bảo đảm, mà ngân hàng lại không phải mất thêm thao tác nghiệp vụ là trực tiếp mua bảo hiểm thay cho khách hàng.

+ Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm từ các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại khi gặp rủi ro tín dụng. Hình thức này hiện nay đang được Chi nhánh ngân hàng áp dụng nhưng hiệu quả còn chưa cao, đa số khách hàng còn không chấp nhận mua bảo hiểm bảo an tín dụng bởi khách hàng đa số còn chưa nhận thức được lợi ích của việc mua bảo hiểm. Trong tình huống này cán bộ tín dụng tiến hành cho vay với khách hàng cần trực tiếp giải thích và cung cấp cho khách hàng về lợi ích của việc mua bảo hiểm khoản vay như vậy vừa tránh rủi ro cho khách hàng nếu trường hợp khách hàng bị thiệt hại về người và của, vừa đảm bảo khoản cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w