Ảnh hưởng của bao gói ựến tỷ lệ vàng hỏng của Hành hoa trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng 1methylcyclopropene trong bảo quản hành hoa ở điều kiện thường (Trang 80)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.3. Ảnh hưởng của bao gói ựến tỷ lệ vàng hỏng của Hành hoa trong

trình bảo quản

Trong quá trình bảo quản, tỷ lệ vàng hỏng phản ánh chất lượng bảo quản, tỷ lệ vàng hỏng càng thấp thì khả năng bảo quản càng cao. Mục ựắch của bảo quản là giảm tỷ lệ vàng hỏng trong quá trình bảo quản xuống thấp nhất. Vì vậy, theo dõi chỉ tiêu vàng hỏng của hành hoa trong thời gian bảo quản là một trong những vấn ựề cần quan tâm. Kết quả nghiên cứu ựược trình bày thông qua hình 4.17 0 10 20 30 40 50 60 70 0 1 2 3 4 5 6 7

Thời gian bảo quản (ngày)

T lẹ v àn g h ỏn g (% )

Không bao gói LDPE

PP

Hình 4.17. Ảnh hưởng của bao gói ựến tỷ lệ vàng hỏng của Hành hoa trong quá trình bảo quản.

Từ hình trên ta thấy, theo thời gian bảo quản, tỷ lệ vàng hỏng của Hành hoa càng tăng ở tất cả các công thức, tuy nhiên mức ựộ tăng là khác nhau ở các công thức khác nhau. Tỷ lệ vàng hỏng của CT không bao gói là tăng nhanh và cao nhất, theo dõi ựến sau 5 ngày bảo quản, tỷ lệ vàng hỏng của CT này ựã lên tới 49%, trong khi ựó, các CT dùng LDPE và PP tới sau 7 ngày tỷ lệ vàng hỏng vẫn nhỏ hơn của CT không bao gói sau 5 ngày bảo quản, cụ thể tỷ lệ vàng hỏng lần lượt của CT dùng LDPE và PP là 42,18% và 46,75% sau

7 ngày bảo quản.

Như vậy, việc sử dụng màng bao gói ựể bảo quản Hành hoa có tác dụng lớn ựối với việc giảm tỷ lệ vàng hỏng trong quá trình bảo quản. Bao gói giúp ngăn cản sự xâm nhập của các vi sinh vật, hơn nữa việc sử dụng bao bì làm tắch tụ CO2 trong bao bì làm chậm các hoạt ựộng sinh lý sinh hóa nên làm chậm quá trình già hóa và giảm tỷ lệ vàng hỏng ở hành hoa. Bao gói bằng LDPE có tỷ lệ vàng hỏng thấp hơn bao gói bằng PP vì bao bì LDPE có tác dụng chống thấm khắ tốt hơn bao bì PP.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng 1methylcyclopropene trong bảo quản hành hoa ở điều kiện thường (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)